Tính toán Chi phí kinh doanh sẽ mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp đưa ra những nhận định tổng quát về ngân sách công ty và có kế hoạch đầu tư phù hợp. Trong bài viết sau đây, Bizfly chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về các loại chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp pahri bỏ ra để triển khai một chiến lược kinh doanh cho tổ chức của mình.
Chi phí kinh doanh là khoản chi phí mà một đơn vị phải bỏ ra để duy trì các hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho sản xuất, sức lao động, nguyên vật liệu, chi phí quảng cáo, thuế, tiền điện, nước, internet,..
Chi phí kinh doanh là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để duy trì hoạt động.
Một số loại chi phí kinh doanh phổ biến mà bạn có thể tham khảo đó là:
Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi đầu tư tài chính được áp dụng với mục đích sử dụng nguồn vốn hợp lý, gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Các chi phí này là:
Chi phí sản phẩm có liên quan đến các chi phí sản xuất, các chi phí này có thể là gián tiếp hoặc trực tiếp và có liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường. Các chi phí này bao gồm vật liệu, nhân công, chi phí chuyển đổi, chi phí cơ bản,....Tổng tất cả các chi phí này là tổng chi phí sản xuất cho một sản phẩm.
Chi phí hoạt động kinh doanh cần được đưa ra ngay khi quyết định kinh doanh được thực hiện. Các chi phí này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm các chi phí hàng hoá và dịch vụ, các yếu tố đầu vào chi phí, lãi suất vốn vay, chi phí tuân thủ các quy định và thuế. Chi phí hoạt động kinh doanh càng thấp thì việc vận hành doanh nghiệp càng dễ dàng, việc thuê lao động và nộp thuế càng đơn giản.
Các loại chi phí kinh doanh phổ biến của doanh nghiệp
Các loại chi phí khác là khoản chi phí không xảy ra thường xuyên, thường xuất hiện do các nghiệp vụ hay sự kiện riêng biệt với các hoạt động có thể tạo ra doanh thu. Các khoản chi phí có thể thấy đó là:
Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách xác định chi phí cơ hội cho doanh nghiệp
Tính toán chi phí kinh doanh có thể là một thách thức lớn với người quản lý nhưng nó lại là những thông tin có giá trị bởi khả năng:
Để tối ưu các khoản chi phí kinh doanh, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Các chiến dịch quảng bá, tiếp thị luôn là yếu tố cần thiết đối với các doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và mang đến hiệu quả doanh thu nhanh chóng. Để tối ưu chi phí Marketing, bạn có thể mở rộng thêm các kênh tiếp thị như truyền thông mạng xã hội, triển khai SEO,...
Đọc thêm Cách tiết kiệm chi phí Marketing hiệu doanh nghiệp nên biết
Một số giải pháp tối ưu các khoản chi phí kinh doanh
Doanh nghiệp cần có sự đánh giá kỹ các hợp đồng bảo hiểm và các khoản vay nợ để tối ưu chi phí tài chính và đảm bảo loại bỏ được các khoản chi phí phát sinh không cần thiết.
Hiệu suất làm việc của nhân viên luôn có những ảnh hưởng nhất định đến công việc chung và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần đánh giá chính xác khả năng làm việc của nhân viên và đảm bảo giao cho họ nhiệm vụ phù hợp để mang đến hiệu quả công việc tốt nhất.
Theo dõi ngân sách là cách để bạn có thể đánh giá và đưa ra kế hoạch tối ưu, cắt giảm các chi phí kinh doanh. Đây được xem là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra được quyết định tài chính thông minh và định hình dòng tiền của doanh nghiệp một cách rõ ràng.
Công nghệ chính là yếu tố quan trọng giúp tối ưu các chi phí nhân sự, chi phí quản lý và giảm thiểu tối đa những sao sót xảy ra trong quá trình kinh doanh. Thực tế, các chi phí đầu tư cho máy in, phần mềm quản lý hay máy quét không quá đắt nhưng hiệu quả quản lý nhận lại là tương đối tốt.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều phần mềm hỗ trợ bán hàng nổi bật có thể kể đến như BizShop, Kiotviet, Sapo Pos, ... giúp các chủ cửa hàng online có thể nâng cao hiệu quả bán hàng, tiết kiệm chi phí cũng như tối đa hóa lợi nhuận bán hàng của tổ chức. Trong đó, nếu mọi người muốn giảm thiểu tỷ lệ bỏ xót khách hàng, quản lý tập trung trên một nền tảng duy nhất cũng như được cập nhật báo cáo của các chiến dịch marketing một cách kịp thời, nhanh chóng thì có thể tìm hiểu thêm về BizShop. Đây là một trong những phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất tại Việt Nam hiện nay.
Hy vọng, với những chia sẻ về chi phí kinh doanh mà Bizfly mang đến, bạn sẽ có được những thông tin quan trọng nhất và cần thiết nhất cho việc tối ưu chi phí và kinh doanh một cách hiệu quả.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp