6 bước lập chiến dịch tiếp thị liên kết hoàn chỉnh

Thủy Nguyễn 07/08/2023

Để có thể quảng bá sản phẩm bằng phương thức affiliate marketing, doanh nghiệp cần lập kế hoạch chiến dịch tiếp thị liên kết như thế nào cho hiệu quả? Thông qua bài viết dưới đây, Bizfly sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình cơ bản để có một bản kế hoạch dành cho chiến dịch tiếp thị liên kết dành cho doanh nghiệp. 

Vai trò của chiến dịch tiếp thị liên kết tại thời điểm hiện nay 

Theo dữ liệu từ Statista, affiliate marketing là hình thức tiếp thị bắt đầu phát triển từ những năm 2010 và có mức tăng trưởng ổn định theo từng năm. Cho đến năm 2022, affiliate marketing được ước tính có giá trị lên đến 8,2 tỷ USD. Tại Việt Nam, hiện nay hình thức affiliate marketing cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, từ đó cũng tạo ra hàng trăm, hàng nghìn đối tác truyền thông (publisher), cùng các hình thức tiếp thị liên kết khác nhau. 

Từ thời điểm bùng phát dịch Covid-19 vào năm 2020 cho đến thời kỳ bình thường mới, sự bùng nổ của những sàn thương mại điện tử (TMĐT), cùng xu hướng nội dung video ngắn phần nào đã thay đổi hành vi mua sắm. Khách hàng có xu hướng xem những review từ KOL/KOC, chọn lọc các đánh giá, cũng như tham khảo rất nhiều thông tin trước khi mua hàng.

Vì thế, sự phát triển này đã giúp affiliate marketing trở thành một trong những chiến lược của nhiều thương hiệu. Hoạt động tiếp thị liên kết có vai trò giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng trong thời đại mọi người đều xem video hay các nội dung review trước khi mua hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu tại các thị trường ngách, cũng như hỗ trợ tăng doanh thu tại mỗi chiến dịch. 

Affiliate marketing hiện nay là một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bằng cách tiếp cận những thị trường ngách

Affiliate marketing hiện nay là một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bằng cách tiếp cận những thị trường ngách 

Nói chung, affiliate marketing đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ lâu và trở nên bùng nổ trong khoảng thời gian gần đây. Bên cạnh đó, tiếp thị liên kết còn là một chiến thuật mới, góp phần giúp doanh nghiệp có thể truyền thông và quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình đến nhiều khách hàng hơn, thông qua những publisher. 

Lập kế hoạch chiến dịch tiếp thị liên kết chi tiết 

Sau khi tìm hiểu về vai trò của affiliate marketing, vậy phải làm sao để doanh nghiệp có thể có được chiến lược sử dụng tiếp thị liên kết hiệu quả? Hãy cùng Bizfly điểm qua những bước cơ bản trong hoạt động lập kế hoạch chiến dịch tiếp thị liên kết, từ đó sẽ giúp bạn nắm vững những yếu tố cần thiết khi triển khai dự án cho doanh nghiệp của mình. 

Để có một kế hoạch tiếp thị liên kết hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ về quy trình thực hiện, cũng như nắm bắt xu hướng từ thị trường hiện tại

Để có một kế hoạch tiếp thị liên kết hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ về quy trình thực hiện, cũng như nắm bắt xu hướng từ thị trường hiện tại 

Xác định khách hàng mục tiêu và thị trường 

Xác định khách hàng 

Trước khi bắt đầu chiến dịch, bạn cần xác định tệp khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang muốn nhắm tới. Hãy tìm hiểu, nghiên cứu để có thể hiểu rõ về hành vi hoặc các sở thích của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Hơn thế, bạn cũng nên tìm hiểu về những nền tảng mà khách hàng đang sử dụng, họ đang xem những loại nội dung nào hoặc họ thường mua sắm tại các ứng dụng nào… iệc thực hiện xác định chính xác tệp khách hàng tiềm năng sẽ giúp việc lập kế hoạch chiến dịch tiếp thị liên kết của bạn trở nên dễ dàng hơn ở những bước sau

Xác định thị trường

Kế đến, doanh nghiệp cần tìm hiểu về thị trường hiện tại, cùng với việc tra cứu những xu hướng trong thời gian gần để có những đánh giá chuẩn xác nhất. Bạn cần rà soát và so sánh những đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường, cũng như xem xét hoạt động marketing của họ để tránh trường hợp trùng lặp, khiến chiến dịch của bạn không tạo được sự khác biệt. 

Thiết lập KPI chiến dịch tiếp thị liên kết 

Chiến dịch tiếp thị liên kết cần được thiếp lập KPI phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Chiến dịch tiếp thị liên kết cần được thiếp lập KPI phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Bước tiếp theo trong kế hoạch affiliate marketing đó là thiết lập KPI. Tại đây, bạn nên cân nhắc và tính toán kỹ càng để có thể đưa ra con số phù hợp với kết quả kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp lần đầu tiên triển khai chiến dịch tiếp thị liên kết, việc xác định KPI có thể là điều không dễ dàng. Để có được cách phân tích và thiết lập chỉ số phù hợp, doanh nghiệp của bạn có thể chia nhỏ các giai đoạn trong chiến dịch, cùng với chỉ số kết quả khác nhau để thử nghiệm và từ đó rút ra các đánh giá. 

Việc thiết lập KPI phù hợp tùy thuộc vào nhiều chỉ số như: lượng sản phẩm được bán ra, các sản phẩm đang được yêu thích, sản phẩm đang tồn kho, cho đến hành vi của người dùng khi tương tác tại các nền tảng bán hàng của doanh nghiệp… Và để có thể nắm rõ những con số kể trên, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, với tính năng quản lý tập trung nhiều nền tảng, giúp bạn có các báo cáo từ các kênh bán hàng, cũng như các thống kê về lượng hàng hóa và hỗ trợ bạn đề xuất KPI. 

Xác định mức hoa hồng phù hợp 

Để lập kế hoạch chiến dịch tiếp thị liên kết, doanh nghiệp cũng cần xác định mức hoa hồng dành sao cho con số đó phù hợp cho các CTV, cũng như không quá ảnh hưởng đến doanh số cho mỗi sản phẩm được bán ra. Ví dụ, bạn lập kế hoạch tiếp thị liên kết cho sản phẩm mới, kèm theo ưu đãi giảm giá khi khách hàng click vào link liên kết của các cộng tác viên. Trong trường hợp này, nếu bạn áp dụng mức giảm giá quá cao dẫn đến việc sản phẩm tuy nhận được sự ủng hộ của khách hàng, nhưng mức doanh thu sẽ không đạt được như kỳ vọng, và doanh nghiệp của bạn vẫn phải mất một khoản phí hoa hồng để trả cho các publisher. 

Để có xác định mức hoa hồng cho chiến dịch tiếp thị liên kết, bạn có thể dựa trên các chỉ số sau: 

  • Average order value (AOV): chi phí trung bình khách hàng phải bỏ ra cho 1 đơn hàng 
  • Customer acquisition cost (CAC): chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có 01 khách hàng mới (tiền chạy quảng cáo, tiền thực hiện các hoạt động truyền thông…) 
  • Conversion rate: chi phí chuyển đổi khi khách hàng trải nghiệm tại các nền tảng trên website, fanpage,... và trở thành khách hàng 
  • Costs of goods sold (COGS): chi phí sản xuất của một sản phẩm được bán ra 
  • Customer retention rate (CRR): lượng khách hàng doanh nghiệp có được vào mỗi tháng 
  • Customer lifetime value (CLV): giá trị khách hàng nhận được trong quá trình trải nghiệm thương hiệu của bạn 

Sau khi xác định các con số kể trên và tính toán biên độ lợi nhuận bạn sẽ thu về sau khi trừ đi các chi phí, bạn có thể cân nhắc con số hoa hồng sẽ chi trả cho publisher. Bên cạnh đó, bạn có thể đề xuất về những khoản tiền thưởng cho CTV khi vượt KPI đơn hàng mà doanh nghiệp đề ra. 

Tìm kiếm CTV (Publisher) và mạng lưới liên kết 

Tiếp theo, để có thể tìm kiếm CTV (publisher) và mạng lưới liên kết phù hợp với mục tiêu của chiến dịch, bạn nên xem xét và đánh giá những chỉ số sau:  

  • Lượt follower tại các nền tảng của CTV 
  • Lượt tương tác tại các nội dung được đăng tải tại kênh của CTV 
  • Tần suất đăng tải nội dung 
  • Đánh giá từ những khách hàng đang theo dõi CTV 
  • Lượng người truy cập website và thời gian họ trải nghiệm tại đó 

Từ chỉ số trên, bạn có thể dễ dàng lựa chọn CTV, cũng như xác định loại hình liên kết phù hợp như: gắn link tại các nội dung, thực hiện review sản phẩm, livestream bán hàng… 

Tìm kiếm các publisher phù hợp sẽ giúp chiến dịch tiếp thị liên kết của doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, từ đó hỗ trợ tăng doanh số bán hàng

Tìm kiếm các publisher phù hợp sẽ giúp chiến dịch tiếp thị liên kết của doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, từ đó hỗ trợ tăng doanh số bán hàng 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng BizShop của Bizfly, cùng tính năng BizAffiliate giúp theo dõi, đề xuất và đánh giá các hoạt động tiếp thị liên kết. Từ đó, doanh nghiệp có thể quản lý toàn bộ hoạt động affiliate và đưa ra các đề xuất phù hợp. 

Phần mềm BizShop của Bizfly với tính năng BizAffilate giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động tiếp thị liên kết, cũng các thống kê và báo cáo rõ ràng

Phần mềm BizShop của Bizfly với tính năng BizAffilate giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động tiếp thị liên kết, cũng các thống kê và báo cáo rõ ràng 

Lên kế hoạch hỗ trợ Publisher tích cực 

Bên cạnh thực hiện xác định mức hoa hồng phù hợp, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc thực hiện các hoạt động hỗ trợ publisher, nhằm khích lệ tinh thần cũng như tạo dựng mối quan hệ tốt cho các hợp tác sau này. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ truyền thông bằng các đăng tải hoặc chia sẻ các nội dung từ trang của publisher để tăng tương tác hoặc chuẩn bị các ưu đãi độc quyền dành cho CTV… 

Theo dõi, đánh giá và cải thiện 

Cuối cùng, doanh nghiệp cần theo dõi trong suốt thời gian triển khai chiến dịch, cũng như có các đánh giá và cải thiện kịp thời để có hiệu quả cao. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn thực hiện affiliate marketing tại nhiều nền tảng, bạn có thể sử dụng tính năng BizAffiliate giúp quản lý tập trung, với khả năng thống kê các hoạt động, báo cáo kết quả rõ ràng cũng như đánh giá chất lượng. Phần mềm giúp doanh nghiệp có được những quyết định chuẩn xác hơn khi xây dựng danh sách sản phẩm, lựa chọn CTV, cũng như đề xuất các hoạt động liên quan cho cả chiến dịch. 

Vừa rồi, Bizfly đã giới thiệu quy trình cơ bản trong việc lập kế hoạch chiến dịch tiếp thị liên kết, cũng như gợi ý về giải pháp phần mềm giúp doanh nghiệp của bạn có thể triển khai affiliate marketing hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích thông qua bài viết này. 

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly