Thị phần là gì? Vai trò và cách tính thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 15/04/2022

Thị phần luôn nằm trong những yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp trong việc phát triển, tăng trưởng kinh doanh. Hiểu rõ về thị phần là gì? Cách để gia tăng thị phần như thế nào là cơ hội để giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Để hiểu rõ hơn, cùng Bizfly đi tìm hiểu nội dung dưới đây. 

Thị phần là gì

Thị phần (Market Share) là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sẽ có thị phần cao nhất và thường có ảnh hưởng lớn nhất.

Để cạnh tranh được nhiều thị phần, doanh nghiệp cần phải phân tích, nghiên cứu thị trường và xây dựng những chiến lược marketing, kinh doanh phù hợp và hiệu quả. 

Thị phần là gì

Thị phần thể hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp trong một thị trường nhất định

Cách tính thị phần như thế nào?

Thị phần = Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường

Hay

Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường

 

Ví dụ cách tính thị phần như sau:

 

Giả sử tại thị trường Hà Nội có tổng cộng 5000 chiếc oto B

Đại lý H bán ra 300 chiếc

Vậy nên. Thị phần của đại lý H là (300/5000)*100 = 6%.

Có thể nói, đại lý H đang chiếm 6% thị phần bán xe oto B tại thị trường Hà Nội

 

Ngoài ra, còn một cách tính thị phần tương đối khác (Relative market share)

Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp / Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh

Thị phần tương đối = Số sản phẩm doanh nghiệp bán ra / Số sản phẩm đối thủ cạnh tranh bán ra

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý về cách tính thị phần tương đối này:

  • Thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp
  • Thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ
  • Thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ ngang nhau.

Vai trò của thị phần tăng trưởng trong kinh doanh

Nếu một doanh nghiệp chiếm được nhiều thị phần thì hiển nhiên việc tăng trưởng kinh doanh sẽ càng ngày phát triển. Nó là một tiền đề giúp doanh nghiệp tiến tới quy mô hoạt động rộng lớn hơn, nâng cao khả năng sinh lời từ thị trường mới. 

Nhiều doanh nghiệp đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh và đánh mất thị phần vào tay đối thủ. Nó khiến cho doanh nghiệp có thị phần thấp dễ chán nản và đưa ra quyết định không đúng đắn. 

Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng trong thị phần giúp mang lại giá trị ban đầu và yếu tố thúc đẩy tốc độ phát triển thị phần của doanh nghiệp trong mỗi phân khúc thị trường. Chứng minh thực tế, nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn thị phần vẫn tồn tại và phát triển cho đến bây giờ. 

Do đó, để thấy được thị phần vô cùng quan trọng trong mỗi hoạt động của doanh nghiệp và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài:

  • Thị phần thể hiện rõ khả năng cạnh tranh tương đối của sản phẩm, kinh doanh mà doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường. Tổng thị trường tăng lên, đồng nghĩa doanh thu và tốc độ tăng trưởng cũng tăng theo nếu như thị phần của doanh nghiệp sẽ đang được duy trì. 
  • Nắm rõ thị phần sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận ra tốc độ phát triển và quá trình kinh doanh trong từng phân khúc thị trường. 
  • Thị phần cho biết sự thiếu hụt của nguồn lực và động lực phát triển, để từ đó doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm. 
  • Thị phần tăng lên giúp doanh nghiệp mở rộng được quy mô thị trường và cải thiện khả năng sinh lời. 

Làm thế nào để xác định thị phần tăng trưởng?

Thị trường luôn có sự thay đổi, khiến cho mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra được thị phân của mình trong đó, đặc biệt là thị phần tăng trưởng. Do đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn Ma trận Boston (BCG) và được sử dụng để khai thác tối đa cơ hội tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp.

Xác định khả năng tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp qua mô hình BCG thông qua từng giai đoạn sống của sản phẩm

Xác định khả năng tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp qua mô hình BCG dựa trên mỗi giai đoạn sống của sản phẩm

Ma trận Boston (BCG) được chia làm 4 phần, được phản ánh giá trị thông qua trục tọa độ: ô ngôi sao, ô dấu hỏi, ô bò sữa, ô chó mực.

  • Ô dấu hỏi: Đây là nhóm sản phẩm mới, khi bước vào vào thị trường thường có nhiều cơ hội phát triển mạnh, tuy nhiên thị phần còn khá hạn chế trên thị trường nên chỉ là một dấu chấm hỏi. Cần đưa ra những bài kiểm thử trong thời gian ngắn và theo dõi thị trường và phân tích sản phẩm có phù hợp để phát triển hay không. Sau đó, phận định sẽ nằm trong nhóm nào như: Ngôi sao sẽ cần đẩy mạnh tiếp thị hoặc đưa vào nhóm chó mực để loại bỏ. 
  • Ô ngôi sao: Nhóm này đang rất được kỳ vọng từ người tiêu dùng và đang phát triển mạnh. Nhưng, vì còn mới nên vẫn cần phát đẩy mạnh marketing liên tục trên các kênh có lượng người dùng tương tác cao, bởi lúc này cần phải để nhận diện thương hiệu cao nhất mới mong chiếm lĩnh được thị trường nhanh chóng. 
  • Ô bò sữa: Nhóm này khó có thể tăng trưởng thêm trên thị trường, tuy nhiên thị phần vẫn còn và đem lại một nguồn doanh thu tốt cho doanh nghiệp. Để tốt nhất, nên bổ sung thêm nguồn lực để duy trì và hạn chế khả năng giảm thị phần. 
  • Ô chó mực: Nhóm này không có giá trị trên thị trường, không mang lại lợi nhuận, thị phần gần như bằng 0. Đầu tư vào nhóm này sẽ không hiệu quả, không nên dồn nguồn lực, tài chính mà nên loại bỏ hẳn để tránh phát sinh các phí tồn kho, bảo quản, quản lý, kiểm kê… gây ảnh hưởng tới đầu tư chi tiêu của doanh nghiệp. 

Một số cách giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần

Một sự thật đó là bạn cần liên tục đổi mới để duy trì hoặc mở rộng thị phần mà bạn đang có cho dù bạn đã là người dẫn đầu hay là doanh nghiệp mới. 

Cách gia tăng thị phần nào là phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Cách gia tăng thị phần nào là phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Có thể ứng dụng Marketing vào việc phát triển dữ liệu khách hàng, thương hiệu trên nền tảng truyền thống, online hoặc bạn có thể tham khảo chi tiết các cách gia tăng thị phần dưới đây:

1. Định giá theo xu hướng

Áp dụng chiến lược giá cho sản phẩm luôn là cách nhanh chóng để thu hút nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể tạo sức ép cạnh tranh bằng nhiều chiến lược giá khác nhau, có thể cung cấp một mức giá thấp, thiết lập giá theo tâm lý hoặc đơn giản là cung cấp các chiến dịch giảm giá theo mùa và các ưu đãi hấp dẫn. 

2. Cải tiến sản phẩm

Việc cung cấp giá trị mới cho khách hàng thông qua sản phẩm không những gây ấn tượng mạnh tới lượng lớn khách hàng, nó còn giúp khẳng định uy tín của thương hiệu trên thị trường. Thị phần sẽ tăng trưởng tốt nếu việc cải tiến sản phẩm dựa theo những phản hồi, đánh giá khách hàng, dữ liệu thị trường của sản phẩm đời trước. 

3. Tìm nhân khẩu học mới

Thu hút khách hàng với định hướng nhân khẩu học mới đi đôi với việc xây dựng sản phẩm mới và cải tiến tính năng. Thị trường luôn có những khoảng trống bị bỏ lỡ, bạn hãy nhạy bén tìm ra nó để tìm kiếm cơ hội phục vụ nhóm đối tượng mới này. 

4. Nâng cao nhận thức về thương hiệu 

Các chiến thuật xây dựng thương hiệu từ Marketing sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Trước hàng triệu thương hiệu lớn nhỏ, càng nhiều khách hàng biết tới thương hiệu, sản phẩm bạn cung cấp càng có nhiều cơ hội tiếp cận họ. 

5. Học hỏi từ các đối thủ có thị phần lớn

Sự thành công của đối thủ chính là nguồn tài nguyên mà bạn có thể tận dụng. Hãy biến những tinh hoa trong các chiến lược họ đã áp dụng cho sản phẩm thành của mình. Có thể nghiên cứu qua quá trình theo dõi những chiến dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội, theo dõi biến đổi giá hoặc sử dụng công cụ đánh giá thị trường. 

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm thị phần là gì, vai trò và cách xác định, gia tăng thị phần cho doanh nghiệp hiệu quả. Việc xác định và nâng cao thị phần là vô cùng quan trọng vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần có phương án triển khai tối ưu.

 

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly