Product-centric là gì mà được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào chiến lược tăng trưởng doanh thu? Trong bài viết này, mời bạn cùng Bizfly tìm hiểu về product-centric và cách xây dựng một chiến lược product-centric hiệu quả.
Product-centric hay "lấy sản phẩm làm trung tâm", là một chiến lược kinh doanh tập trung vào việc phát triển sản phẩm, mang những tính năng vượt trội. Trong chiến lược này, mọi quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh việc tối ưu sản phẩm/dịch vụ.
Product-centric có một số điểm khác biệt so với customer-centric. Product-centric sẽ tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo, thay vì chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp tung ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính sáng tạo, vượt xa hơn kỳ vọng của khách hàng.
Sau khi hiểu product-centric là gì, chúng ta cùng tìm hiểu những lợi ích mà chiến lược product-centric mang lại cho doanh nghiệp. Đây là chiến lược đặt trọng tâm vào việc xây dựng và cung cấp những sản phẩm có giá trị, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể gặt hái được nhiều lợi ích như:
Tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Ví dụ: Microsoft tập trung vào việc hiểu các yêu cầu cụ thể của khách hàng khi sử dụng máy tính và phát hành ra hệ điều hành Windows. Từ đó khiến Windows trở thành hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Sản phẩm và dịch vụ vượt trội sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông cạnh tranh và tạo ra một vị thế mạnh mẽ trên thị trường. Điều này có thể dẫn đến tăng trưởng doanh thu và thị phần của doanh nghiệp.
Ví dụ: Bằng việc tập trung vào phát triển dòng điện thoại smartphone và cho ra mắt chiếc iphone đầu tiên với hệ điều hành IOS độc quyền, Apple đã trở thành thương hiệu tỷ đô và có vị thế vững mạnh trên thị trường.
Chiến lược product-centric khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo. Điều này giúp doanh nghiệp dẫn đầu xu hướng và tạo ra những giải pháp mới, hiệu quả hơn cho khách hàng.
Ví dụ: Apple liên tục đưa ra các sản phẩm đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như iPhone, iPad và Mac. Chiến lược đổi mới của Apple đã giúp công ty trở thành một trong những công ty thành công nhất thế giới.
Khi tập trung vào việc phát triển sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có một lộ trình rõ ràng cho việc cải tiến và nâng cấp sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ví dụ: Với lộ trình phát triển sản phẩm rõ ràng, Microsoft đã liên tục update hệ điều hành Windows từ Win Xp, Win 7, Win 8, Win 10, Win 11 để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Chiến lược product-centric còn tạo ra môi trường làm việc hướng đến đổi mới và sáng tạo. Điều này giúp nhân viên cảm thấy gắn kết và tự hào với sản phẩm của công ty.
Ví dụ: Với hướng phát triển riêng biệt, google đã tạo ra một kỷ nguyên công nghệ hoàn toàn mới cho nhân loại. Google cũng luôn nằm trong top những công ty có môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
Chiến lược product-centric tập trung vào việc phát triển và cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Do đó, để xây dựng một chiến lược sản phẩm thành công. Doanh nghiệp cần có một quy trình có hệ thống rõ ràng. Bao gồm xác định mục tiêu, phát triển sản phẩm phù hợp và xây dựng lộ trình ra mắt thị trường. Cụ thể, các bước này bao gồm:
Trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược product-centric, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Những mục tiêu này có thể bao gồm:
Sau khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần đánh giá nguồn lực sẵn có, bao gồm:
Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và nhu cầu của khách hàng. Các phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng bao gồm:
Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp (Tinh gọn) Lean và (Linh hoạt) Agile. Đây đều là những công cụ hữu ích trong việc xây dựng chiến lược product-centric:
Để đảm bảo chiến lược product-centric đạt được mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả của chiến lược này một cách thường xuyên. Một số chỉ số đánh giá mà doanh nghiệp có thể sử dụng bao gồm:
Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp cần cải tiến liên tục chiến lược product-centric để phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Điều này bao gồm các hoạt động điều chỉnh, cải tiến và tối ưu hóa chiến dịch. Cụ thể:
Mặc dù chiến lược product-centric tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ xuất sắc. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên hoàn toàn bỏ qua nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm vẫn cần đáp ứng được nhu cầu cơ bản và mang lại giá trị cho khách hàng.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường luôn thay đổi, doanh nghiệp cần linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược product-centric theo xu hướng mới. Việc cứng nhắc và không thích ứng sẽ khiến doanh nghiệp bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Product-centric và customer-centric là hai chiến lược kinh doanh nhằm tối đa hóa doanh thu và đem về một lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Do đó, cả hai chiến lược đều có những điểm tương đồng giống nhau. Cụ thể:
Cả hai chiến lược Product-centric và customer-centric đều mang mục đích tạo ra giá trị cho khách hàng. Dưới đây là một số điểm tương đồng của hai chiến lược này:
Cả hai cách tiếp cận đều hướng đến mục tiêu tạo ra giá trị cho khách hàng. Dù là thông qua việc cải thiện sản phẩm dựa trên ý kiến phản hồi thì cả hai đều xem xét sự phản hồi từ khách hàng như một phần quan trọng của quá trình kinh doanh.
Dù là product-centric hay customer-centric thì việc đổi mới là yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển doanh nghiệp. Cả hai đều linh hoạt với sự thay đổi để đảm bảo sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Cả hai chiến lược đều yêu cầu phân tích thị trường cụ thể để hiểu được các đối tượng khách hàng mục tiêu, nhu cầu và hành vi của họ. Phân tích này giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về sản phẩm, tính năng và chiến lược tiếp thị sao cho hiệu quả nhất.
Sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố quan trọng đối với cả hai chiến lược. Dù là phát triển sản phẩm tốt hơn (product-centric) hoặc cung cấp dịch vụ tốt hơn (customer-centric), thì cả hai đều nhằm mục tiêu đảm bảo khách hàng cảm thấy hài lòng và được đánh giá cao.
Mục tiêu cuối cùng của cả hai chiến lược product-centric và customer-centric là tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cả hai chiến lược đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này bằng cách thu hút khách hàng mới, xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tăng giá trị trọn đời của khách hàng...
Tiêu chí | Product-centric | Customer-centric |
Tập trung | - Tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ xuất sắc |
|
Chiến lược |
- Xây dựng chiến lược xoay quanh sản phẩm và dịch vụ |
- Xây dựng chiến lược xoay quanh nhu cầu và mong đợi của khách hàng |
Mục đích của sự đổi mới |
- Đổi mới nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, vượt trội để đáp ứng nhu cầu khách hàng |
- Ít có sự đổi mới |
Tiếp thị |
- Trọng tâm được đặt vào việc quảng bá các đặc điểm và lợi ích của sản phẩm |
- Trọng tâm chuyển sang việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng |
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp lớn và thành công trên thế giới áp dụng chiến lược product-centric. Chiến dịch này giúp các doanh nghiệp này liên tục đổi mới và cải tiến sản phẩm. Từ đó giữ chân được lượng khách hàng của mình và giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các công ty có thể đầu tư nhiều nguồn lực vào việc nghiên cứu thị trường để có thể cho ra sản phẩm tốt nhất.Các doanh nghiệp này có thể kể đến gồm:
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng Bizfly tìm hiểu Product-centric là gì? Bằng cách tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ xuất sắc thông qua Product-centric. Doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, sự hài lòng của khách hàng cao hơn, và sự gắn kết của nhân viên. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp