Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp đưa doanh nghiệp phát triển và đạt được mục tiêu đã đề ra. Cùng Bizfly tìm hiểu sâu hơn về vai trò của lãnh đạo nhé!
Ban lãnh đạo là một nhóm những người đứng đầu đội ngũ quản lý. Họ đảm nhận công việc điều hành các hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về kinh doanh. Một số hoạt động của ban lãnh đạo như: Ban hành chính sách, quy định, quyết định mục tiêu, chiến lược hành động, xây dựng đội ngũ cho doanh nghiệp.
Trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp, ban lãnh đạo được ví như đầu tàu. Họ là những người đưa doanh nghiệp, tổ chức về đích nhanh nhất, đạt kết quả tốt nhất. Chính vì điều đó mà ban lãnh đạo là thành phần không thể thiếu trong bất cứ đơn vị, tổ chức nào.
Thành phần của ban lãnh đạo khác nhau tùy theo cấu trúc của công ty hoặc tổ chức. Dưới đây là một số chức danh chính trong lãnh đạo doanh nghiệp:
Chủ tịch hội đồng quản trị là người chủ trì các cuộc họp của lãnh đạo và chịu trách nhiệm giám sát tổng thể hoạt động của công ty hoặc tổ chức.
Giám đốc điều hành là người giám đốc điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm đưa ra quyết định hàng ngày và thực hiện tầm nhìn chung của công ty hoặc tổ chức.
Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính của công ty hoặc tổ chức, bao gồm cả việc lập ngân sách, báo cáo tài chính và đầu tư.
Giám đốc vận hành chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hàng ngày của công ty hoặc tổ chức, bao gồm cả sản xuất, chuỗi cung ứng và dịch vụ khách hàng.
Các giám đốc khác có thể là giám đốc về nhân sự (CHRO), giám đốc về công nghệ thông tin (CIO) hoặc giám đốc về pháp lý (CLO). Tùy thuộc vào cấu trúc và nhu cầu cụ thể của công ty hoặc tổ chức.
Ban lãnh đạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Lãnh đạo quản trị và điều hành doanh nghiệp hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể đi đúng hướng. Lãnh đạo còn phản ánh ở xây dựng chiến lược và chính sách đảm bảo nguồn nhân lực.
Lãnh đạo trong doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty. Đồng thời họ cũng đảm bảo rằng mục tiêu đề ra là cụ thể, đo lường được và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Lãnh đạo cần thiết lập các chính sách và quy trình hoạch định để đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra một cách hiệu quả và minh bạch. Các chính sách có thể kể đến như chính sách về nhân sử, bảo mật thông tin, quản lý hiệu suất, tiếp thị và phân phối...
Họ cũng là người đưa ra các quy tắc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong các dự án và định hướng và mục tiêu đảm bảo lợi ích của tổ chức.
Ban lãnh đạo là người xem xét cơ cấu tổ chức hiện tại của doanh nghiệp và xác định xem liệu nó có đáp ứng được mục tiêu chiến lược của tổ chức hay không.
Họ cũng là người phân bổ nguồn lực, thúc đẩy mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong tổ chức. Đồng thời có nhiệm vụ, kiểm tra, rà soát các quy trình của các phòng ban nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Lãnh đạo cần tạo ra môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên. Họ cần tạo điều kiện, nguồn lực giúp nhân viên phát triển được kỹ năng, tài năng và đóng góp vào các dự án của công ty.
Chẳng hạn như khen thưởng, công nhận đóng góp của cá nhân xuất sắc, tổ chức các chương trình đào tạo, workshop để nhân viên có thể phát triển kỹ năng, kiến thức của mình.
Để trở thành một thành viên trong ban lãnh đạo, bạn cần đảm bảo có đủ những tố chất cơ bản sau:
Thành viên ban lãnh đạo cần có khả năng lãnh đạo tốt để dẫn dắt đội nhóm, nhanh chóng đưa ra các phương án xử lý khi doanh nghiệp, tổ chức đối mặt với rủi ro ngoài ý muốn.
Bên cạnh đó, người làm lãnh đạo cũng cần biết cách gắn kết các thành viên, bộ phận với nhau để đảm bảo doanh nghiệp, tổ chức vận hành một cách nhịp nhàng, trơn tru.
Thị trường luôn có những biến số mà chúng ta không lường trước được. Chính vì thế, người làm lãnh đạo phải biết phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định về thị trường để vận hành doanh nghiệp đi đúng hướng.
Một người lãnh đạo có tầm nhìn tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp, tổ chức phát triển lớn mạnh, có chỗ đứng trong thị trường. Đây cũng là yếu tố phân biệt lãnh đạo và quản lý rõ ràng nhất.
Bằng kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng được tôi luyện trong một thời gian dài, người trong ban lãnh đạo cần thể hiện sự tự tin trong mọi phương diện, nhất là những sách lược mang tính chất quyết định.
Hãy luôn tự tin với quyết định của mình, đồng thời hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và sửa đổi để tốt lên mỗi ngày.
Để trở thành một phần trong ban lãnh đạo bạn cần giữ lập trường kiên định, vững vàng. Những người có tư duy bảo thủ, ngoan cố, khăng khăng mình là nhất sẽ khó có thể trở thành một người lãnh đạo tốt.
Sự kiên định còn cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp xuất hiện những rạn nứt, mâu thuẫn, xung đột nội bộ. Rất ít người theo phong cách lãnh đạo độc đoán mà thành công.
Tố chất làm nên nét đặc trưng của những nhà lãnh đạo là dám mạo hiểm và không sợ thất bại. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn làm liều.
Thay vào đó, cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến, tham mưu của những người đầu ngành, từ đó quyết định đúng đắn với thực trạng doanh nghiệp, tổ chức.
Là thành viên ban lãnh đạo những từ như cả nể, nhân nhượng sẽ không có trong từ điển bởi việc làm này sẽ rất dễ dẫn tới những sai lầm làm thiệt hại nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Lúc này, người lãnh đạo phải luôn có sự quả quyết.
Đôi khi, sự quả quyết sẽ khiến lãnh đạo "bị ghét" hoặc gây tranh cãi không đáng có tuy nhiên, hãy kiên định thực hiện nếu đó là cần thiết và có lợi cho tổ chức, doanh nghiệp.
Bên cạnh những tố chất trên, người lãnh đạo phải có thêm các kỹ năng như: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tạo động lực, truyền cảm hứng...
Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 10 kỹ năng lãnh đạo mà người dẫn đầu cần phải có
Hiện nay, hai khái niệm ban lãnh đạo và ban giám đốc đang được dùng tương tự nhau. Tuy nhiên, ban lãnh đạo và ban giám đốc không hoàn toàn giống nhau. Hai khái niệm này cũng khá khó để phân biệt rõ ràng khi sử dụng trong tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.
Lãnh đạo doanh nghiệp là một khái niệm chung bao gồm một nhóm các quản lý cấp cao trong đó gồm cả hội đồng quản trị và giám đốc. Trong khi ban giám đốc là khái niệm hẹp hơn, thường chỉ đề cập đến người đứng đầu của công ty hoặc phòng ban tổ chức.
Xem thêm: BOD là gì? Vai trò, trách nhiệm của Board of Directors trong doanh nghiệp
Như vậy, Bizfly đã giới thiệu đến bạn về ban lãnh đạo với vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược và quản lý hoạt động. Việc hiểu rõ về vai trò, thành phần và nhiệm vụ của ban lãnh đạo sẽ giúp xây dựng một tổ chức mạnh mẽ và phát triển bền vững. Hãy theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin khác nhé.