Khách hàng được xem như là nguồn tài sản quý giá của tất cả các doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường đầy biến động. Do đó, việc khách hàng rời bỏ thương hiệu luôn là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không mong muốn xảy ra.
Điều này không những doanh nghiệp mất đi nguồn doanh thu lớn mà còn gây ra những tổn thất về danh tiếng và uy tín của thương hiệu khi khách hàng đó phàn nàn trên mạng xã hội. Để tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề này thì trước tiên, bạn cần nắm rõ những lý do khiến cho khách hàng rời bỏ doanh nghiệp trong bài viết của Bizfly sau.
Việc mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất luôn là cách để xây dựng thương hiệu hiệu quả cho các doanh nghiệp. Do đó, nếu các sản phẩm, dịch vụ không thể đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng thì chắc chắn họ sẽ rời đi và để lại những đánh giá tiêu cực. Điều này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp.
Đem lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng
Đối với hầu hết người tiêu dùng, nguyên nhân gây ra sự thất vọng và khiến khách hàng rời bỏ doanh nghiệp chính là không được cập nhật đủ thông tin từ nhân viên bán hàng hoặc phải chờ đợi được phản hồi từ doanh nghiệp quá lâu. Do đó, điều quan trọng mà doanh nghiệp bạn cần nhớ rõ chính là nhanh chóng đưa ra phản hồi khách hàng nhanh chóng đồng thời xử lý các vấn đề của họ một cách chuyên nghiệp và khéo léo.
Hầu hết các doanh nghiệp để mất đi khách hàng là do doanh nghiệp đó không lắng nghe khách hàng. Bởi điều đó khiến doanh nghiệp không thể thấu hiểu khách hàng đồng thời không đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn của họ. Vì vậy, dù đó là phản hồi tốt hay xấu thì việc lắng nghe khách hàng luôn là điều quan trọng để doanh nghiệp có thể nhịn nhận được vấn đề của khách hàng.
Nếu đó là những phản hồi tốt, bạn có thể gợi ý cho họ việc giúp đỡ doanh nghiệp bằng cách giới thiệu những người xung quanh đến mua hàng. Nếu đó là những phản hồi không tốt, thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra trải nghiệm không tốt cho khách hàng để xin lỗi họ và cải tiến sản phẩm của mình.
Chắc chắn sẽ là một sai lầm nếu bạn phớt lờ khách hàng và cung cấp cho họ những trải nghiệm dịch vụ khách hàng kém chuyên nghiệp. Bởi điều đó không chỉ khiến khách hàng rời bỏ doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó.
Dịch vụ khách hàng kém chuyên nghiệp
Điều quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là thường xuyên đón nhận ý kiến của khách hàng, giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng, toàn diện và nên có công tác điều chỉnh thái độ và hành vi của nhân viên.
Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm chất lượng thì doanh nghiệp cũng cần có những dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp nếu muốn có được nguồn doanh thu ổn định. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp không áp dụng công nghệ trong chăm sóc khách hàng cũng là nguyên nhân khiến khách hàng rời bỏ doanh nghiệp. Bởi thực hiện chăm sóc khách hàng truyền thống có thể khiến bạn bỏ sót khách hàng, không cập nhật được thông tin đầy đủ của họ dẫn đến việc không thấu hiểu và không thể đáp ứng.
Nhiều doanh nghiệp đôi khi quá tập trung vào việc thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng mới mà bỏ qua những tập khách hàng cũ đã từng mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến các khách hàng cũ chuyển sang một cửa hàng khác có thể thể hiện được sự quan tâm của họ dành cho khách hàng. Do đó, bên cạnh việc tìm kiếm hay thu hút các đối tượng khách hàng mới thì bạn cũng đừng quên gợi nhắc sản phẩm của mình cho khách hàng cũ bằng cách lưu trữ lại thông tin của họ để dễ dàng chăm sóc.
Hầu hết mọi khách hàng rời bỏ doanh nghiệp và không quay lại mua các sản phẩm của thương hiệu là do sản phẩm không đem lại giá trị hoặc không đáp ứng được những kỳ vọng của họ. Khi phát hiện vấn đề này, doanh nghiệp cần thiết phải đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh chóng. Bạn có thể tận dụng phản hồi của khách hàng để đánh giá chất lượng sản phẩm, trao đổi với khách hàng và lắng nghe họ để đưa ra những cải tiến phù hợp và giữ chân khách hàng.
Sản phẩm không đem lại giá trị cho khách hàng
Hiện nay, khách hàng có thể tìm kiếm và liên hệ với doanh nghiệp của bạn trên nhiều kênh khác nhau. Do đó, khách hàng sẽ rời đi nếu như họ không được chăm sóc trên đa kênh. Vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào một kênh thông tin như trước thì doanh nghiệp nên mở rộng và tìm hiểu nơi khách hàng của mình hoạt động nhiều nhất để kịp thời đáp ứng họ.
Qua bài viết mà Bizfly chia sẻ, có thể thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng rời bỏ doanh nghiệp. Do đó, việc bạn cần làm không chỉ là nắm rõ những nguyên nhân này mà còn cần nhanh chóng tìm ra các hướng giải quyết sao cho phù hợp để giữ chân khách hàng và giảm thiểu tình trạng thiếu hụt doanh thu
Bạn đã sử dụng BizCRM - Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp