Lợi nhuận thuần là gì? Công thức tính, cách tối ưu lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 12/05/2024

Lợi nhuận thuần là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Chỉ số lợi nhuận giúp đánh giá tình hình kinh doanh và tối ưu các kế hoạch sản xuất. Để hiểu rõ hơn về lợi nhuận thuần, Bizfly sẽ giới thiệu về khái niệm này, vai trò của lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần (Net profit) được hiểu là phần lợi nhuận còn lại sau khi bạn lấy tổng doanh thu từ việc bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính trừ đi chi phí bao gồm chi phí bán hàng, chi phí giá vốn, chi phí quản lý và chi phí tài chính. 

Việc hiểu rõ về lợi nhuận thuần rất quan trọng. Nó cho phép bạn đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể. Từ dữ liệu thu thập được về lợi nhuận thuần, ban lãnh đạo sẽ có những phương án đầu tư, điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp để gia tăng lãi.

Lợi nhuận thuần là gì
Lợi nhuận thuần là chỉ tiêu tài chính quan trọng

Vai trò của lợi nhuận thuần

Vậy ý nghĩa của lợi nhuận thuần như nào? Lợi nhuận là yếu tố “sống còn” trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với vai trò như:

Theo dõi tình hình kinh doanh

Cuối mỗi quý hay mỗi chu kỳ kinh doanh, các nhà quản lý chỉ cần đối chiếu chỉ số lợi nhuận với kế hoạch đã đề ra trước đó. Việc so sánh này giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng có cái nhìn bao quát về tình trạng kinh doanh. Dựa trên những nhận định đó, họ có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh kỳ mới hiệu quả hơn.

Tái đầu tư

Lợi nhuận thuần có vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận, họ thường sử dụng số tiền này để đầu tư vào các mục tiêu phát triển khác nhau đổi mới và nâng cấp trang thiết bị, mở rộng quy mô hoạt động, mua lại cổ phiếu hoặc trả cổ tức cho cổ đông,...

Phân tích và so sánh tình hình kinh doanh

Thông qua lợi nhuận thuần, doanh nghiệp có thể so sánh tình hình kinh doanh của mình với các đối thủ cùng ngành hoặc các thời kỳ trước. Việc so sánh này giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Vai trò lợi nhuận thuần
Lợi nhuận là thước đo tình hình kinh doanh

Công thức tính lợi nhuận thuần

Để tính lợi nhuận thuần, người quản lý hay kế toán cần nắm rõ các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Họ cần có số liệu chính xác về doanh thu, chi phí sản xuất, đầu tư hay chi phí khấu hao, lương,... Sau khi có đủ các chỉ số, người tính lợi nhuận cần áp dụng cách tính lợi nhuận thuần sau:

Công thức chung:

Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

Công thức tính lợi nhuận thuần
Nhãn

Công thức tính trên có thể rút gọn như sau: 

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp +  + lợi nhuận tài chính – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)

Trong đó: 

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính

  • Doanh thu thuần: Doanh thu từ các hoạt động bán hàng và dịch vụ.
  • Giá vốn: Tổng số chi phí sử dụng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
  • Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ các hoạt động cho vay vốn, các khoản thu từ tiền bản quyền, cổ tức, hoặc lợi nhuận được chia.
  • Chi phí tài chính: Chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho các hoạt động  liên quan đến vay vốn và các giao dịch tài chính khác.

Giả sử doanh nghiệp A có doanh thu là 100 triệu đồng và chi phí là 70 triệu đồng (bao gồm tiền lương cho nhân viên là 20 triệu đồng, 30 triệu đồng chí phí dùng trong sản xuất hàng hóa và 20 triệu đồng chi phí marketing), lợi nhuận sẽ là: Lợi nhuận thuần = 100 - 70 = 30 triệu đồng.

Cách tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả

Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ cần tối ưu lợi nhuận thuần. Người quản lý cần phải đảm bảo một số nguyên tắc hoặc cách thu chi để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Luôn đảm bảo Thu > Chi

Để tối ưu lợi nhuận, doanh nghiệp cần luôn đảm bảo rằng doanh thu luôn lớn hơn chi phí. Tăng nguồn thu cần cải thiện cách tiếp cận khách hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, và kiểm soát chi phí hiệu quả. 

Ngoài ra, người quản lý cần kiểm soát công nợ chặt chẽ, nghiêm túc để giảm thiểu thất thoát, đảm bảo hàng tồn kho có khả năng xoay vòng.

Cách tối ưu lợi nhuận thuần
Đảm bảo rằng doanh thu luôn lớn hơn chi phí

Quản lý dòng tiền

Khi lập kế hoạch tài chính bạn cần phân tích các chỉ số dự báo về doanh thu, chi phí,... từ các chu kỳ kinh doanh trước. Thông tin này sau đó được sử dụng để phân tích và đánh giá, từ đó tạo ra các báo cáo tài chính dự kiến trong tương lai.

Những báo cáo sẽ phản ánh các mục tiêu, ưu tiên cụ thể của doanh nghiệp và là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược và điều chỉnh để đạt được những mục tiêu đó.

Tận dụng sức mạnh của công cụ quản lý tài chính

Các công cụ quản lý như Bizshop, SAPO, KiotViet hay POS365 giúp doanh nghiệp nhìn được tất cả các chỉ số và lên kế hoạch một cách nhanh chóng. Các công cụ cung cấp đầy đủ các báo cáo về chỉ số về biểu đồ thu nhập, chi phí, và biểu đồ lợi nhuận thuần.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp dễ dàng thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính nắm bắt tình hình ở mọi nơi.

Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Khi nói đến lợi nhuận, nhiều người thường nhầm lẫn giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp. Hai khái niệm này trong tài chính hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số sự khác biệt giữa hai khái niệm này:

 

Lợi nhuận thuần

Lợi nhuận gộp

Khái niệm

Là lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ đi tất cả các chi phí, thuế và lỗ.  


 

Là tổng doanh thu trừ đi chi phí sản xuất. 

Chi phí

Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp sử dụng

Chỉ tính các chi phí chi tiêu cho sản phẩm/dịch vụ

Tầm quan trọng

Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp

Chỉ tập trung vào khía cạnh sản xuất của doanh nghiệp

Xem thêm: Gross margin - Tỷ suất lợi nhuận gộp: Công thức & Cách tính GPM chi tiết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về lợi nhuận thuần, vai trò, cách tính và tối ưu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Bizfly hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình. Hãy luôn chú trọng đến việc quản lý tài chính và tối ưu hóa lợi nhuận để phát triển bền vững.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly