Tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính tỷ suất lợi nhuận, ý nghĩa, vai trò

Thủy Nguyễn 12/05/2024

Tỷ suất lợi nhuận giúp đánh giá hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về ý nghĩa và cách tính tỷ suất sẽ giúp công ty điều chỉnh chiến lược và quản lý tài chính một cách hiệu quả. Sau đây, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm và các công thức tính chỉ số này nhé.

Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận (Return On Sales - ROS) là tỷ lệ giữa mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được với tổng số vốn (bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động dùng trong một kỳ). Tỷ suất lợi nhuận được đo bằng đơn vị % (phần trăm).

Các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới ROS bởi nhìn vào đây người lãnh đạo có thể hiểu rõ tình hình sinh lời của các sản phẩm/dịch vụ mang lại. Đồng thời ROS cũng thể hiện rõ mức lãi ròng của các cổ đông trong tổ chức.

 

Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ số đo lường mức lợi nhuận 

Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như:

  • Tỷ suất giá trị thặng dư

Đây là tỉ lệ giữa lợi ích thêm mà công nhân tạo ra qua công việc và số tiền họ nhận được như lương,... Nếu giá trị thặng dư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng cao.

  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản

Đây là tỉ lệ giữa tiền đầu tư vào máy móc, nguyên liệu (tư bản bất biến) và tiền trả cho công nhân (tư bản khả biến). Khi công ty chi nhiều tiền vào máy móc hơn là vào lao động, tỷ suất lợi nhuận thường giảm. 

  • Tốc độ chu chuyển của tư bản

Là tốc độ mà tiền đầu tư quay trở lại công ty dưới dạng lợi nhuận. Tiền được đầu tư hồi vốn nhanh đồng nghĩa với việc công ty kiếm tiền và tái đầu tư một cách hiệu quả.

  • Tiết kiệm tư bản bất biến

Nếu công ty có thể giảm chi phí cho máy móc và nguyên liệu mà vẫn giữ được lợi ích từ lao động, tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng. Cụ thể, công ty càng tiết kiệm được tiền đầu tư vào máy móc mà không làm giảm sản lượng thì sẽ càng kiếm được nhiều tiền.

Ý nghĩa và vai trò của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh là một chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời của mỗi đơn vị từ vốn đầu tư, tài sản hoặc tổng doanh thu của một doanh nghiệp. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận 6% trên thu nhập nghĩa là từ 100 đồng doanh thu, công ty có thể tạo ra 6 đồng lợi nhuận. 

Đây là chỉ số quan trọng dùng để đánh giá lợi nhuận ròng qua các hoạt động kinh doanh. Khi tỷ suất lợi nhuận mang giá trị dương, điều này cho thấy công ty đang hoạt động có lãi và khả năng sinh lời tốt.

Ngược lại, biểu đồ tỷ suất lợi nhuận âm báo hiệu rằng doanh nghiệp đang chịu lỗ. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả kinh doanh, giai đoạn hay dự án nào đang sinh lời hoặc lỗ.

Vai trò của tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh đại diện cho khả năng sinh lời

Cách tính các loại tỷ suất lợi nhuận quan trọng

Tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Chính vì thế, bạn cần hiểu rõ các chỉ số để nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây là 3 tỷ suất lợi nhuận phổ biến nhất hiện nay.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là chỉ số đo lường lợi nhuận ròng mà một doanh nghiệp kiếm được so với tổng doanh thu trong một kỳ kinh doanh nhất định.

ROS phản ánh mức độ hiệu quả mà doanh nghiệp chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí và thuế. Sau đây là cách tính tỷ suất lợi nhuận:

ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x 100%

Ví dụ: Một công ty có doanh thu là 1.000.000 đồng trong một kỳ kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của là 200.000 đồng. Vậy:

ROS = (200.000/ 1.000.000) ×100%=20%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty này là 20%. Nghĩa là mỗi đồng doanh thu thu được, công ty kiếm được 0.20 đồng lợi nhuận sau thuế. 

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
ROS phản ánh mức độ hiệu quả trong kinh doanh

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

ROA là chỉ số đánh giá cách thức mà một doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận từ tổng số tài sản của mình, bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ vay.

Chỉ số này mang lại một cái nhìn đầy đủ và chi tiết về hiệu suất kinh doanh bằng cách đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản để sinh lời. Công thức để tính ROA là:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100%

Ví dụ: Công ty B có lợi nhuận sau thuế đạt 200 triệu đồng, trong khi tổng vốn chủ sở hữu của công ty là 1 tỷ đồng. Tính theo công thức của ROA, lợi nhuận ròng trên tài sản được tính như sau:

ROA = (200.000.000/1.000.000.000 )×100% = 20%

Điều này có nghĩa là công ty B có khả năng sinh lời 20 đồng từ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là chỉ số đo lường lợi nhuận mà một công ty tạo ra dựa trên vốn của chủ sở hữu. Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận ROE cao cho thấy doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng vốn của cổ đông một cách hiệu quả.

Điều này đồng nghĩa với việc công ty có khả năng thu hồi và tăng vốn chủ sở hữu. Công thức tính ROE như sau:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn sở hữu) x 100%

Ví dụ: Công ty C có lợi nhuận sau thuế đạt 500 triệu đồng, trong khi tổng giá trị tài sản của công ty là 5 tỷ đồng. Áp dụng công thức như sau:

ROE = (500.000.000/5.000.000.000)x100%= 10%

Vậy công ty C có khả năng tạo ra 10 đồng lợi nhuận từ mỗi 100 đồng tài sản mà họ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) được sử dụng khá phổ biến

Quản lý thu chi hiệu quả với BizCRM

Với giải pháp BizCRM, doanh nghiệp có thể quản lý thu chi một cách hiệu quả và minh bạch. Các tính năng CRM Sale cho phép bạn theo dõi chặt chẽ quy trình bán hàng và nhận biết nguồn thu từ mỗi khách hàng.

Đồng thời, phần mềm còn cung cấp báo cáo bán hàng cho phép doanh nghiệp phân tích và điều chỉnh chiến lược để tối ưu hóa lợi nhuận. 

 

Thông qua các báo cáo này, doanh nghiệp có thể theo dõi hiệu suất bán hàng theo từng khách hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc từng kênh phân phối.

Ngoài ra, BizCRM còn hỗ trợ các công ty phân tích tài chính và đánh giá chất lượng sales thông qua KPIs cụ thể. Từ đó, bạn có thể nhận diện các xu hướng để thay đổi giá cả hoặc điều chỉnh chiến lược marketing. 

Bài viết đã giới thiệu đến bạn vai trò và công thức tính tỷ suất lợi nhuận. Để tối ưu hóa tỷ suất này, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí. Từ đó, bạn có thể tìm ra giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động. Bizfly hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi tính toán tỷ suất lợi nhuận nhé. 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly