Đối với mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên mức độ cạnh tranh mạnh mẽ cho doanh nghiệp trên thị trường. Với một chuỗi cung ứng được quản lý tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt, điều tiết thị trường và quản lý cung cầu tiêu dùng của khách hàng một cách chủ động hơn.
Các chuyên gia Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng và các mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến. Mời bạn theo dõi nội dung này trong bài viết sau.
Quản lý chuỗi cung ứng là tất cả các hoạt động quản lý hậu cần bao gồm lập kế hoạch và quản lý chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến việc tìm kiếm nguồn cung và cầu cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn cả, việc quản trị này cũng yêu cầu sự phối hợp hay hợp tác giữa các đối tác trong cùng một chuỗi cung ứng toàn diện để mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là tối đa tổng giá trị tạo ra của chuỗi bằng cách thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả. Từ đó thỏa mãn mọi nhu cầu và mong muốn của các nhóm khách hàng.
Hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc sâu sắc vào cách quản trị chuỗi cung ứng nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Thực hiện quản trị chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp nhận được những lợi ích cụ thể như:
Xem thêm bài viết: Supply Chain là gì? Hướng dẫn cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả
Tuỳ theo mức độ phát triển và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ có từng loại mô hình quản trị chuỗi cung ứng khác nhau để lựa chọn. Tuy nhiên, hai mô hình quản trị thường được thấy nhất hiện nay bao gồm:
Với mô hình này, doanh nghiệp cần tiến hành mua nguyên liệu đầu vào từ một đơn vị cung cấp duy nhất và sau đó tự mình thực hiện các công tác sản xuất đồng thời vận chuyển hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng. Như vậy, chỉ với một vài yếu tố cơ bản, bạn đã có thể gia nhập được vào chuỗi cung ứng.
Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến
Với mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ phải xử lý các nguyên liệu trực tiếp hoặc trung gian tạo ra sản phẩm một cách hoàn thiện nhất trước khi mang đến cho khách hàng. Bên cạnh đó, công tác vận chuyển cũng được thực hiện qua nhiều kênh với các đối tác hỗ trợ là hoàn toàn khác nhau.
Thực hiện quản trị chuỗi cung ứng, bạn cần thiết phải nắm rõ được những vấn đề sau:
Thực hiện các chiến lược phân phối cần phải đảm bảo rằng các điểm dịch chuyển hay nhà kho đều có thể tiến hành điều phối các sản phẩm tới các cửa hàng sao cho thời gian, chi phí và mức tồn kho phải tối ưu và tối thiểu nhất có thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiến hành hoạch định số lượng nhà kho hiện có và áp dụng các chiến lược phân phối cổ điển, chiến dịch vận chuyển chéo hoặc vận chuyển trực tiếp để mang lại những hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Những vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng
Trong quản lý chuỗi cung ứng, thiết kế sản phẩm giữa vai trò quan trọng mặc dù nó khiến cho các chi phí tồn kho hay chi phí vận tải có thể tăng lên. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách hàng tại thị trường luôn có sự biến động nên sự thay đổi luôn là điều không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần xác định được thời điểm mình nên tái thiết kế để cắt giảm thời gian và chi phí giao hàng nhất định trong chuỗi cung ứng.
Chi phí vận chuyển luôn ở mức cao và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành của sản phẩm do sự cần thiết trong việc đảm bảo tuân thủ về mặt thời gian cũng như chất lượng sản phẩm và các chi phí phát sinh khác. Các vấn đề này đang được các doanh nghiệp hướng giải quyết bằng cách địa phương hóa quy trình.
Để giảm thiểu tối đa các chi phí cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo được mức độ chất lượng của các sản phẩm thì việc kiểm soát tồn kho của doanh nghiệp luôn phải ở mức tối thiểu bởi nhu cầu của họ là thứ dễ dàng thay đổi.
Kiểm soát hàng tồn kho
Điều cần thiết đối với doanh nghiệp chính là nên có công cụ dự đoán nhu cầu khách hàng để chuẩn bị hàng tồn kho sao cho đầy đủ nhất.
Xem thêm: Inventory là gì và các lợi ích của Inventory mang lại
Công nghệ được xem là then chốt trong việc quản trị chuỗi cung ứng là Big Data và cách xử lý Big Data bởi giúp việc quản trị trở nên đơn giản hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tích hợp thêm thương mại điện tử vào chuỗi hệ thống cung ứng của mình để gia tăng thêm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vận dụng quản lý chuỗi cung ứng một cách trơn tru và có hiệu quả sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích lớn trong sự phát triển lâu bền và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với những chia sẻ chi tiết qua các phần nội dung nói trên, bạn đã hiểu rõ hơn khái niệm, lợi ích cũng như các vấn đề trong quản lý để phát triển hơn công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp