Supply Chain là gì? Vai trò và một số mô hình chuỗi cung ứng phổ biến

Thủy Nguyễn 31/07/2021

Supply Chain tối ưu hóa hoạt động để giảm thiểu chi phí và thời gian, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp có được những lợi thế vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Vậy cụ thể, Supply Chain là gì? Trong bài viết này, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm này và tầm quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Supply Chain là gì? 

Supply Chain (Chuỗi cung ứng) là hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp. Các hoạt động trong quy trình của chuỗi cung ứng bao gồm sản xuất, vận chuyển và cung cấp hàng hóa từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng. 

Supply Chain Management (SCM) - Quản lý chuỗi cung ứng có vai trò đặc biệt quan trọng khi nhắc đến Supply Chain, đề cập đến việc quản lý mua hàng, sản xuất, lưu kho, vận chuyển và phân phối sản phẩm. SCM đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và vận chuyển đến khách hàng một cách hiệu quả và kịp thời, với chi phí thấp và quá trình sản xuất tối ưu. 

Supply Chain là gì

Supply Chain là gì? 

Đọc thêm: Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Các mô hình quản lý Supply Chain Management hiệu quả

Vai trò của Supply Chain trong doanh nghiệp 

Chắc bạn cũng có thể nhận thấy Supply Chain có vai trò quan trọng nhất định đối với doanh nghiệp. Bởi nó ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Vai trò cụ thể:

  • Có mặt trong mọi hoạt động sản xuất từ hoạch định, tìm nguồn hàng, sản xuất thành phẩm, quản lý hậu cần cho đến việc phối hợp với các nhà cung ứng, đối tác, kênh trung gian,...Quản lý Supply Chain sẽ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và cơ hội vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
  • Hoạt động quản lý Supply Chain giúp đảm bảo tính hiệu quả về đầu ra cũng như đầu vào của sản phẩm. Tại đầu vào, lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dự báo được đúng nhu cầu của thị trường, của người dùng, giảm mức độ rủi ro và lượng hàng hoá tồn kho. Tại đầu ra, Supply Chain cung ứng một cách đầy đủ sản phẩm cho thị trường và mang lại lợi nhuận doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Việc quản lý Supply Chain tốt sẽ mang lại hiệu quả lớn trong hoạt động hậu cần (Logistics). Đảm bảo tốc độ phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng và độ mới của sản phẩm.,

Mô hình Supply Chain 

Hiện nay, mô hình SCOR - Supply Chain Operations Reference đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế phổ biến trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. SCOR được phát triển vào năm 1996 gồm năm thành phần chính: Plan (Kế hoạch), Source (Nguồn cung), Make (Sản xuất), Deliver (Giao hàng) và Return (Trả lại). 

Mỗi phần của mô hình được chia thành các hoạt động cụ thể, đặc trưng cho từng giai đoạn của chuỗi cung ứng. Cụ thể: 

Lập kế hoạch (Plan) 

Là quy trình có liên quan đến việc lập kế hoạch quản lý các hoạt động cân đối tài chính với chuỗi cung ứng, thiết lập quy tắc kinh doanh, cân đối nguồn lực. Các hoạt động trong phần này bao gồm:

  • Kế hoạch kinh doanh (Business Planning)
  • Kế hoạch nhu cầu (Demand Planning)
  • Kế hoạch sản xuất (Production Planning
  • Kế hoạch cung ứng (Supply Planning)
  • Quản lý nguồn lực (Resource Management)

Nguồn (Source) 

Đối với nguồn (Source) trong mô hình SCOR, nó đề cập đến các hoạt động liên quan đến nguồn cung, là các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm, chọn lựa, mua nguyên vật liệu thô, thực hiện thoản thuận vận chuyển và thanh toán với nhà cung cấp. 

  • Đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp (Assess and Select Suppliers) phù hợp để đáp ứng nhu cầu sản xuất và cung ứng của khách hàng.
  • Quản lý quan hệ với nhà cung cấp (Manage Supplier Relationships) với các hoạt động đàm phán giá cả, định hướng sản phẩm và dịch vụ, và quản lý chất lượng.
  • Điều phối đơn hàng (Coordinate Order Fulfillment)
  • Quản lý kho hàng (Manage Inventory), lưu trữ sản phẩm và tài sản chặt chẽ, hiệu quả.

Mô hình Supply Chain

SCOR - mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng phổ biến

Thực hiện (Make) 

Maket trong mô hình này đề cập tới việc thực hiện sản xuất, đóng gói, vận chuyển thành phẩm theo các đơn đặt hàng thực tế. Nó trả lời cho các câu hỏi:  

  • Make to order (sản xuất dựa trên thông số, thiết kế có sẵn khi nhận được đơn hàng)
  • Make to stock (sản xuất dựa trên việc kết hợp nhu cầu người dùng và hàng tồn kho) 
  • Engineer to order (sản xuất hoàn thành sản phẩm sau khi nhận đơn hàng)

Các hoạt động trong phần "Make" bao gồm:

  • Lập kế hoạch sản xuất (Plan Production)
  • Sản xuất (Produce)
  • Kiểm tra chất lượng (Assure Quality)
  • Đóng gói sản phẩm (Package)

Giao hàng (Deliver) 

Giao hàng (Deliver) là những quy trình có liên quan đến việc đưa hàng hoá, sản phẩm ra ngoài bao gồm phân phối, vận chuyển, nhập kho. Hay được hiểu là các hoạt động từ quản lý đơn hàng, quản lý kho đến quá trình vận chuyển sản phẩm.

  • Quản lý đơn hàng (Manage Order)
  • Quản lý kho (Manage Inventory)
  • Quản lý vận chuyển (Manage Transportation)
  • Giao hàng (Deliver)

Trả lại (Return)

Bước này sẽ tập trung vào các hàng hoá, sản phẩm được trả lại vì một số những lý do nào đó bất kỳ. Các doanh nghiệp phải trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể xử lý được việc trả lại sản phẩm, bao bì hay container bị lỗi. Việc hoàn tiền sẽ dựa trên các quy tắc kinh doanh cụ thể và những yêu cầu quy định khác.

>> Xem thêm: Mô hình chuỗi cung ứng là gì? Vai trò và 5 mô hình phổ biến hiện nay

Các vị trí trong hoạt động chuỗi cung ứng

Nghề supply chain đề cập đến quá trình quản lý và điều phối các hoạt động mua sắm, sản xuất, lưu trữ và phân phối sản phẩm. Vì thế, các vị trí của nghề Supply Chain đóng vai trò quan trọng trong qua trình phát triển doanh nghiệp. Nhân viên Supply Chain sẽ thực hiện một số công việc cụ thể dưới đây:

Các vị trí trong Supply Chain

Các vị trí trong Supply Chain đóng vai trò quan trọng trong qua trình phát triển doanh nghiệp

Xây dựng kế hoạch chuỗi cung ứng

Nền tảng của hoạt động chuỗi cung ứng mang tính liên kết, vì thể xây dựng kế hoạch cho chuỗi cung ứng rất quan trọng. Nhân viên supply chain thực hiện xây dựng sẽ có cơ hội thực hiện một số công việc sau:

  • Lên kế hoạch chuỗi cung ứng: Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất và phân phối theo cách hiệu quả nhất có thể thông qua quá trình xác định các yếu tố quan trọng của chuỗi cung ứng, thiết lập mục tiêu của chuỗi cung ứng, thiết kế và điều chỉnh kế hoạch. 
  • Lập kế hoạch nhu cầu: Trong hoạt động chuỗi cung ứng, nhân viên lập kế hoạch nhu cầu cần đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và phân phối đúng lượng, đúng thời gian để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 
  • Lên kế hoạch sản xuất: Khi sản xuất, nhân viên thiết lập kế hoạch cần đáp ứng được yêu cầu với việc quản lý tài nguyên, theo dõi sản xuất, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và đưa ra đánh giá cải thiện. Với mục đích cho ra sản phẩm tới tay người tiêu dùng với chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và vận hành được tối ưu. 
  • Lên kế hoạch năng lực: Người thực hiện công việc này cần đảm bảo các tài nguyên và năng lực của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
  • Quản lý nguồn lực hậu cần: Nhân sự thuộc công việc này có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên hậu cần, bao gồm kho hàng, phương tiện vận chuyển, nhân lực... đảm bảo rằng những yếu tố này được sử dụng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.

Tìm nguồn mua hàng và cung ứng

Người tìm nguồn mua hàng và cung ứng sẽ cần phải tìm hiểu các công việc như cách thức bán hàng, quản lý hàng tồn kho, xây dựng hợp đồng với nhà cung cấp, thiết lập và đàm phán giá cả,...

  • Đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp: Người tìm nguồn mua hàng và cung ứng phải đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp trên tiêu chí đánh giá khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng và dịch vụ hậu mãi của các nhà cung cấp.
  • Thương lượng và ký hợp đồng: Đàm phán giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán để có được mức giá hay các điều khoản hợp lý có trong hợp đồng. 
  • Quản lý quan hệ với nhà cung cấp: Người thực hiện cần giám sát và đảm bảo hiệu suất của các nhà cung cấp, giải quyết các vấn đề về chất lượng và thời gian giao hàng.
  • Quản lý rủi ro: Trong quá trình thực hiện công việc, những rủi ro không may có thể gặp phải như chất lượng, tính an toàn và bảo mật từ các nhà cung cấp. Nhân sự cần đảm bảo các nhà cung cấp tuân thủ quy định pháp luật và đạo đức kinh doanh. Dự trù giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Các vị trí có liên quan đến công việc của Supply Chain tìm nguồn mua hàng và cung ứng:

  • Giám đốc nguồn cung ứng.
  • Nhân viên kiểm kê và mua hàng.
  • Quản lý danh mục.
  • Giám đốc mua hàng. 

Chế tạo và sản xuất

Nhân viên chế tạo và sản xuất trong hoạt động chuỗi cung ứng có nhiệm vụ tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Cụ thể một số công việc sản xuất nổi bật như:

  • Kỹ sư
  • Quản lý thu mua
  • Giám đốc sản xuất
  • Quản lý sản xuất
  • Giám sát sản xuất
  • Vận hành bảo trì
  • Quản lý chất lượng...

Hậu cần và vận tải

Nhân viên hậu cần và vận tải đảm bảo sự liên kết giữa các hoạt động vận hành, từ quá trình sản xuất đến quá trình vận chuyển sản phẩm. Một số công việc nổi bật cụ thể như: 

  • Quản lý phòng kho 
  • Quản lý vận chuyển
  • Lập kế hoạch phân phối
  • Nhân viên điều hành
  • Nhân viên quản lý hậu cần
  • Giám đốc hậu cần...

Tương lai của ngành Supply Chain

Trước đây, công việc của Supply Chain được xây dựng chủ yếu bởi quá trình hậu cần của việc sản xuất sản phẩm. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, Supply Chain đã trở nên phức tạp hơn, mong cầu về dịch vụ của người dùng ngày một lớn và đòi hỏi tính toàn cầu hóa. Vào những năm 1980 và 1990, Supply Chain đã được tích hợp các quy trình kinh doanh tối ưu, cho ra đời chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng và các công cụ hỗ trợ liên quan. 

Đứng trước sự thay đổi đó, các đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng luôn tập trung nguồn lực tối ưu quy trình của mình với mục đích mang lại tác động tích cực tới toàn bộ quá trình Supply Chain. Như vậy, có thể dễ dàng thấy được sức cạnh tranh chất lượng của các chuỗi cung ứng khác nhau sẽ tăng lên đáng kể. Một số doanh nghiệp lựa chọn thuê bên thứ ba (outsource) để có được quy trình sản xuất và hậu cần chất lượng. 

Tương lai của Supply Chain sẽ tiếp tục phát triển và tiến tới một hướng bền vững hơn. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain và Internet of Things (IoT) sẽ được áp dụng để tăng cường tính toàn cầu hóa và quản lý hiệu quả các chuỗi cung ứng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ tập trung vào việc giảm thiểu khí thải carbon, tăng cường việc tái chế và sử dụng lại tài nguyên, giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường. Kỹ năng ứng dụng công nghệ được dự đoán là yếu tố quan trọng của việc tuyển dụng supply chain trong tương lai.

Nâng cao: Sử dụng công nghệ Blockchain trong việc quản trị Supply Chain 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản trị Supply Chain thì bạn có thể sử dụng công nghệ Blockchain để thúc đẩy được những kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp mình.

Thực trạng 

Các doanh nghiệp phải công nhận rằng việc sử dụng Supply Chain sẽ giúp họ có thêm thông tin phát triển hiệu quả sản xuất. Nhưng họ lại phải đau đầu trong việc tích hợp thông tin và tận dụng những giá trị mà thông tin đó mang lại cho lô hàng.

Sử dụng công nghệ blockchain trong việc quản trị Supply Chain

Sử dụng công nghệ Blockchain trong việc quản trị Supply Chain 

Chính vì vậy mà mối quan tâm của họ đối với công nghệ Blockchain ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp lớn đã và đang nắm bắt được những tiềm năng từ việc ghi chép hoạt động và chuyển giao quyền sở hữu khi di chuyển các sản phẩm giữa nhiều doanh nghiệp và trong suốt quá trình Supply Chain.

Lợi ích của Blockchain trong quản trị Supply Chain 

Với công nghệ Blockchain, mỗi một chuyển động của sản phẩm sẽ được chia thành một khối và các giao dịch sẽ được ghi lại khi các sản phẩm được trao quyền sở hữu cho các đối tượng khác. Điều này đã mang lại cho doanh nghiệp một số những lợi ích như:

  • Khả năng theo dõi và kiểm tra các hoạt động trong suốt quá trình sản xuất, phân phối và vận chuyển hàng hoá. Từ đó, doanh nghiệp sẽ loại bỏ được những rủi ro trong quá trình di chuyển sản phẩm.
  • Trong mỗi khối block, blockchain sẽ giúp bạn xác định giá thành, chất lượng, địa điểm hay những thông tin quản lý sản phẩm khác của các bên liên quan.
  • Công nghệ Blockchain đảm bảo tính an toàn, minh bạch và tính chính xác cho các khách hàng thận trọng và thúc đẩy được tiêu chuẩn hoá, giảm gian lận và sự nhất quán cho sản phẩm.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Bizfly muốn cung cấp đến bạn để có thể hiểu hơn Supply Chain là gì. Hơn nữa những kiến thức quan trọng liên quan đến Supply Chain sẽ giúp bạn vận dụng vào công việc kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng online đa kênh tốt nhất hiện nay

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly