“OTT là gì” đang trở thành câu hỏi được nhiều bạn quan tâm hiện nay. Đây là thuật ngữ chỉ các dịch vụ truyền thông và giải trí hoạt động dựa trên nền tảng internet. Nhờ đó, người dùng có thể tự do truy cập vào một kho nội dung phong phú và đa dạng từ mọi nơi trên thế giới. Qua bài viết này, bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu rõ hơn về xu hướng thời đại mới này nhé!
OTT (Over The Top) là một giải pháp cung cấp cho người dùng các nội dung như gọi điện, nhắn tin, âm thanh, hình ảnh,... qua kết nối internet tốc độ cao.
Đây là phương pháp giúp các nhà tiếp thị có thể cung cấp nội dung hiệu quả với chi phí thấp hơn nhiều so với các kênh truyền hình truyền thống khác. Ngoài ra, nền tảng này có thể giúp người dùng truyền phát nội dung theo yêu cầu hoặc theo dõi các chương trình phát sóng trực tiếp.
Có thể thấy, OTT được ứng dụng nhiều vào các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Zalo. Không chỉ dừng lại ở đó, những ứng dụng OTT còn bao gồm các dịch vụ liên lạc như Zalo, Skype, WhatsApp, Telegram; dịch vụ xem phim như Netflix, YouTube,...
Sử dụng dịch vụ OTT mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người dùng vì bạn có thể trải nghiệm nội dung đa dạng và chất lượng cao. Dưới đây là các lý do chính vì sao bạn nên sử dụng OTT:
Trên các nền tảng OTT, người xem không thể bỏ qua quảng cáo, đóng cửa sổ trình duyệt, cài đặt các trình chặn quảng cáo hoặc đổi kênh trong khi xem nội dung. Điều này mang lại lợi thế cho các nhà tiếp thị vì chỉ có khách hàng quan tâm mới xem quảng cáo, giúp tăng lượt xem quảng cáo.
OTT cho phép nhà quảng cáo tạo đối tượng cụ thể dựa trên nhân khẩu học, hành vi của người dùng. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với đối tượng mục tiêu.
Khi khách hàng sử dụng OTT qua internet, nó sẽ cung cấp các phân tích chi tiết và nâng cao về hiệu suất của quảng cáo. Nhà tiếp thị có thể tối ưu hóa quảng cáo để có hiệu suất tốt hơn dựa trên kết quả phân tích này.
Một số ứng dụng OTT yêu cầu người dùng thanh toán một khoản phí đăng ký hàng tháng hoặc hàng năm để truy cập vào nội dung của họ. Tuy nhiên, cũng có nhiều dịch vụ OTT cung cấp nội dung hoàn toàn miễn phí. Điều này có nghĩa là khách hàng không cần phải chi trả thêm bất kỳ khoản phí nào để sử dụng dịch vụ.
OTT tích hợp hàng loạt công nghệ tiên tiến và hiện đại để cung cấp trải nghiệm giải trí tốt nhất cho người dùng. Một số ví dụ tiêu biểu như công nghệ stream nội dung chất lượng cao, tính năng tương tác và cá nhân hóa nội dung theo sở thích của từng người dùng.
Nhiều bạn thường thắc mắc cách thức hoạt động của OTT là gì? Đầu tiên, OTT hoạt động bằng cách ghi lại nội dung trước đó và lưu trữ nó trong mạng phân phối nội dung (CDN). Nội dung được phân phối trên toàn bộ internet và OTT truyền tải các tệp video đã được lưu trữ qua một máy chủ bằng công nghệ phân phối video.
Khi người dùng sử dụng ứng dụng này, họ có thể yêu cầu phát một video cụ thể nào đó. Sau đó, OTT sẽ gửi yêu cầu đến CDN cục bộ, nhận video và gửi nó đến người dùng dưới dạng các phần video.
Bên cạnh đó, ứng dụng Over The Top cũng sử dụng máy chủ quản lý quyền số hóa (DRM) để bảo vệ bản quyền nội dung. Khi nhận được, máy chủ tiến hành giải mã nội dung và hiển thị cho người dùng.
Mỗi thiết bị của người dùng thiết lập một kết nối duy nhất với nguồn nội dung. Điều quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng để truyền phát nội dung, họ không phải là người chịu trách nhiệm về bản quyền nội dung hay quản lý nội dung.
Sau khi tìm hiểu OTT là gì, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những thông tin tổng quan nhất về dịch vụ này. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng Bizfly khám phá một số nội dung điển hình của OTT nhé.
Phát video qua OTT đã trở thành một trong những hình thức giải trí phổ biến nhất hiện nay. Các nền tảng như YouTube và Netflix cung cấp một thư viện khổng lồ bao gồm phim, chương trình truyền hình, video tự sản xuất và nội dung độc quyền. TikTok nổi bật với định dạng video ngắn, còn iTunes của Apple cung cấp cả phim và chương trình TV. Những dịch vụ này cho phép người dùng xem nội dung theo yêu cầu và tùy ý lựa chọn theo sở thích.
Trong lĩnh vực âm thanh, OTT mang lại các trải nghiệm đa dạng từ việc nghe radio truyền thống, các chương trình đài phát thanh đến podcast. Các ứng dụng như Spotify và Apple Music cho phép người dùng truy cập vào hàng triệu bản nhạc, podcast và các chương trình radio từ khắp nơi trên thế giới.
OTT cũng đổi mới cách chúng ta giao tiếp hàng ngày. Với các ứng dụng như Messenger, Zalo và WhatsApp, người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản, gọi video hoặc voice call thông qua Internet. Điều này không chỉ tiện lợi mà còn giúp tiết kiệm chi phí liên lạc, đặc biệt là với các cuộc gọi quốc tế.
Các nền tảng OTT như Skype và Telegram nổi bật với khả năng thực hiện cuộc gọi thoại qua Internet. VOIP cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi thoại hay video call, mà không cần qua mạng điện thoại truyền thống.
Điểm khác biệt chính của OTT so với truyền hình vệ tinh và cáp nằm ở phương thức cung cấp nội dung. Bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay sau đây nhé.
|
Truyền hình OTT |
Truyền hình cáp |
Truyền hình vệ tinh |
Chi phí |
Trả phí/miễn phí |
Trả phí |
Trả phí |
Đơn vị kiểm soát |
Không có |
Nhà cung cấp dịch vụ |
Nhà cung cấp dịch vụ |
Thiết bị sử dụng |
- Các thiết bị thông minh: Smartphone, smart TV, OC, laptop, máy tính bảng, máy chơi game, một số OTT Player thông dụng. - TV thông thường không có kết nối mạng thì không thể xem. |
- Các loại TV - Không thể sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng, laptop, PC, máy chơi game. |
- Các loại TV - Không thể sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng, laptop, PC, máy chơi game. |
Đơn vị sản xuất nội dung |
- Đa dạng, thuộc bên thứ ba - Phim và chương trình truyền hình như YouTube, Netflix… - Các kênh chiếu phim online như Zing TV, Keeng.vn, HDO.tv… - Mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter… - Các kênh giao tiếp, liên lạc như Zalo, Skype, Telegram, Whatsapp, Line, Viber… |
Nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp như VTVcab, HCATV, SCTV, THVLC… |
Nhà cung cấp truyền hình vệ tinh như truyền hình VTC, truyền hình HTV, truyền hình K+, truyền hình An Viên. |
Các thiết bị cần sử dụng |
- Modem/ router - Đầu giải mã (nếu là TV) - Dây mạng (nếu là TV, PC) |
- Anten parabol (anten chảo) - Set-top-box - Dây cáp - Bộ khuếch đại tín hiệu và bộ chia (nếu muốn dùng nhiều thiết bị) |
- Anten parabol (anten chảo) - Bộ khuếch đại - Đầu thu vệ tinh |
Chắc hẳn bạn đọc vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh OTT và cách các ứng dụng này hoạt động. Hãy để Bizfly giải đáp giúp bạn một số câu hỏi phổ biến nhất về OTT nhé.
OTT là loại dịch vụ linh hoạt nên có thể hoạt động trên hầu hết các thiết bị có khả năng kết nối internet. Bạn có thể trải nghiệm OTT trên thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng hay máy tính cá nhân và laptop. Ngoài ra, các thiết bị đa phương tiện như TV thông minh, Apple TV, Roku,.. đều hỗ trợ OTT.
Ứng dụng OTT được đánh giá rất cao về mặt tiện ích và độ tiện lợi. Dịch vụ này cung cấp cho người dùng khả năng truy cập vào một lượng lớn nội dung và dịch vụ giải trí từ mạng xã hội.
Với OTT, người dùng có thể xem các chương trình truyền hình, phim, theo dõi sự kiện trực tiếp qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram. Điều này không chỉ đem đến sự linh hoạt cho người dùng mà còn đi kèm với chi phí thấp so với các dịch vụ truyền thống.
Các ứng dụng OTT nổi tiếng như Netflix và Spotify tập trung vào việc cung cấp nội dung video và âm nhạc chất lượng cao. Trong khi WhatsApp và Skype nổi tiếng với dịch vụ nhắn tin và gọi điện. Trong lĩnh vực mạng xã hội, Facebook và Instagram tiếp tục phổ biến bởi khả năng kết nối và chia sẻ nội dung với bạn bè và cộng đồng.
Do vậy, ứng dụng OTT tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn đánh giá cao tính năng nào. Đối với người dùng doanh nghiệp, các ứng dụng như Zoom và Microsoft Teams có thể được coi là tốt nhất. Lý do vì các nền tảng này hỗ trợ hiệu quả cho các buổi họp và làm việc nhóm.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu OTT là gì và cách thức hoạt động của xu hướng này. OTT không chỉ cho thấy sự thay đổi trong cách người tiêu dùng trải nghiệm nội dung mà còn mở ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất và phát triển. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về xu hướng mới này thì hãy liên hệ Bizfly để được giải đáp nhé
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại