Growth hacking là gì? Cách xây dựng chiến lược growth hacking hiệu quả

Thủy Nguyễn 11/08/2021

Trong những năm gần đây, thuật ngữ Growth hacking dần trở nên phổ biến trong marketing và được người dùng quan tâm, bởi đây là chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển đột phá. Vậy, Growth hacking là gì? Có những cách nào giúp xây dựng chiến lược Growth hacking hiệu quả? Cùng Bizfly tìm hiểu kiến thức này trong bài viết sau.

Growth hacking là gì? 

Growth hacking (hack tăng trưởng) là thuật ngữ được sử dụng trong các chiến lược tăng trưởng và tiếp thị internet trong Marketing một cách tiết kiệm và hiệu quả, giúp thu hút người dùng trong thời gian ngắn với ngân sách hạn chế. Đội ngũ chuyên gia Growth hacking thường bao gồm các thành viên từ các bộ phận phát triển sản phẩm, bộ phận Marketing, kỹ sư và quản lý sản phẩm. 

Growth hacking thường được kết hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các nhà khởi nghiệp (các doanh nghiệp cần kết quả nhanh chóng nhưng không có nhiều ngân sách). Tuy nhiên, Growth hacking cũng có thể được mở rộng và áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào có nhu cầu duy trì lượng người dùng hoạt động hay tăng trưởng kinh doanh.

Growth hacking là gì

Growth hacking là gì?

Cách thức hoạt động của Growth hacking 

Khi tìm hiểu Growth hacking là gì thì có thể thấy được Growth hacking mang lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng đột phá. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đạt được những kết quả theo đúng nhu cầu của mình bởi kỹ thuật Growth hacking rất khó, đòi hỏi sự hiểu biết về cách thức hoạt động của nó.

Growth hacking hoạt động dựa trên phễu AARRR bao gồm:

Cách thức hoạt động của Growth hacking

Cách thức hoạt động của Growth hacking

  • Tiếp xúc lần đầu (Acquisition): Đây là bước khởi đầu, tạo ra lần tiếp xúc đầu tiên giữa doanh nghiệp và người dùng.
  • Tương tác (Activation): Người dùng thực hiện hành vi xem, tương tác và kiểm tra các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Duy trì (Retention): Người dùng sẽ duy trì tương tác với doanh nghiệp khi sản phẩm cung cấp có thể gây hứng thú, đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
  • Tạo doanh thu (Revenue): Khi khách hàng đã tin tưởng và đi đến quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tạo ra doanh thu.
  • Giới thiệu (Referral): Khách hàng khi có những trải nghiệm hài lòng và có yếu tố kích thích sẽ tiến hành thực hiện việc giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp cho người thân, bạn bè,.. cùng sử dụng.

Phễu AARRR được phát triển dựa trên tâm lý của người tiêu dùng. Mục đích cuối cùng của Growth hacking là giữ chân và duy trì khách hàng tại bước Referral.

So sánh Growth hacking với Digital Marketing 

Rất nhiều người khi tìm hiểu Growth hacking là gì thường có sự nhầm lẫn với thuật ngữ Digital Marketing. Bởi tính tương đồng về mức độ chuyển đổi, tương tác và tỷ lệ giữ chân người dùng.

So sánh Growth hacking với Digital Marketing

So sánh Growth hacking với Digital Marketing 

Nhưng thực tế, hai thuật ngữ này vẫn tồn tại các điểm khác biệt có thể thấy được như:

  • Mục tiêu của Growth hacking là tập trung vào các giai đoạn trong phễu marketing còn mục tiêu của Digital Marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng và định vị, xây dựng thương hiệu.
  • Growth hacking chỉ tập trung vào tăng trưởng của doanh nghiệp còn Digital Marketing sẽ thực hiện các chiến dịch xây dựng thương hiệu dài hạn.
  • Digital Marketing xây dựng ý tưởng chiến dịch bằng cách sử dụng các dữ liệu hỗ trợ như analyser, designer, data scientist, developer,..còn Growth hacking sẽ kết hợp với các biện pháp kỹ thuật để tự mình làm tất cả để tạo ra ý tưởng.
  • Growth hacking thực hiện tối ưu hoá, đo lường một cách chính xác các yếu tố để đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội còn Digital Marketing chỉ có thể phỏng đoán, trực giác.
  • Growth hacking bao gồm code và một phần của Digital Marketing, tìm ra các cơ hội cho các digital marketer bằng cách kết hợp các yếu tố kỹ thuật và ý tưởng chiến dịch.

Xem thêm bài viết: Xây dựng thương hiệu là gì và các cách xây dựng thương hiệu thành công

Các chiến lược Growth hacking phổ biến 

Tìm hiểu về các chiến lược Growth hacking cũng là cách giúp bạn hiểu hơn Growth hacking là gì. Hầu hết các chiến lược Growth hacking đều được phân chia thành ba nhóm bao gồm Content Marketing, Marketing sản phẩm và quảng cáo. 

Content marketing là một cách truyền bá thương hiệu tiết kiệm chi phí dựa trên các chiến thuật cụ thể như:

Các chiến lược Growth hacking phổ biến

Các chiến lược Growth hacking phổ biến 

  • Viết các blog để chia sẻ đến người dùng những nội dung thông tin có giá trị.
  • Sáng tạo nội dung và tải lên các trang mạng xã hội.
  • Viết ebook, tài liệu và sản xuất podcast.
  • Tổ chức các hội thảo trực tuyến, giveaway và các cuộc thi khác.
  • Mời các blogger tham gia đánh giá các sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tham gia các diễn đàn, hội nhóm trên các trang mạng xã hội.
  • Mời các influencer để marketing cho các sản phẩm và dịch vụ.
  • Tối ưu hoá SEO cho các công cụ tìm kiếm.
  • Chiến lược Marketing sản phẩm là cách làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên thu hút hơn, hấp dẫn hơn để số lượng người sử dụng và số lượng khách hàng không ngừng tăng lên. Chiến lược này bao gồm:
  • Chỉ cho khách hàng đăng ký khi được mời để tạo cảm giác sợ bỏ lỡ.
  • Tăng trải nghiệm thú vị và vui vẻ cho người dùng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
  • Tổ chức các chương trình ưu đãi, tặng thưởng và tạo động lực để khách hàng thực hiện việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người quen.

Bên cạnh đó chiến lược quảng bá của Growth hacking thường sử dụng PPC hoặc các trang mạng xã hội khác nhau.

Có thể bạn quan tâm: Chiến lược Marketing và 6 ví dụ điển hình từ các thương hiệu nổi tiếng

Cách xây dựng chiến lược Growth hacking hiệu quả 

Khi đã hiểu hơn Growth hacking là gì thì bạn cũng cần phải nắm rõ quy trình xây dựng chiến lược Growth hacking hiệu quả dưới đây:

Cách xây dựng chiến lược Growth hacking hiệu quả

Cách xây dựng chiến lược Growth hacking hiệu quả 

  • Bước 1: Tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với thị trường.
  • Bước 2: Nắm rõ các điều kiện tiên quyết trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược Growth hacking.
  • Bước 3: Thực hiện quy trình trải nghiệm rapid experimentation model.
  • Bước 4: Phát triển playbook để lặp và mở rộng.

Qua bài viết mà Bizfly đã chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn Growth hacking là gì? Và các kiến thức liên quan như cách thức hoạt động, các chiến lược phổ biến và cách xây dựng chiến lược hiệu quả để mang lại những lợi ích tăng trưởng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly