Webrooming là gì? Ưu nhược điểm và cách ứng dụng Webrooming trong marketing doanh nghiệp

Nhật Lệ 02/04/2024

Webrooming là một xu hướng đã có từ lâu nhưng thời gian gần đây mới được chú ý. Vậy Webrooming là gì? Ứng dụng của nó trong marketing doanh nghiệp như thế nào?  Bizfly mời bạn cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Webrooming là gì? 

Webrooming là thói quen mua sắm của người tiêu dùng, nơi họ tìm kiếm và đánh giá các đặc tính của sản phẩm trên các trang web thương mại điện tử hoặc trang mạng internet trước khi quyết định mua. Sau khi lựa chọn được sản phẩm ưa thích, họ có thể chọn đến cửa hàng để mua hàng trực tiếp hoặc tiến hành đặt hàng trên cửa hàng trực tuyến.

Webrooming
Webrooming – xu hướng mua sắm “hot” của người tiêu dùng

Ưu nhược điểm của Webrooming 

Webrooming gây rất nhiều tranh cãi cho người tiêu dùng khi nói đến những ưu điểm và nhược điểm. Vậy cụ thể ưu điểm và nhược điểm của xu hướng này là gì?

Ưu điểm nổi bật của xu hướng Webrooming

Khi nghiên cứu sâu về xu hướng Webrooming, các chuyên gia về tiếp thị đã chỉ ra được rất nhiều ưu điểm cho người tiêu dùng. Cụ thể:

  • Hiểu rõ sản phẩm trước khi mua

Webrooming cung cấp cho người tiêu dùng một cơ hội để nghiên cứu và tìm hiểu về các sản phẩm trước khi họ ra quyết định mua. Bằng cách truy cập vào các trang web thương mại điện tử hoặc các trang thông tin sản phẩm, họ có thể đọc đánh giá, xem hình ảnh, video và tìm hiểu về tính năng và ưu điểm của sản phẩm mà họ quan tâm. 

  • Tiết kiệm thời gian

Webrooming cho phép người tiêu dùng nghiên cứu sản phẩm một cách linh hoạt và thuận tiện từ nhà, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức.

Ưu điểm của webrooming là hiểu rõ sản phẩm khi mua
Tiết kiệm thời gian khi mua sắm, tìm hiểu sản phẩm
  • Trả lại dễ dàng hơn

Một trong những ưu điểm của việc webrooming là khả năng trả lại sản phẩm một cách dễ dàng hơn. Trong một số trường hợp, các trang web thương mại điện tử cung cấp chính sách trả lại linh hoạt, cho phép người tiêu dùng trả lại sản phẩm mà họ không hài lòng mà không gặp phải quá nhiều rắc rối. 

  • So sánh giá cả

Webrooming cho phép người tiêu dùng so sánh giá cả và tính năng của các sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau trước khi quyết định mua hàng, giúp họ có quyết định mua sắm thông minh hơn.

  • Không có chi phí vận chuyển

Mua sắm trực tuyến thông qua webrooming cũng có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nếu sản phẩm được mua trực tiếp từ cửa hàng địa phương hoặc nhà cung cấp trong khu vực, người tiêu dùng có thể không cần phải trả phí vận chuyển, giúp tiết kiệm chi phí tổng cộng. 

  • Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương

Một số người tiêu dùng chủ trương ủng hộ doanh nghiệp địa phương bằng cách sử dụng webrooming. Thay vì mua hàng từ các nhà bán lẻ lớn trực tuyến, họ có thể chọn mua từ các doanh nghiệp địa phương thông qua trang web thương mại điện tử hoặc trang web của doanh nghiệp. Điều này giúp họ cảm thấy hài lòng với việc ủng hộ cộng đồng và kinh tế địa phương của họ.

Nhược điểm của Webrooming

Mặc dù xu hướng Webrooming có những ưu điểm rất tuyệt nhưng thực tế vẫn tồn tại một vài nhược điểm:

  • Không được trải nghiệm sản phẩm thực

Webrooming cho phép người tiêu dùng xem sản phẩm trực tuyến nhưng họ không thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua, điều này có thể dẫn đến việc mua sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thực tế của họ.

Hạn chế của webrooming là không cảm nhận được sản phẩm
Không thể trải nghiệm và cảm nhận về sản phẩm thực
  • Đội phí vận chuyển

Mặc dù khi tham khảo và mua hàng online người tiêu dùng có thể sẽ được giảm hoặc miễn phí vận chuyển. Tuy nhiên, cũng tùy vào sản phẩm, giá trị sản phẩm hay kích thước/ trọng lượng mà chi phí vẫn sẽ tính. Có không ít sản phẩm chỉ bán với mức giá thấp nhưng chi phí vận chuyển lại đội lên gấp đôi.

  • Hỗ trợ từ nhân viên bán hàng

Có rất nhiều sản phẩm khi mua sắm online bạn phải tự lắp ráp, thậm chí còn không thể tự lắp. Do đó nhược điểm của  Webroooming chính là không có nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ về sản phẩm. Trong khi đó hàng trực tiếp từ cửa hàng, người bán hàng sẽ giải quyết được vấn đề này.

Webrooming phù hợp với những ai? 

Qua nhìn nhận từ ưu - nhược điểm của Webroooming chúng ta có thể thấy xu hướng này phù hợp với những đối tượng như:

  • Người bận rộn: Rõ ràng khi không cần mất thời gian đi lại, việc mua sắm sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Do đó nếu là người bận rộn, Webroooming sẽ trở thành phương thức mua hàng phù hợp.
  • Khách hàng có xu hướng mua sắm online: Theo ThS. MAI HOÀNG THỊNH xu hướng mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử của người Việt có thể đạt tới mốc 35 tỷ USD vào năm 2025. Con số này cho thấy xu hướng mua sắm online ngày càng nhiều. Vì vậy rõ ràng Webroooming sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng này. 
  • Những người thích nghiên cứu, tìm hiểu trước về sản phẩm: Nghiên cứu thị trường của Powerretail cũng đã chỉ ra rằng hơn 80% người tiêu dùng ở Hoa Kỳ thích ngắm nhìn và chọn sản phẩm trực tuyến trước khi mua ở cửa hàng hoặc đặt hàng trực tuyến. Mặc dù một số người tiêu dùng vẫn thích đến cửa hàng để mua sắm, nhưng 82% trong số họ thích xem ảnh mẫu của sản phẩm trước khi đến cửa hàng để có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm.
Webrooming phù hợp với những ai
Phần đông người tiêu dùng đều thích xem sản phẩm trực tiếp trước khi mua

Có thể thấy Webrooming sẽ tồn tại dài lâu và với sự phát triển vượt trội của internet như ngày nay, người tiêu dùng sẽ thực sự lựa chọn xu hướng tìm kiếm hình ảnh của sản phẩm trước khi có ý định mua hay tìm đến cửa hàng lựa chọn.

Ứng dụng của Webrooming trong marketing doanh nghiệp

Webrooming không chỉ là một xu hướng mua sắm mà còn là một công cụ mạnh mẽ trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng của xu hướng này trong marketing doanh nghiệp: 

Gắn kết cùng khách hàng

Webrooming cũng giúp các doanh nghiệp gắn kết, hiểu hơn về khách hàng nhờ khả năng tương tác trực tiếp qua các kênh mua sắm. Qua đó doanh nghiệp có thể tạo ra mối quan hệ gắn kết và tối ưu trải nghiệm của khách hàng tốt hơn.
Khi khách hàng có phản hồi về sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận những ý kiến đó. Họ sẽ biết điểm yếu hay vấn đề mình đang gặp phải khi cung cấp sản phẩm/ dịch vụ. Qua đó doanh nghiệp có thể sửa đổi, tối ưu chất lượng và làm hài lòng khách hàng.

Webrooming mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Xu hướng mua hàng online giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ hơn

Giảm thiểu chi phí trưng bày

Khi kinh doanh online, khách hàng có thể xem trước sản phẩm mà không cần phải tới cửa hàng. Doanh nghiệp sẽ không cần tìm địa chỉ, thuê mặt bằng để trưng bày sản phẩm. Do đó việc này sẽ tối ưu chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn. 

Xây dựng chiến lược trực tuyến và ngoại tuyến tích hợp

Webrooming là một xu hướng mà trong đó người tiêu dùng tìm hiểu thông tin về sản phẩm trực tuyến trước khi họ quyết định mua hàng tại cửa hàng vật lý. Sự tích hợp giữa kênh trực tuyến và ngoại tuyến thông qua webrooming mang lại cho doanh nghiệp cơ hội để xây dựng một chiến lược marketing toàn diện. Dưới đây là cách webrooming hỗ trợ việc xây dựng chiến lược này:

  • Tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch: Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin từ khách hàng webrooming để tạo ra một trải nghiệm mua sắm không gián đoạn, từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Ví dụ, thông tin sản phẩm trực tuyến có thể phản ánh chính xác những gì có sẵn tại cửa hàng, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm khi họ đến mua.
  • Tối ưu hóa thông tin sản phẩm trực tuyến: Bằng cách nắm bắt và phân tích hành vi webrooming của khách hàng, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nội dung trực tuyến của mình để làm cho thông tin sản phẩm hấp dẫn hơn và dễ dàng so sánh hơn, từ đó thúc đẩy khách hàng ghé thăm cửa hàng vật lý.
  • Kết hợp tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến: Chiến lược marketing có thể kết hợp quảng cáo trực tuyến với khuyến mãi ngoại tuyến để thu hút khách hàng webrooming. Ví dụ, một chiến dịch email marketing có thể cung cấp mã giảm giá sử dụng tại cửa hàng.

Tối ưu chiến lược marketing

Webrooming, khi được hiểu và áp dụng một cách hiệu quả, có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược marketing của mình theo nhiều cách:

  • Hiểu rõ hành vi khách hàng: Webrooming cung cấp cái nhìn sâu sắc vào hành vi mua sắm của khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách họ tìm kiếm và đánh giá thông tin sản phẩm trực tuyến trước khi quyết định mua hàng tại cửa hàng. Sử dụng dữ liệu này, doanh nghiệp có thể tinh chỉnh nội dung marketing và thông điệp quảng cáo để phản ánh chính xác nhu cầu và sở thích của khách hàng.
  • Nắm bắt và hướng dẫn hành trình mua sắm: Bằng cách nắm bắt hành trình mua sắm từ trực tuyến đến ngoại tuyến, doanh nghiệp có thể thiết kế các chiến dịch tiếp thị nhằm hướng dẫn và tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng quảng cáo trực tuyến nhắm mục tiêu, email marketing, và chương trình khuyến mãi đặc biệt để khích lệ khách hàng ghé thăm cửa hàng vật lý.
  • Kết hợp nội dung trực tuyến với trải nghiệm cửa hàng: Doanh nghiệp có thể sử dụng nội dung trực tuyến như đánh giá sản phẩm, video hướng dẫn sử dụng, và blog để tăng cường trải nghiệm mua sắm ngoại tuyến. Ví dụ, cung cấp mã QR trong cửa hàng để khách hàng dễ dàng truy cập đánh giá và thông tin sản phẩm thêm.

Có thể thấy, Webrooming đang là xu hướng rất phát triển và sẽ mang lại nhiều lợi ích trong tương lai.  Bizfly hy vọng sau những chia sẻ ở bài viết bạn sẽ hiểu hơn về xu hướng này và có cái nhìn mới hơn trong việc mua sắm trực tuyến.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly