Cách tính hàng tồn kho nâng cao chất lượng quản lý

Thủy Nguyễn 17/07/2023

Quản lý hàng tồn kho là một khâu không thể thiếu trong cơ chế xuất, nhập hàng hóa của một doanh nghiệp hay công ty. Đặc biệt đối với hệ thống thương mại điện tử, hàng tồn kho ảnh hưởng lớn đến kế hoạch bán và điều tiết hàng của doanh nghiệp.

Vậy việc quản lý sẽ diễn ra như thế nào? Trong bài viết này, Bizfly sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp và cách tính hàng tồn kho chính xác nhất.

Những loại hàng tồn kho cần tính?

Đầu tiên doanh nghiệp, công ty cần xác định được những loại hàng tồn kho cần quản lý. Từ đó mới có thể lên kế hoạch cũng như đưa ta cách tính hàng tồn kho hiệu quả và chính xác. Sau đây là những loại hàng tồn kho mà Bizfly đề xuất đến doanh nghiệp, công ty tham khảo:

  • Hàng hóa, sản phẩm đang trên đường vận chuyển
  • Nguyên, vật liệu, dụng cụ thô
  • Hàng hóa chưa hoàn thiện, bán thành phẩm
  • Sản phẩm, hàng hóa hoàn thiện, đã thành phẩm
  • Hàng hóa, sản phẩm lưu trữ trong kho doanh nghiệp

Có thể thấy hàng tồn kho cũng bao gồm cái mặc hàng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, nhập về để phục vụ sản xuất hay để bán. Lưu ý, không thể coi những vật tư, trang thiết bị và phụ tùng mà doanh nghiệp mua để sử dụng trong sản xuất là hàng tồn kho, nếu chúng còn giá trị sau 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất. Doanh nghiệp phải ghi chúng vào một mục khác trên bảng cân đối, gọi là tài sản dài hạn ( là những thứ có ích cho công ty của bạn trong nhiều năm, không chỉ trong một chu kỳ sản xuất)

Những hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp cần được xác định chính xác

Những hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp cần được xác định chính xác 

4 cách tính hàng tồn kho nên dùng

Theo thông tư TT200/ 2014/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành có đưa ra hướng dẫn về cách tính hàng tồn kho bao gồm: cách tính giá đích danh, cách tính bình quân gia quyền, cách tính nhập trước, xuất trước và cách tính giá bán lẻ.

Cách tính giá đích danh

Phương pháp này dựa trên hóa đơn, kiểm toán lượng hàng mà công ty, doanh nghiệp nhập vào. Tuy nhiên cách tính này chỉ nên áp dụng cho các doanh nghiệp có ít loại sản phẩm hay các sản phẩm đã có thương hiệu vững chắc. Trong đó doanh nghiệp sẽ sử dụng đơn giá nhập kho riêng biệt cũng từng loại sản phẩm, vật tư,hàng hóa thuộc một lô nhập khẩu để tính.

Ưu điểm:

  • Tạo giá trị phù hợp với doanh thu thực tế của doanh nghiệp, công ty
  • Định hướng giá trị phù hợp cho sản phẩm, hàng hóa trước khi xuất kho.

Nhược điểm: 

  • Đòi hỏi doanh nghiệp có ít sản phẩm hay có những mặt hàng có độ nhận diện cao, giá trị lớn.

Cách tính bình quân gia quyền

Đây là phương pháp tính dựa trên toán học thống kê. Trong đó cách tính của bình quân gia quyền sẽ là giá trị trung bình của sản phẩm tồn kho đầu kỳ và hàng hóa được mua hoặc tạo ra trong kỳ. Hiện nay, có 2 cách tính phổ biến là theo giá trị bình quân gia quyền cuối kỳ và và bình quân sau mỗi lần nhập hàng. Mỗi cách tính đều có ưu và nhược điểm riêng trong đó:

Công thức bình quân cuối kỳ

  • Bình quân cuối kỳ (bình quân cả kỳ) = (giá thực tế tồn ở đầu kỳ + Nhập trong kỳ) / (Số lượng tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ)

Tính hàng tồn kho cho doanh nghiệp có 4 phương pháp tính khác nhau

Cách tính hàng tồn kho dành cho doanh nghiệp 

Ưu và nhược điểm của cách tính bình quân gia quyền 

  • Ưu điểm: Chỉ cần tính một lần vào cuối kỳ và kỹ thuật dễ làm, dễ áp dụng.
  • Nhược điểm: Đối với số lượng hàng hóa quá nhiều thì kết quả cho ra từ phương pháp này có độ chính xác không cao

Công thức bình quân sau mỗi lần nhập

  • Bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời) = Giá thực tế sau mỗi lần nhập / Số lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập

Ưu và nhược điểm 

  • Ưu điểm: Do tính thường xuyên và liên tục cập nhật nên giá trị thu được có độ chính xác cao hơn phương pháp bình quân cả kỳ.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi thời gian, công sức, tiền bạc bỏ ra sẽ lớn hơn vì dữ liệu cần được cập nhật liên tục, tần suất thực hiện nhiều hơn.

Cách tính nhập trước, xuất trước

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) được thực hiện dựa trên giá trị các mặc hàng tồn kho được tính là xuất trước và sản phẩm còn lại cuối kỳ. Trong đó, xuất trước là những sản phẩm tồn kho theo kiểu nhập, mua trước và sản xuất trước, đồng thời giá hàng sẽ được tính theo lô hàng ở đầu hoặc gần kỳ đầu. Riêng giá trị hàng còn lại cuối kỳ sẽ là những sản phẩm được mua hoặc dùng cho sản xuất doanh nghiệp trong giai đoạn cuối kỳ, và tính theo giá hàng nhập kho tại thời điểm cuối hoặc gần cuối kỳ.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp, công ty tính được giá trị hàng hóa xuất kho cho từng đợt.
  • Làm cho chỉ số hàng tồn kho trên báo cáo tài chính có giá trị thực tế hơn

Nhược điểm:

  • Kết quả doanh đang có tại sẽ không phù hợp với số lượng chi phí bỏ ra ở hiện tại.
  • Đối với số lượng hàng nhiều đòi hỏi quá trình thống kê, tổng hợp, tính toán vô cùng lớn dẫn đến khối lượng công việc cũng như chi phí sẽ đội lên.

Cách tình hàng hàng tồn kho bằng phương pháp nhập trước, xuất trước

Cách tính hàng tồn kho bằng phương pháp nhập trước, xuất trước giúp báo cáo tài chính có giá trị thực tế hơn

Cách tính giá bán lẻ

Để phù hợp với lĩnh vực bán lẻ, giá hàng tồn kho được tính theo cách bán lẻ, dựa trên số lượng lớn các sản phẩm có độ lưu động cao và mức lợi nhuận tương đương, mà không cần dùng các phương pháp khác để xác định giá gốc như các siêu thị làm.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng kiểm soát lượng của các kênh bán lẻ

Nhược điểm:

  • Cần có hệ thống kênh bán lẻ rõ ràng và đòi hỏi phương pháp thống kê phức tạp từ đó làm gia tăng chi phí trong quá trình điều tra.

Một vài ví dụ về cách tính hàng tồn kho ​

Để tính hàng tồn kho đòi hỏi rất nhiều về kỹ thuật cũng như phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, mục tiêu đề ra mà có phương pháp khác nhau. Sau đây là một ví dụ về cách tính hàng tồn kho:

Công ty sản xuất Kim Ngân có các loại hàng tồn như sau: 

  • Vật liệu tồn tháng 6 là 500kg với đơn giá 5.000 đồng/kg. 
  • Ngày 10/7 nhập kho 300kg vật liệu có đơn giá 4.500 đồng/kg. 
  • Ngày 15/7 xuất kho 400kg vật liệu. 
  • Ngày 20/8 nhập kho 100kg vật liệu với đơn giá 4.800 đồng/kg. 
  • Ngày 30/9 xuất kho 200kg vật liệu.

Tính các loại hàng tồn kho của công ty sản xuất Kim Ngân

Tính các loại hàng tồn kho của công ty sản xuất Kim Ngân

Cách tính hàng hàng tồn kho theo phương pháp đích danh

Công ty xuất 400kg xuất kho ngày 15/7, nhập 300kg vào ngày 10/7 và 100kg thuộc số hàng tồn đầu tháng. 200kg vậy liệu xuất vào ngày 30/9 có 100kg thuộc lần nhập vào ngày 20/8 và 100kg thuộc số hàng tồn đầu tháng. 

Trị giá vật liệu được xuất kho trong tháng 7 là: 

  • Xuất vào ngày thứ 15: (100 x 5.000) + (300 x 4.500) = 2.350.000 đồng 
  • Giá xuất kho ngày 30: (100 x 5.000) + (100 x 4.800) = 980.000 đồng

Tính tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Sử dụng để tính 1 lần vào cuối tháng

  • Đơn giá bình quân = (500 x 5.000 + 300 x 4.500 + 100 x 4.800) / (500+300+100) = 4.833 đồng 
  • Trị giá xuất kho trong tháng:
  • Ngày 15: 400 x 4.833 đồng = 1.933.200 đồng 
  • Ngày 30: 200 x 4.833 đồng = 966.600 đồng

Cách tính từng lần xuất và trước đó có nhập hàng vào

  • Đơn giá bình quân = (300 x 4.500 +100 x4.800) / (300+100) = 4.650 đồng 
  • Trị giá xuất ngày 15 = 400 x 4.650 đồng = 1.860.000 đồng 
  • Trị giá xuất ngày 30 = 100 x 4.800 + 100 x 4.650 đồng = 945.000 đồng

Tính hàng tồn kho theo nhập trước xuất trước (FIFO)

Xuất kho trong tháng:

  • Trị giá xuất ngày 15 = (200 x 5.000) + (200 x 4.500) = 1.900.000 đồng 
  • Trị giá xuất ngày 30 = (100 x 5.000) + (100 x 4.800) = 980.000 đồng

Ví dụ thực tiễn trong cách tính hàng tồn kho

Ví dụ thực tiễn trong cách tính hàng tồn kho

Cần làm gì để tối ưu hóa hàng tồn kho?

Để tối ưu được lượng hàng tồn kho cần có được sự thống nhất trong khâu nhập hàng để kiểm kê hàng hóa dễ dàng hơn. Hay nói cách khác doanh nghiệp cần cố định ngày nhập, mua hàng. Để thuận lợi hơn nữa doanh nghiệp cần bố trí cho từng loại hàng hóa có hướng nhập hàng riêng, hàng hóa càng nhiều khâu quản lý càng rắc rối vì vậy chia ra nhiều khâu quản lý sẽ đảm bảo tính hiệu quả hơn.

Hiện nay quản lý không còn nằm trên giấy tờ mà đã có thể thống nhất và triển khai đồng bộ bộ trên hệ thống phần mềm. Các công cụ này giúp khâu thống kê, kiểm tra chất lượng, hạn sử dụng của sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ cần nhập thông tin và nhận kết quả một cách chính xác.

Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh online hàng đầu hiện nay - OneX

Giải pháp quản lý bán hàng đa kênh online hàng đầu hiện nay - BizShop

Đặc biệt đối với quản lý kho hàng trong việc bán hàng online là không thể thiếu. Hệ thống phần mềm quản lý hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp không phải gặp tình trạng sản phẩm thiếu thông tin dữ liệu hay sản phẩm khó kiểm tra và tính toán. Trong bối cảnh đó Bizfly tiên phong đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số đã cho ra mắt hệ thống BizShop. 

Đến với BizShop doanh nghiệp có thể trải nghiệm được sự hiện đại trong cách vận hành và quản lý kho hàng. Với đội ngũ hơn 200 chuyên gia có trên 15 năm kinh nghiệm hứa hẹn mang đến giải pháp phát triển đồng bộ cùng với hệ thống Bizfly. Ngoài ra, BizShop còn tích hợp công nghệ AI hàng đầu từ VCCorp, tích hợp đủ các chức năng và dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực này.

Tìm hiểu thêm về BizShop tại đây: https://bizfly.vn/giai-phap/giai-phap-quan-ly-ban-hang-bizshop.html

Qua bài viết này hy vọng doanh nghiệp hiểu hơn về cách tính hàng tồn kho trong quản lý sản phẩm. Tuy nhiên để xây dựng được hệ thống bán hàng hiện đại, phát triển là điều không dễ. Vì vậy hãy tiết kiệm công sức, thời gian bằng cách đến với dịch vụ của Bizfly nơi chuyên cung cấp giải pháp chuyển đổi số.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly