Mailchimp là gì? Hướng dẫn sử dụng và Bảng giá chi tiết 2025
Trong thế giới marketing kỹ thuật số, Email Marketing vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc kết nối và nuôi dưỡng khách hàng. Khi nhắc đến các công cụ hỗ trợ, Mailchimp nổi lên như một trong những cái tên phổ biến nhất. Nhưng chính xác thì Mailchimp là gì, nó hoạt động ra sao và liệu có thực sự phù hợp với bạn?
Bài viết này sẽ cùng bạn đi sâu vào mọi khía cạnh của Mailchimp, từ định nghĩa cơ bản, các tính năng cốt lõi, ưu nhược điểm khách quan, bảng giá mới nhất cho đến hướng dẫn sử dụng từng bước cho người mới. Hãy cùng khám phá!
Mailchimp là gì?
Mailchimp là một nền tảng marketing toàn diện, được biết đến nhiều nhất với chức năng chính là phần mềm hỗ trợ email marketing. Công cụ này giúp người dùng gửi email hàng loạt đến danh sách khách hàng có sẵn tại cùng một thời điểm. Không chỉ dừng lại ở việc gửi mail, Mailchimp còn cung cấp các mẫu email marketing có sẵn, hỗ trợ quản lý danh sách email, đồng thời theo dõi và phân tích dữ liệu khách hàng đã thu thập được.

Mailchimp phù hợp với ai?
Với các gói dịch vụ đa dạng và tính năng linh hoạt, Mailchimp hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau:
- Người mới bắt đầu, bloggers, và cá nhân kinh doanh: Gói miễn phí hỗ trợ tới 2000 người đăng ký trở thành một điểm khởi đầu lý tưởng để xây dựng danh sách email mà không tốn chi phí.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs): Các tính năng tự động hóa, quản lý CRM , và báo cáo chi tiết giúp doanh nghiệp tối ưu các chiến dịch marketing và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.
- Doanh nghiệp Thương mại điện tử (E-commerce): Mailchimp được sử dụng hiệu quả trong lĩnh vực e-commerce nhờ khả năng tích hợp với nhiều nền tảng bán hàng và các tính năng hỗ trợ quảng cáo số.
Các tính năng chính của Mailchimp
Sức mạnh của Mailchimp đến từ một hệ sinh thái các tính năng được tích hợp chặt chẽ:
- Hỗ trợ chiến dịch Marketing toàn diện: Nền tảng tích hợp các công cụ để chạy quảng cáo, gửi email marketing, quản lý social media, landing pages, và automation.
- Phân tích khách hàng tự động: Hệ thống CRM tích hợp giúp tự động phân tích hành vi và dữ liệu khách hàng.
- Xây dựng thương hiệu: Cung cấp content studio và các mẫu email chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán.
- Tích hợp đa nền tảng: Mailchimp có khả năng kết nối và tích hợp với nhiều dịch vụ phổ biến như Canva, Facebook, Zapier, Square, Eventbrite....
Ưu và nhược điểm của Mailchimp
Để có cái nhìn toàn diện, chúng ta cần xem xét cả những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này.
Ưu điểm
- Giao diện được thiết kế trực quan, dễ sử dụng.
- Thân thiện và tương thích với nhiều phần mềm, dịch vụ của bên thứ ba.
- Hỗ trợ mạnh mẽ cho các chiến dịch email marketing và e-commerce.
- Cung cấp tính năng A/B testing cho email để tối ưu hiệu quả.
- Kho template email có thiết kế đẹp mắt, cuốn hút.
- Khả năng báo cáo và phân tích dữ liệu chính xác.
- Có nhiều gói dịch vụ với các mức giá khác nhau, dung lượng lớn.
- Gói miễn phí hào phóng hỗ trợ tới 2000 subscribers.
Nhược điểm
- Thiếu sự linh động trong một số tùy chỉnh.
- Không hỗ trợ chức năng gắn thẻ (tagging) để phân loại người dùng chi tiết.
- Khả năng tự động hóa chưa đáp ứng được các chiến lược marketing phức tạp.
- Các form đăng ký được đánh giá không quá xuất sắc.
- Một số doanh nghiệp phản ánh trải nghiệm đăng ký nhận tin của người dùng cuối còn rườm rà.

Bảng giá Mailchimp mới nhất
Chi phí sử dụng cũng một yếu tố quan trọng. Mailchimp cung cấp các gói dịch vụ sau:
Gói Free | Miễn phí, hỗ trợ lưu trữ 2000 địa chỉ email, cho phép gửi 10.000 email/tháng và giới hạn 2000 email/ngày. |
Gói Essentials | Chi phí từ 9,99$/tháng, hỗ trợ khởi điểm 500 địa chỉ và số email gửi mỗi tháng gấp 10 lần số contact. |
Gói Standard | Chi phí từ 14,99$/tháng, hỗ trợ khởi điểm 500 địa chỉ và số email gửi mỗi tháng gấp 12 lần số contact. |
Gói Premium |
Chi phí từ 299$/tháng, dành cho doanh nghiệp lớn, số email gửi mỗi tháng gấp 15 lần số contact và có thể mua thêm tối đa 200.000 contact. |
Hướng dẫn cách sử dụng Mailchimp hiệu quả
Trong quá trình tìm hiểu Mailchimp là gì, bạn không thể bỏ qua cách sử dụng của nó. Để sử dụng Mailchimp hiệu quả, bạn cần biết một vài tính năng cơ bản của nó. Những tính năng cũng như cách sử dụng chi tiết sẽ được cập nhật ngay sau đây.
Đăng ký tài khoản Mailchimp
- Truy cập https://mailchimp.com/ -> Chọn ‘Sign Up Free’ -> Điền full thông tin -> Chọn ‘Get Started’ -> Kiểm tra lại địa chỉ email dùng để đăng ký -> Chọn ’Activate Account’ -> Giao diện hiển thị thay đổi
- Chọn gói dịch vụ free -> Điền thông tin vào First name; Last name; tên công ty; website (nếu có) hoặc chọn “No”. Với Country là Việt Nam, bạn điền Zip là 700000.
- Chọn lượng email có trong danh sách -> Chọn ‘Not right now’
Thiết lập danh sách email (Audience)
- Vào tài khoản MailChimp -> Chọn ‘Audience’ -> Chọn ‘View Audience’ -> Giao diện quản lý Audience hiển thị, tùy chọn cài đặt hiển thị ở góc phải.
- Chọn ‘Manage Contacts’ -> Click ‘Add subscriber’ -> Nhập thông tin khách hàng (nếu ít Subscriber)
- Trong trường hợp nhiều Subscriber, chọn ‘Import’ -> Thêm thông tin khách hàng bằng cách tải file CSV; Copy/Paste dữ liệu trong excel hoặc kết nối với các dịch vụ Google Drive, Zendesk, Salesforce… ->
- Chọn ‘Continue To Setup’
Tạo chiến dịch Email Marketing
Kế tiếp, bạn cần lập chiến dịch email marketing theo trình tự:
Vào trang chủ của MailChimp -> Click ‘Campain’ -> Chọn ‘Create Campaign’ -> Chọn ‘Email’ -> Tại ‘Campaign Name’, nhập tên của chiến dịch -> Chọn ‘Begin’ -> Điền thông tin theo yêu cầu -> Chọn ‘Shedule’ hoặc ‘Send’ tùy theo nhu cầu.

Chỉnh sửa form đăng ký
Chỉnh sửa form đăng ký cũng là một trong các thao tác bạn cần biết. Các bước để tiến hành thao tác này gồm:
Vào trang chủ -> Chọn ‘Audience’ -> Chọn ‘Sign up Forms’ -> Chọn ‘Form builder’ và tiến hành tạo form -> Copy link ở ‘Sign up form URL’ và gửi cho khách hàng
Nhúng form vào website/blog
- Để nhúng form đăng ký, với những trang web không dùng WordPress, bạn cần: Chọn ‘Embedded forms’ -> Chọn kiểu form muốn nhúng -> Sao chép code tại ‘Copy/Paste on to your site’ -> Dán nó vào mã nguồn của website tại nơi cần hiển thị.
- Với những website có dùng WordPress, bạn có thể dùng plugin để nhúng. Cụ thể: Cài plugin (nên dùng Plugin MailChimp Forms by MailMunch) -> Đăng nhập MailChimp -> Chọn ‘New form’ -> Chọn mẫu ‘Popup’ -> Chọn ‘Start Building’ -> Điền thông tin theo yêu cầu -> Chọn ‘MailChimp’ tại ‘Intergrate’; ‘Active’ tại ‘Publish’
Đo lường, kiểm tra
Phần mềm sẽ thu thập dữ liệu, đo lường kiểm tra và trả về các báo cáo liên quan đến chiến dịch cho bạn chỉ với một thao tác đơn giản: Vào trang chủ MailChimp -> Click ‘Reports’. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn ‘Activities’ để nhận kết quả theo dõi Subscriber.
Xem thêm: 8 cách thống kê hiệu quả chiến dịch Email Marketing
Một số plugin Wordpress cho Mailchimp
Sau khi tìm hiểu về MailChimp, Bizlfy giới thiệu đến bạn một vài plugin WordPress cho phần mềm này ngay dưới đây. Các plugin này thường được chia làm 2 loại, cụ thể:
Miễn phí
- MailChimp List Subscribe Form: Hỗ trợ chèn form để đăng ký nhận tin nhanh chóng, dễ dàng.
- PMPro MailChimp: Tự động cập nhật thông tin thành viên có trong WordPress và thêm vào email list.
- Icegram: Hỗ trợ tạo thông báo để thu thập thêm email khách hàng.
- MailMunch: Hỗ trợ chèn form vào bất cứ đâu trên website.
- MailChimp for WordPress: Hỗ trợ tạo form đăng ký và các tính năng tiên tiến liên kết với MailChimp.
Trả phí
- WP Optin Skin; Hybrid Connect; Popup Domination: Hỗ trợ chèn form đăng ký, thống kê phân tích.
- OptinMonster: Hỗ trợ tạo form đăng ký, popup có năng lực tùy chỉnh cao.
- Bloom: Hỗ trợ giao diện.
BizMail - Giải pháp tối ưu khi gửi Email Marketing có thể thay thế Mailchimp
Mặc dù Mailchimp có nhiều tính năng hữu ích, phù hợp cho doanh nghiệp khi triển khai các chiến dịch Marketing. Tuy nhiên, phần mềm này đến từ nước ngoài, ngôn ngữ tiếng Anh nên người Việt có thể gặp khó khăn trong việc nhận hỗ trợ (chênh lệch múi giờ, khác biệt ngôn ngữ). Bên cạnh đó, Mailchimp có chi phí khá cao, chưa phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu muốn sử dụng.
Lúc này, BizMail - đến từ VCCorp được biết là giải pháp tối ưu cho mọi doanh nghiệp trong gửi Email Marketing và luồng Aumation.
Hầu hết, phần mềm BizMail và Mailchimp đều đáp ứng đầy đủ các tính năng về Email Marketing với các tính năng như:
- Xây dựng danh sách email: Thu thập và quản lý danh sách người dùng một cách dễ dàng, phân khúc theo nhiều tiêu chí khác nhau để gửi các nội dung phù hợp.
- Tạo các mẫu email chuyên nghiệp: Thiết kế các mẫu email ấn tượng với giao diện kéo thả trực quan, không cần kỹ năng lập trình.
- Tùy chỉnh nội dung: Cá nhân hóa nội dung email để tăng tương tác với khách hàng, sử dụng các thẻ thông minh để gọi tên người nhận, hiển thị sản phẩm phù hợp.
- Phân tích hiệu quả chiến dịch: Theo dõi chi tiết các chỉ số quan trọng như tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi để tối ưu hóa chiến dịch.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng BizMail nếu bạn là:
- Doanh nghiệp Việt Nam: BizMail được thiết kế đặc biệt cho thị trường Việt Nam, hỗ trợ tiếng Việt và có đội ngũ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp. Sản phẩm cũng đáp ứng các yêu cầu về bảo mật dữ liệu thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
- Ngân sách hạn hẹp: BizMail cung cấp các gói cước đa dạng, phù hợp với nhiều quy mô doanh nghiệp, từ gói 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc không giới hạn với chi phí khá hợp lý.
- Muốn sử dụng một giải pháp toàn diện: Nếu bạn đang sử dụng các dịch vụ khác của Bizfly như BizCRM, BizChatAI, việc sử dụng BizMail sẽ giúp bạn quản lý mọi thứ một cách tập trung.
Đặc biệt, BizMail là đơn vị đầu tiên phát triển Email AMP với khả năng gửi Email tương tác đến khách hàng trực quan. Nếu bạn muốn trải nghiệm tính năng này với chi phí hợp lý có thể liên hệ đến đội ngũ Bizfly qua hotline: 0964 69 12 99 hoặc để lại thông tin dưới đây.
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Mailchimp có miễn phí không?
Có, Mailchimp cung cấp gói Free cho phép bạn có tới 2000 subscribers và gửi 10.000 email mỗi tháng.
Tôi có thể kết nối Mailchimp với website WordPress không?
Hoàn toàn có thể. Có rất nhiều plugin hỗ trợ việc này, cả miễn phí lẫn trả phí. Một số plugin phổ biến gồm MailChimp for WordPress và MailMunch.
Nhược điểm lớn nhất của Mailchimp là gì?
Một số nhược điểm thường được nhắc đến bao gồm việc không hỗ trợ gắn thẻ (tagging) cho người dùng , tính năng tự động hóa còn hạn chế cho các chiến dịch phức tạp , và đôi khi thiếu linh động.
Kết luận
Qua những phân tích trên, hi vọng bạn đã có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về Mailchimp. Đây là một công cụ email marketing cực kỳ mạnh mẽ, trực quan và là điểm khởi đầu xuất sắc cho rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp.
Việc lựa chọn sử dụng Mailchimp hay một giải pháp thay thế như BizMail phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô, ngân sách và chiến lược riêng của bạn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các ưu, nhược điểm và tính năng của từng nền tảng để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, giúp chiến dịch marketing của bạn đạt được hiệu quả tối đa.
Bài viết nổi bật

[Không thể bỏ qua] 100+ thống kê về Email Marketing năm 2025
Tải miễn phí: Ebook Cẩm nang sử dụng Email AMP
Bài viết cùng tác giả
Xem tất cả