Việc xác định chi phí biên sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về cấu trúc chi phí để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản để tiếp cận khái niệm chi phí biên.
Chi phí biên (Marginal cost) là phần chi phí tăng lên khi doanh nghiệp thực hiện sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra. Nó có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Có một vài yếu tố sẽ tác động đến chi phí biên, từ đó chi phí biên tác động đến doanh nghiệp.
Trong phân tích tài chính hoặc quản lý hoạt động kinh doanh, giá thành của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng là một yếu tố hết sức quan trọng cần được xem xét và có quan hệ mật thiết với chi phí biên.
Nếu giá bán cho một sản phẩm, dịch vụ lớn hơn chi phí biên, thì thu nhập vẫn sẽ lớn hơn chi phí gia tăng, đây vẫn là một lý do hợp lệ để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất.
Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, nếu giá bán thấp hơn chi phí biên, tổn thất có thể sẽ phát sinh và do đó, không nên tiếp tục sản xuất bổ sung. Hoặc trong trường hợp này, doanh nghiệp nên xem xét giải quyết bằng cách tăng giá bán.
Có thể nói, chi phí biên ảnh hưởng khá lớn đến các quyết định cạnh tranh giá của doanh nghiệp.
Trong đó:
q: sản lượng đầu ra
q*: mức sản lượng tại đó chi phí biên đạt giá trị tối thiểu
Có thể thấy, đường chi phí biên có dạng hình chữ U. Ở mức sản lượng thấp, chi phí biên tương đối cao. Khi mức sản lượng tăng dần lên, mức độ tăng chi phí biên lại giảm dần và đạt đến giá trị tối thiểu q*. Sau đó, khi sản lượng đã vượt qua mức tối ưu, biến phí lại tăng trở lại.
Sự biến đổi của đồ thị được giải thích qua một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, khi sản lượng ban đầu còn thấp sẽ tạo ra sự dư thừa về nguồn lực hay công suất của một số yếu tố sản xuất, từ đó làm phát sinh chi phí cố định hoặc tăng quy mô sản lượng.
Trong trường hợp này, chi phí tương ứng có thể không tăng thêm khi sản lượng tăng. Ở mức sản lượng cao hơn, doanh nghiệp có thể khai thác hiệu quả nguồn lực và công suất dư thừa. Từ đó, chi phí tăng thêm của đơn vị sản phẩm sau sẽ nhỏ hơn đơn vị sản phẩm trước.
Thứ hai, khi sản lượng tăng đến một mức nhất định, doanh nghiệp đã khai thác hết lợi thế về chi phí cố định ở một mức quy mô cụ thể, những chi phí sẽ bắt đầu xuất hiện như chi phí đầu tư, chi phí quản lý, vận hành máy móc,... từ đó làm chi phí biên tăng dần lên theo quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Dựa vào khái niệm được đề cập ở trên, ta có thể dễ dàng suy ra cách tính chi phí biên đó là lấy tổng lượng thay đổi của chi phí chia cho tổng lượng thay đổi của số lượng hàng hoá.
Cụ thể:
Chi phí biên = Thay đổi tổng chi phí / Thay đổi tổng số lượng
Hay : MC = ΔTC/ΔQ, trong đó:
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất 100 cái áo khoác với tổng chi phí là 30.000.000 đồng. Nếu sản xuất thêm 1 cái áo thì tổng chi phí tăng lên 30.010.000 đồng. Vậy chi phí biên của chiếc áo thứ 101 sẽ được tính theo công thức:
MC = ΔTC/ΔQ = (30.010.000 - 30.000.000) / (101 - 100) = 10.000 đồng.
Chi phí biên và chi phí trung bình, cùng là chi phí trên một đơn vị sản lượng? Hai khái niệm này có thể gây ra sự bối rối và nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy điểm khác nhau giữa 2 loại chi phí này là gì?
Về cơ bản, chi phí bình quân sẽ được tính bằng tổng chi phí (bao gồm tất cả các chi phí cố định và biến đổi) chia cho số lượng sản phẩm đã được sản xuất. Dưới đây là bảng so sánh những điểm giúp bạn dễ dàng phân biệt 2 loại chi phí này:
Chi phí biên |
Chi phí bình quân |
- Là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm - Chi phí biên được tính bằng cách lấy tổng thay đổi của chi phí khi sản xuất thêm một lượng sản phẩm hàng hoá chia cho thay đổi của số lượng hàng hóa được sản xuất - Chi phí biên giúp cho người quản trị dễ dàng so sánh được kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch |
- Là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩm - Chi phí bình quân được tính bằng tổng chi phí (bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi) chia cho số lượng sản phẩm được sản xuất |
Việc giảm thiểu chi phí biên có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hoá mức sản xuất, từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế các nhà quản lý luôn phải tìm cách để giảm chi phí biên, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp tiến hành tối ưu hoá bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, quản lý nguồn nhân lực. Tối ưu hoá quy trình sản xuất có thể thông qua một số cách dưới đây:
Phương án này vừa giúp doanh nghiệp cải thiện đầu ra sản phẩm, vừa giúp giảm chi phí biên. Cụ thể, công nghệ hiện đại có thể được đầu tư trong việc xây dựng các hệ thống sản xuất như:
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng để tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, từ đó, doanh nghiệp có thể phần nào giảm chi phí nhân công và chi phí biên.
Xem xét, đánh giá các chính sách quản lý phù hợp với quy mô sản xuất. Điều này có thể giúp giảm thiểu các chi phí không cần thiết, tăng hiệu suất làm việc của nhân lực và phát huy tối đa nguồn lực chung của doanh nghiệp mà chi phí vẫn ở mức hợp lý, được sử dụng hiệu quả.
Hiểu được chi phí biên có thể giúp bạn quản lý chi phí nói chung một cách hiệu quả, nâng cao hoạt động của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể áp dụng trong thực tế. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại