Marketing
26 Thg 02 2025

Top Of Mind là gì? Cách để doanh nghiệp thành thương hiệu Top Of Mind

Thủy Nguyễn Thủy Nguyễn
Chia sẻ bài viết

Trở thành Top of mind - vị trí số một trong tâm trí khách hàng chưa bao giờ dễ dàng. Đây là khía cạnh quan trọng của nghiên cứu tiếp thị và truyền thông tiếp thị. Hãy cùng Bizfly khám phá sâu vào thuật ngữ top of mind cùng cách để doanh nghiệp thành thương hiệu Top Of Mind ngay tại bài viết này này nhé!

Top Of Mind là gì?

Top of Mind là một thuật ngữ trong marketing dùng để chỉ thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến một ngành hàng hoặc lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ: Khi nhắc đến nước ngọt có gas, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Coca-Cola. Trong ngành thức ăn nhanh, McDonald's có thể là thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng. Đây chính là Top of Mind Awareness (TOMA) – mức độ nhận diện thương hiệu cao nhất, nơi một thương hiệu trở thành lựa chọn đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng.

Top Of Mind là gì?
Top Of Mind là gì?

Lợi ích của Top of Mind  

  • Hoạt động tiếp thị trở nên hiệu quả hơn 

Nếu doanh nghiệp đã được biết đến rộng rãi khi là top of mind trong lòng khách hàng, các nhóm tiếp thị sẽ không cần tập trung vào việc giải thích doanh nghiệp là ai và làm gì. Điều cần làm là mang lại sự sáng tạo, hấp dẫn hơn để từ đó mang lại chiến dịch đáng nhớ. Từ đó giúp tối ưu đáng kể chi phó tiếp thị và quảng cáo cho doanh nghiệp. 

  • Public Relations (Quan hệ công chúng) đơn giản hơn

Khi thương hiệu bạn trở thành cái tên quen thuộc thì việc thu hút sự chú ý từ các phương tiện truyền thông sẽ dễ dàng hơn, từ đó thực hiện các chiến dịch PR trở nên đơn giản và thuận lợi hơn. 

  • Tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm

Doanh nghiệp sẽ chi ít tiền hơn cho quảng cáo SERP (quảng cáo tìm kiếm) khi doanh nghiệp đã có top of mind. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tăng lưu lượng truy cập một cách tự nhiên, giúp nâng cao vị trí trang web, mang lại lợi thế cạnh tranh.

Cách cải thiện Top of mind hiệu quả cho doanh nghiệp 

Tiến hành nghiên cứu thị trường liên tục 

Nghiên cứu thị trường liên tục vô cùng cần thiết để cập nhật thông tin về xu hướng của ngành, sở thích của người tiêu dùng và bối cảnh cạnh tranh của thị trường. Bằng cách thường xuyên thu thập, phân tích dữ liệu doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội mới, đánh giá nhu cầu thị trường và dự đoán những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.

Nghiên cứu thị trường liên tục để cập nhật thông tin xu hướng ngành, sở thích của khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh 
Nghiên cứu thị trường liên tục để cập nhật thông tin xu hướng ngành, sở thích của khách hàng

Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu đồng thời điều chỉnh chiến lược tiếp thị và đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt. Những chiến lược này sẽ giúp nâng cao top of mind và tăng cường sự hiện diện thương hiệu của bạn. Việc đảm bảo doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu thị trường liên tục sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt trong bối cảnh thay đổi của thị trường, giúp duy trì lợi thế cạnh tranh. 

Xây dựng thương hiệu 

Xây dựng thương hiệu đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao top of mind, đảm bảo thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một vị trí nổi bật trong tâm trí người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu hiệu quả liên quan đến việc truyền đạt câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp một cách nhất quán. Bằng cách chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn về nguồn gốc, giá trị và tác động của thương hiệu, doanh nghiệp sẽ kết nối cảm xúc với khán giả và cải thiện mức độ liên quan và khả năng ghi nhớ của thương hiệu.

Apple là ví dụ điển hình của chiến lược xây dựng thương hiệu. Khi nghĩ về công nghệ, Apple thường là thương hiệu mọi người nghĩ đến đầu tiên. Bằng cách ưu tiên đổi mới, chất lượng, nhận diện thương hiệu, tiếp thị và trải nghiệm khách hàng đã giúp Apple khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và củng cố vị thế của mình. 

Tương tác với khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội 

Phương tiện truyền thông xã hội giúp doanh nghiệp dễ dàng tương tác với khách hàng, thiết lập mối quan hệ và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội bao gồm việc tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện, trả lời nhận xét, tin nhắn, chia sẻ nội dung có giá trị và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng kịp thời

Bằng cách thúc đẩy tương tác với thương hiệu, doanh nghiệp có thể củng cố lòng trung thành và giữ cho thương hiệu luôn được ghi nhớ hàng đầu trong tâm trí khách hàng. 

Thương hiệu Oreo là một ví dụ điển hình khi tối ưu phương tiện truyền thông xã hội để nâng cao top of mind. Trang Instagram của Oreo thể hiện được sự thương tác hiệu quả của khách hàng trên mạng xã hội thông qua nội dung sống động, vui tươi và các bài đăng tương tác. Đồng thời tích cực phản hồi, nhận xét tin nhắn khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng và được lắng nghe. Cách tiếp cận này không chỉ tăng cường sự tương tác mà còn củng cố top of mind. 

Thương hiệu Oreo tối ưu phương tiện truyền thông xã hội để nâng cao top of mind
Thương hiệu Oreo tối ưu phương tiện truyền thông xã hội để nâng cao top of mind

Cung cấp trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng 

Tạo ra trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng là điều cần thiết để giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Điều này liên quan đến việc cung cấp dịch vụ xuất sắc ở mọi điểm tiếp xúc. 

Tập trung vào việc đáp ứng và vượt quá những mong đợi, kỳ vọng của khách hàng có thể nuôi dưỡng những tương tác tích cực để lại ấn tượng lâu dài. Doanh nghiệp nên phản hồi nhanh các yêu cầu, giải quyết vấn đề kịp thời và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng để đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân. 

Tổ chức sự kiện 

Việc tổ chức hoặc tham dự nhiều sự kiện hơn mang lại cơ hội quý giá để kết nối với khách hàng mục tiêu, giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận và mức độ hiển thị của thương hiệu.

Doanh nghiệp có thể tổ chức hội nghị ngành, triển lãm thương mại, sự kiện kết nối hay họp mặt cộng đồng, các sự kiện đều cung cấp nền tảng để giới thiệu thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể kết nối khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ và tạo khách hàng tiềm năng. 

Hơn nữa việc tham dự các sự kiện cho phép doanh nghiệp cập nhật thông tin về xu hướng của ngành, kết nối với các đồng nghiệp và thu thập thông tin chi tiết có giá trị để cung cấp thông tin cho chiến lược kinh doanh. 

Tổ chức sự kiện 
Doanh nghiệp cập nhật thông tin về xu hướng của ngành, kết nối với các đồng nghiệp

04 cách đo lường Top of Mind 

  • Tiến hành khảo sát thị trường 

Các cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường đơn giản có thể giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu. Cụ thể như doanh nghiệp có thể khảo sát khách hàng  xem gần đây có xem quảng cáo về sản phẩm nào của doanh nghiệp không hay hỏi họ suy nghĩ về thương hiệu,..

Ngoài ra doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu từ mạng xã hội như theo dõi số lượng hashtag, phân tích sentiment hay phân tích dữ liệu từ website như lượng truy cập, phân tích từ khóa,..

  • Tỷ lệ tìm kiếm 

Tỷ lệ tìm kiếm là số liệu đo lường mức độ hiển thị của thương hiệu trong các tìm kiếm không phải trả tiền so với các thương hiệu đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Với số liệu này doanh nghiệp có thể biết bao nhiêu người nghĩ về một thương hiệu trước khi họ xem xét các thương hiệu khác. Doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để tính toán tỷ lệ tìm kiếm để đo lường và theo dõi. 

  • Điểm khuyến mãi ròng

Net Promoter Score (Điểm khuyến mãi ròng) là một công cụ chuẩn để đo lường trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng đối với một thương hiệu. Đây là một cuộc khảo sát bằng một câu hỏi mà một thương hiệu thực hiện để hỏi khách hàng về mức độ sẵn lòng và khả năng giới thiệu thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ cho gia đình, bạn bè và người quen của họ. 

  • Lắng nghe xã hội (Social listening)

Lắng nghe xã hội là thước đo quan trọng để đo lượng số lượng người nói về một thương hiệu cụ thể thông qua các mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến, trang web. Nó phân tích tỷ lệ tên thương hiệu được nhắc đến trong tất cả các cuộc trò chuyện xung quanh danh mục sản phẩm, ngành trên mạng xã hội. 

Yếu tố ảnh hưởng đến Top of Mind

Khả năng khám phá

Các nhóm tiếp thị luôn cố gắng làm cho thương hiệu và sản phẩm của họ dễ dàng được khách hàng khám phá, tìm kiếm. Người dùng chủ yếu sử dụng Google để tìm kiếm, nếu nội dung hoặc trang web thương hiệu bạn xuất hiện là một trong những top kết quả tìm kiếm thì doanh nghiệp sẽ dễ được khách hàng khám phá hơn.

Mục đích chính là thay vì bạn tiếp cận khách hàng thì khách hàng sẽ chủ động tiếp cận bạn. Nếu khách hàng tương tác và đề cập đến nội dung của bạn thường xuyên thì nghĩa là thương hiệu của bạn đang xuất hiện trong tâm trí người dùng. 

Sự hiện diện trên mạng xã hội 

Với tần suất sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, sự hiện diện thương hiệu trên các nền tảng này sẽ mang lại điều kỳ diệu cho nỗ lực nâng cao top of mind cho thương hiệu. Đây cũng là kênh quan trọng để xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, góp phần tăng cường lòng trung thành với thương hiệu.

Thâm nhập thị trường 

Sự thâm nhập thị trường là thước đo thị phần khách hàng thương hiệu với thị trường. Các công ty có top of mind tốt thường có thị phần lớn nhất. Đây thường là những công ty vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh và có lượng khách hàng lớn. 

Sự thâm nhập thị trường là thước đo thị phần khách hàng của thương hiệu với thị trường
Sự thâm nhập thị trường là thước đo thị phần khách hàng của thương hiệu với thị trường

Quảng cáo 

Mục đích chính của quảng cáo là để lại ấn tượng. Một quảng cáo hiệu quả có thể củng cố thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đó cũng là một cách phổ biến để xây dựng nhận thức về thương hiệu và giới thiệu sản phẩm của bạn tới nhiều đối tượng hơn.

Phân phối 

Mọi người thường có nhận thức cao hơn về các sản phẩm mà họ đã tương tác vật lý. Như vậy sự phân phối hợp lý và hiện diện thực tế có thể giúp sản phẩm thương hiệu có lợi thế hơn các sản phẩm khác trên thị trường. 

Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về thuật ngữ top of mind cùng cách đo lường và nâng cao TOM hiệu quả cho doanh nghiệp. Đừng quên truy cập website Bizfly thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Marketing
Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

quản lý data khách hàng
Marketing
02 Thg 11 2024

9 cách quản lý data khách hàng hiệu quả trong thời đại AI

Quản lý data khách hàng (CDM) là quá trình thu thập dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để lưu trữ, sắp xếp và phân tích nhằm mục đích cải thiện dịch vụ, quy trình và sản phẩm tổng thể của công ty.