Phi lợi nhuận là gì? Mục đích hoạt động của 8 hình thức tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam
Hiện nay, các tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm "phi lợi nhuận là gì?". Bài viết sau đây của Bizfly sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm và mục đích của tổ chức này tại Việt Nam.
Phi lợi nhuận là gì?
Phi lợi nhuận là khái niệm để chỉ những tổ chức hoạt động không nhằm mục đích thu lợi. Phần doanh thu từ hoạt động này sẽ được tái đầu tư vào các hoạt động tình nguyện khác, hướng đến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Điều kiện để trở thành tổ chức phi lợi nhuận
Tổ chức phi lợi nhuận (Nonprofit Organization) là một tổ chức hoạt động phi thương mại. Mục đích và ý nghĩa của phi lợi nhuận là nơi những thành viên trong tổ chức sẽ chấp nhận bỏ ra những khoản chi phí để tạo ra những giá trị cho xã hội.
Vậy cách thành lập tổ chức phi lợi nhuận như thế nào? Để thành lập một tổ chức phi lợi nhuận, bạn cần đáp các yêu cầu sau:
- Ban sáng lập phải có ít nhất 3 thành viên, bao gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và sáng lập viên
- Phải có hồ sơ hợp lệ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời phải đảm bảo số vốn tối thiểu
- Tài sản của quỹ phải sử dụng đúng mục đích và đúng số lượng
- Thành lập với mục đích là hướng tới việc từ thiện, phát triển khoa học, đóng góp vào lĩnh vực giáo dục và tôn giáo.
- Tổ chức phải có cơ quan chủ quản được bầu cử dân chủ

Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận hiện nay
Dưới đây là tổng quan về 8 hình thức tổ chức phi lợi nhuận và tầm quan trọng của tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam:
Tổ chức từ thiện
Tổ chức từ thiện hay quỹ từ thiện thường hoạt động trong lĩnh vực từ thiện, cứu trợ, hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Các tổ chức này hoạt động bằng cách huy động các nguồn tài trợ, đóng góp từ các cá nhân, tổ chức. Sau đó cung cấp sự hỗ trợ này trực tiếp đến với các nhóm đối tượng đó.
Hình thức Hợp tác xã
Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm, nhằm cùng nhau giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của các thành viên. Tuy hợp tác xã thường hoạt động trong các lĩnh vực về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,... Nhưng mục tiêu chung của tổ chức vẫn là phục vụ lợi ích của các thành viên.
Ví dụ: Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Minh, Hợp tác xã Tín dụng Tiết kiệm Hà Nội, Hợp tác xã Dịch vụ Thương mại và Du lịch Đồng Tháp…

Tổ chức cá nhân
Tổ chức cá nhân là do một hoặc một nhóm các tình nguyện viên sáng lập và điều hành. Các tình nguyện viên này nhằm phục vụ các mục đích xã hội, công ích. Loại tổ chức này hoạt động dựa trên những sáng kiến, nguồn lực và cam kết của những người sáng lập. Ví dụ như Quỹ Khuyến học, Quỹ Bảo trợ Trẻ em, Quỹ Sao Mai…
Tổ chức phi chính phủ (NGO)
Tổ chức phi chính phủ là những tổ chức phi lợi nhuận độc lập, hoạt động độc lập với chính phủ nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, con người... Các tổ chức này thường được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức dân sự và hoạt động một cách tự do theo các mục tiêu và nguyên tắc nhất định.
Tổ chức hữu nghị anh em
Tổ chức hữu nghị anh em được thành lập bởi các thành viên có chung niềm tin, có tinh thần đồng lòng và tương trợ lẫn nhau. Trong tổ chức này, các thành viên sẽ thực hiện quyên góp dựa trên tinh thần tự nguyện. Sau đó, cung cấp những tài nguyên này đến những đối tượng thực sự cần.
Quỹ tương hỗ
Quỹ tương hỗ là một hình thức kêu gọi quyên góp từ cộng đồng nhằm hỗ trợ cho một mục đích, vấn đề cụ thể. Quỹ tương hỗ thường được quản lý bởi một tổ chức hoặc một nhóm người. Những người này có trách nhiệm về quản lý và sử dụng các khoản quyên góp một cách minh bạch và hiệu quả. Một số loại quỹ tương hỗ có thể kể đến như quỹ cổ phiếu (stock fund), quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ, quỹ trái phiếu.

Phòng thương mại
Phòng thương mại là một hình thức tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực thương mại, buôn bán, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Phòng thương mại chủ yếu đưa các thành viên lại gần với thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh và giúp họ tạo ra lợi nhuận.
Doanh nghiệp xã hội
Mục tiêu chính của doanh nghiệp xã hội không chỉ là tạo ra lợi nhuận mà còn là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, cộng đồng. Những đơn vị này thường tích hợp giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội để tạo ra giá trị cho cả cộng đồng và doanh nghiệp.
Đặc thù của những tổ chức phi lợi nhuận
Các tổ chức phi lợi nhuận sẽ có sự khác biệt với các tổ chức kinh doanh có lợi nhuận.
- Mục tiêu hoạt động: Tập trung vào lợi ích xã hội, cộng đồng, không phải là tạo lợi nhuận.
- Nguồn tài trợ: Dựa chủ yếu vào các nguồn quỹ từ tài trợ, quyên góp, đóng góp mà không cần hướng đến việc tối ưu hoá lợi nhuận.
- Trách nhiệm xã hội: Hiểu rõ và cam kết với việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của môi trường, xã hội.

So sánh tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận
Sự khác biệt cơ bản giữa tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận nằm ở mục đích hoạt động và cách thức sử dụng các khoản thu nhập. Cụ thể:
Tiêu chí |
Tổ chức phi lợi nhuận |
Tổ chức lợi nhuận |
Mục đích hoạt động |
Phục vụ lợi ích công cộng, cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội |
Tạo ra lợi nhuận tối đa cho chủ sở hữu, cổ đông |
Sử dụng lợi nhuận |
Tái đầu tư vào hoạt động của tổ chức, không chia lợi nhuận cho thành viên |
Chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, cổ đông |
Thuế |
Được miễn một số loại thuế |
Phải nộp đầy đủ các loại thuế |
Nguồn tài chính |
Chủ yếu từ nguồn tài trợ, đóng góp, quà tặng |
Chủ yếu từ nguồn vốn và doanh thu hoạt động |
Quyền sở hữu |
Không có chủ sở hữu cá nhân, tài sản thuộc về tổ chức |
Có chủ sở hữu, cổ đông |
Phi lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và phát triển cộng đồng. Qua bài viết trên của Bizfly, chúng ta đã hiểu rõ về khái niệm, điều kiện và các hình thức tổ chức phi lợi nhuận hiện nay tại Việt Nam. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại hình tổ chức này.
Bài viết nổi bật

Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình và phương pháp quản lý hiệu quả
Bài viết cùng tác giả
Xem tất cả