Sự khác biệt giữa email tiếp thị và email giao dịch

Lê Khắc Thịnh 14/03/2024

Khảo sát cho thấy, hầu hết các email giao dịch đều có tỷ lệ mở trung bình là 80 - 85%. Trong khi đó, email tiếp thị chỉ có tỷ lệ mở là 20 - 25%. Vậy điều gì làm nên sự khác nhau giữa email tiếp thị và email giao dịch? Cùng Bizfly tìm hiểu chi tiết về hai loại email này ngay sau đây.

Định nghĩa email tiếp thị và email giao dịch

Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa email tiếp thị và email giao dịch thì bạn cần hiểu rõ về 2 loại email này.

Email tiếp thị

Email tiếp thị là loại email được các doanh nghiệp, tổ chức gửi đi nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ, sự kiện hay sáng kiến của họ hướng đến đối tượng mục tiêu. Loại email này nhằm mục đích thu hút khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ thực hiện một hành động cụ thể như: Mua hàng, đăng ký hội thảo trên website, nhận bản tin hoặc truy cập website. 

Thường nội dung của email tiếp thị sẽ phải đảm bảo 2 yếu tố là tính thông tin và tính thuyết phục. Chẳng hạn như, hình ảnh hấp dẫn, nội dung hay, lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng. Ngoài ra, email cũng cần đảm bảo cá nhân hóa ở một mức độ nào đó, ví dụ như đề cập tới người nhận theo tên hay điều chỉnh nội dung theo sở thích của họ…

Email tiếp thị được gửi đi với mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp
Email tiếp thị được gửi đi với mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp

Email giao dịch

Khác với email tiếp thị tập trung vào việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện, email giao dịch chủ yếu liên quan tới việc cung cấp thông tin về tương tác của người dùng với hệ thống hoặc dịch vụ.

Loại email này thường được tự động kích hoạt khi khách hàng phát sinh giao dịch, tương tác. Nó cung cấp những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến mong muốn của người nhận, do đó tỷ lệ mở của nó cũng khác nhau.

Có nhiều email giao dịch như: Email xác nhận đơn hàng, thông báo vận chuyển hay email đặt mật khẩu…

Điểm cần lưu ý khi sử dụng loại email này là phải thiết kế thu hút, nội dung rõ ràng, chi tiết. Chú ý, tránh đưa nội dung email tiếp thị và email giao dịch vì dễ khiến người nhận dễ nhầm lẫn và ảnh hưởng tới khả năng gửi email.

Email giao dịch cung cấp các thông tin liên quan tới tương tác của người dùng với doanh nghiệp
Email giao dịch cung cấp các thông tin liên quan tới tương tác của người dùng với doanh nghiệp

Sự khác nhau giữa email tiếp thị và email giao dịch

Email tiếp thị và email giao dịch có một số điểm tương đồng và đều phục vụ mục đích riêng trong chiến dịch truyền thông. Bạn không thể dùng email tiếp thị thay thế cho email giao dịch và ngược lại. Vậy sự khác biệt giữa email tiếp thị và email giao dịch là gì?

 

                     Email tiếp thị                           Email giao dịch
Mục đích

- Dùng để thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc tương tác

- Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, sự kiện nhằm khuyến khích người nhận hành động

- Tính cá nhân hóa cao, phân đoạn cụ thể hướng theo người nhận để nâng cao hiệu quả                                                                                                                                   

- Được kích hoạt bởi sự tương tác của người dùng, chẳng hạn như mua hàng, đặt lại mật khẩu hoặc đặt chỗ.

Mục đích chính là cung cấp thông tin và xác nhận, đảm bảo trải nghiệm của người dùng suôn sẻ.

 

Sự tập trung

- Mục đích thu hút và thuyết phục người nhận tương tác với các sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

- Mặc dù trải nghiệm rất quan trọng nhưng mục tiêu là thúc đẩy chuyển đổi và nhận được các hành động có giá trị từ người dùng.

- Ưu tiên nhu cầu và trải nghiệm của người dùng. Trong tâm chính là sự rõ ràng để giảm thiểu nguy cơ gây khó chịu cho người dùng. 

- Email giao dịch sẽ định hình trải nghiệm cho người dùng

Nội dung

- Mang tính chất quảng cáo. Làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ, ưu đãi đặc biệt với sự trợ giúp của ngôn từ thuyết phục và lời kêu gọi hành động (CTA).

- Được gửi theo trình tự email với mục đích cuối cùng là tăng tỷ lệ chuyển đổi.

- Là phương tiện lý tưởng để thông tin được chuyển đến người nhận. Ví dụ, cung cấp chi tiết cụ thể giao dịch như tóm tắt đơn hàng hoặc xác nhận tài khoản.

- Nội dung bên trong loại email này thường không chứa bất cứ yếu tố quảng cáo nào. Tuy nhiên, một CTA nhỏ hoặc tài liệu tiếp thị cũng có thể “cài cắm” một cách khéo léo, chẳng hạn như đề xuất sản phẩm trong email xác nhận đơn hàng.

Tần suất và thời gian

- Được tính thời gian và lập chiến lược dựa trên các yếu tố dành riêng cho từng doanh nghiệp.

- Những yếu tố cần xem xét là: Mô hình tương tác của người dùng, khoảng thời gian tối ưu để phân phối. Các email tương tác lại mà bạn gửi đi cũng là một phần của email tiếp thị. 

- Việc lập kế hoạch và chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp của một chiến dịch email nhất định.

- Được kích hoạt ngay lập tức dựa trên hành động được chỉ định của người dùng. 

- Thời điểm gửi email rất quan trọng, bạn cần đảm bảo khách hàng nhận được thông tin kịp thời. Nếu không gửi đi kịp lúc, danh tiếng của thương hiệu rất dễ bị ảnh hưởng xấu.                                                                  

Cá nhân hóa                                                                                                 

- Đề cao tính cá nhân hóa. Các yếu tố như sở thích của người nhận, tương tác trong quá khứ, nhân khẩu học, lịch sử duyệt web được coi là nguồn dữ liệu quan trọng nhằm cải thiện chất lượng chiến dịch.                                                      

- Nội dung ngắn gọn, súc tích, tập trung vào từng giao dịch cụ thể. Chỉ có một số nội dung cần đưa vào là tên người nhận, số đơn đặt hàng, chi tiết giao hàng…

Việc cá nhân hóa email giao dịch khá dễ dàng vì tất cả những dữ liệu cần thiết khách hàng đều đã cung cấp đầy đủ, bạn không cần phải tập trung vào việc đó.

 

Mặc dù cả email giao dịch và email tiếp thị đều không thể thiếu trong chiến lược truyền thông của bạn nhưng chúng lại đảm nhận vai trò riêng. Nếu như email giao dịch ưu tiên đặt nhu cầu của người dùng lên trên và tạo điều kiện thuận lợi cho các hành động sau đó. Thì email tiếp thị lại quảng bá sản phẩm, dịch vụ một cách chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa email tiếp thị và email giao dịch sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến dịch email của mình tối ưu nhất.

Mong rằng, thông tin trong bài viết này của Bizfly đã giúp bạn hiểu rõ về sự khác biệt giữa email tiếp thị và email giao dịch. Chúng tôi hy vọng, bạn có thể lựa chọn, sử dụng hai loại email này một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, tư vấn, bạn vui lòng gọi tới hotline hoặc để lại lời nhắn trên website để đội ngũ của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.
 

Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly