Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm thời trang cùng trải nghiệm online được cá nhân hóa đang ngày một tăng lên, chiến lược CRM chính là giải pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp thích nghi với xu hướng mới này. Hãy cùng Bizfly tìm hiểu rõ hơn về chiến lược CRM cho bán hàng thời trang online bền vững trong bài viết dưới đây nhé!
Với các doanh nghiệp bán hàng thời trang online, chiến lược CRM là đặc biệt quan trọng vì chúng giúp giảm nguy cơ bỏ lỡ mục tiêu cũng như mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể:
Chatbot là một loại chương trình trí tuệ nhân tạo AI mô phỏng cuộc trò chuyện tương tác giữa con người với con người bằng cách sử dụng các cụm từ chính của người dùng đã được tính toán và lập trình trước.
Chúng thường được sử dụng trong hệ thống hộp thoại của doanh nghiệp thời trang nhằm phục vụ cho một số mục đích như tư vấn chăm sóc khách hàng trực tuyến hoặc phân tích dữ liệu khách hàng.
Ưu điểm của công cụ này là khả năng hoạt động 24/7 và tự động hoá hoàn toàn quá trình hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau mua. Điều này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạn chế và và đang thực hiện hỗ trợ khách hàng qua điện thoại hoặc email.
Trong lĩnh vực thời trang online, chatbot có thể được sử dụng theo hai cách chính:
Ví dụ, các bot sẽ tiến hành phân tích dữ liệu đầu vào bao gồm lịch sử duyệt web, đơn đặt hàng trước đó, danh sách sản phẩm yêu thích,... Sau đó có thể đề xuất một số sản phẩm phù hợp với cá nhân khách hàng. Điều này không chỉ thúc đẩy quá trình mua hàng mà còn giúp tạo ấn tượng và nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Mặc dù một số người dùng có thể không tương tác với chatbot nhưng sự tồn tại của chúng cũng là một chiến lược hiệu quả để hỗ trợ các doanh nghiệp thời trang online xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng.
>> Xem thêm: Kết hợp sử dụng Chatbot với con người: Giải pháp tăng 182% khách hàng tiềm năng
Trong những năm gần đây, các thương hiệu thời trang đã tương tác với nhiều người tiêu dùng trên mạng xã hội hơn thông qua tiếp thị kỹ thuật số và hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng bằng cách phân tích dữ liệu trên web. Đặc biệt trong những năm gần đây, Instagram trở thành nền tảng mạng xã hội hàng đầu cho các xu hướng thời trang.
Điều này cho thấy các thương hiệu thời trang, đặc biệt là thời trang online cần có mức độ tương tác lớn không chỉ trên website mà còn cả trên các kênh xã hội. Khảo sát của Digimind đã chỉ ra, 40% giao dịch thời trang bị ảnh hưởng bởi những đánh giá mà người dùng thấy trên các nền tảng trực tuyến và sự tương tác của họ với nhãn hàng.
Ngoài ra, mỗi ngày đều có hàng triệu thông tin và cuộc trò chuyện diễn ra trên các nền tảng này, do đó doanh nghiệp không nên đánh giá thấp tác động chúng đối với khả năng hiển thị và danh tiếng của thương hiệu.
Sự tham gia ngày càng nhiều của người tiêu dùng trên mạng xã hội đã và đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thời trang có được lượng khách hàng lớn hơn. Hãy bắt đầu tạo tài khoản và cung cấp cho họ những bức ảnh cũng như thông tin chi tiết về sản phẩm của bạn.
Để cải thiện hiệu quả của các kênh xã hội này và thu hút khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể đầu tư vào những người có ảnh hưởng hoặc hợp tác với thương hiệu khác để lan tỏa hashtag liên quan xu hướng thời trang mới.
Khi khách hàng muốn tạo tài khoản mới hoặc đăng nhập vào tài khoản hiện có trên website của bạn để hoàn thành quá trình mua hàng, hãy cung cấp thêm lựa chọn liên kết đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội để tiết kiệm thời gian cũng như mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện hơn.
Ngay sau khi khách hàng hoàn tất quy trình thanh toán, bạn có thể cung cấp cho họ quyền đăng nhập thông qua các tài khoản truyền thông xã hội như Facebook, Gmail,...
Việc đăng nhập và thiết lập quyền truy cập của khách hàng sẽ cho phép doanh nghiệp thu thập những dữ liệu về nhân khẩu, hành vi hoặc sở thích, sau đó sử dụng chúng để:
Tuy nhiên, do các quy định về bảo mật dữ liệu nên doanh nghiệp cần lưu ý những thông tin thu thập phải được phương tiện xã hội liên quan cấp phép mới có thể sử dụng cho mục đích tiếp thị.
Chương trình khách hàng thân thiết là một chiến lược nhằm khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm, lần đầu tiên được giới thiệu vào cuối thế kỷ 18 bởi các thương gia Hoa Kỳ dưới dạng phiếu giảm giá (token). Sau đó, chúng dần trở nên phổ biến khi American Airlines giới thiệu chương trình thường xuyên đầu tiên vào năm 1981.
Trong khi hầu hết mọi doanh nghiệp đều đo lường mức độ hài lòng của khách hàng thông qua các ý kiến đánh giá phản hồi nhưng lại chỉ một số ít có thể xây dựng lòng trung thành thông qua những phản hồi đó.
Khó khăn ở đây là những khách hàng hài lòng không nhất thiết phải trở thành trung thành. Trên thực tế, một khách hàng có thể rất hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhưng vẫn sẽ chuyển sang một nhà cung cấp khác vì những lý do khác nhau.
Để giải quyết vấn đề trên, bạn có thể tham khảo một số loại chương trình khách hàng thân thiết dưới đây, doanh nghiệp thời trang có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và khả năng chuyên môn hóa của nền tảng bán hàng online.
Tóm lại, việc doanh nghiệp tận dụng chiến lược CRM cho bán hàng thời trang online bền vững là chìa khoá để tạo ra hành trình và trải nghiệm khó quên cho khách hàng. Hy vọng bài viết trên của Bizfly đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo nhé!