Insight là từ khá phổ biến trong mọi hoạt động, chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên vẫn có những nhận định sai, hiểu lầm về thuật ngữ này. Hãy cùng Bizfly bàn luận những hiểu lầm phổ biến về insight trong quảng cáo ngay tại bài viết dưới đây!
Dữ liệu có nhiều định dạng khác nhau như sự kiện, hình ảnh, chữ viết, âm thanh, số liệu… Tuy nhiên dù ở trạng thái nào thì chỉ dừng lại ở dữ liệu thô.
Ví dụ như dữ liệu bán hàng sẽ là thông tin về số lượng sản phẩm, giá cả, thông tin khách hàng,..hay dữ liệu sức khỏe sẽ là kết quả xét nghiệm, thông tin bệnh lý, lịch sử bệnh,...
Muốn chuyển dữ liệu thành insight thì những dữ liệu thô phải được xử lý thành thông tin và khi diễn giải thông tin đó mới trở thành insight. Như vậy khẳng định rằng insight không phải là dữ liệu.
Phần lớn mọi người thưởng nhầm insight là ý tưởng quảng cáo bởi vì hai thuật ngữ này có sự liên kết mật thiết với nhau trong quá trình phát triển chiến dịch quảng cáo.
Tuy nhiên, Insight xuất phát từ nghiên cứu và phân tích dữ liệu, bản chất là sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng. Còn ý tưởng quảng cáo lại có nguồn gốc từ insight và sự sáng tạo của đội ngũ quảng cáo, bản chất là những ý tưởng cụ thể để thực hiện chiến dịch quảng cáo.
Nhiều người cho rằng, chỉ cần quan sát là đủ để tìm ra insight. Tuy nhiên quan sát chỉ là cơ sở để tìm kiếm insight. Ví dụ như “mọi người thích chuẩn bị thức ăn hơn là việc ăn” - đây không phải là insight mà là sự quan sát. Nếu là insight thì bạn cần biết tại sao mọi người làm vậy và tạo ra một đề xuất có giá trị thực sự.
Thực tế, để thông tin quan sát trở thành insight, marketer cần thực hiện một quy trình tổng hợp, đồng thời thêm động lực và kết quả mong muốn.
Insight thường đi sâu vào hiểu biết về nhu cầu, mong muốn, hành vi của khách hàng vì thế nhiều người cho rằng nó là tổng hợp những nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Insight là sự hiểu hiểu biết sâu sắc về tâm lý, hành vi của khách hàng, trong khi nhu cầu của khách hàng là những yêu cầu, mong muốn thỏa mãn thông qua việc mua sắm hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Insight thường là nguồn gốc hay cơ sở để hiểu về nhu cầu của khách hàng. Nó giúp phân tích sâu hơn về lý do tại sao khách hàng cần một sản phẩm/dịch vụ nhất định.
Ví dụ như một insight có thể là “Khách hàng mong muốn cảm giác được chăm sóc và quan tâm” trong khi nhu cầu của khách hàng có thể là “Khách hàng muốn mua sản phẩm có chất lượng tốt và sử dụng để cải thiện sức khỏe của họ”
Việc làm mới insight giúp doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt và đáp ứng kịp thời những thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ngoài ra việc làm mới insight còn tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn những nhu cầu ngày càng phúc tạp của khách hàng.
Thường nghe Insight là những điểm lạ “bất thường’’ trong một sự việc bình thường. Hoặc insight là sự thật ngầm hiểu. Vậy thực tế insight là gì?
Nó là những thông tin có giá trị về hành vi, nhu cầu, sở thích của một đối tượng cụ thể thông qua việc nghiên cứu, phân tích dữ liệu. Trong Marketing, insight giúp doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc về người dùng hoặc đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa quyết định sáng suốt để phát triển sản phẩm, chiến lược tiếp thị, dịch vụ khách hàng và thiết kế trải nghiệm.
Thông thường, các dữ liệu về insight sẽ được thu thập qua nhiều kênh khác nhau như khảo sát, phản hồi, phương tiện truyền thông xã hội và dữ liệu bán hàng.
Ví dụ như Netflix sử dụng thông tin chi tiết của từng khách hàng để đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa. Nếu khách hàng xem nội dung thuộc một thể loại cụ thể, Netflix sẽ đề xuất thêm những nội dung khác phù hợp với sở thích của khách hàng.
Quy trình tìm insight gồm 5 bước cố định như sau:
Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
Chân dung khách hàng mục tiêu cần phải có thông tin cơ bản bao gồm: Giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích hay hành vi, thói quen,... Những thông tin này là tiền đề để tìm ra insight của khách hàng.
Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng
Mọi thứ đều khởi nguồn từ nhu cầu. Nhu cầu lại phát sinh từ những động lực sâu bên trong diễn biến, tâm lý phức tạp được điều khiển bởi lý trí, cảm xúc của khách hàng
Việc lên danh sách các nhu cầu của khách hàng sẽ giúp các marketer tìm ra những insight khách hàng chính xác, phục vụ cho quá trình nghiên cứu và các hoạt động marketing của doanh nghiệp hiệu quả.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh cũng là một trong những nguồn thông tin quý giá để doanh nghiệp tận dụng và nghiên cứu kỹ lượng trong marketing tổng thể
Doanh nghiệp hãy xem xét kỹ những chiến lược truyền thông, quảng cáo của đối thủ, phân tích và xem họ đang hướng vào nhóm nhu cầu, yếu tố tâm lý nào của đối tượng mục tiêu. Đó sẽ là những thông tin rất giá trị để doanh nghiệp có thể tham khảo trong việc tìm insight chính xác của khách hàng.
Bước 4: Khảo sát thực tế
Các chiến dịch marketing nghiên cứu và khảo sát thực tế là công cụ hữu ích giúp các marketer thu thập thông tin phục vụ cho việc xác định insight của khách hàng.
Tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác, giúp doanh nghiệp hiểu tâm lý, suy nghĩ thực sự của khách hàng là gì cũng như động lực thúc đẩy họ…qua những câu hỏi khôn ngoan, lắng nghe và quan sát thái độ, cử chỉ của họ. Sau đó tổng hợp thành nguồn thông tin có giá trị phục vụ quá trình nghiên cứu.
Bước 5: Tổng hợp và phân tích số liệu
Tổng hợp các thông tin một cách khách quan, chính xác từ đó các nhà marketer sẽ có những giải pháp để phân tích số liệu. Quá trình phân tích càng kỹ, thì kết quả cho ra càng chính xác.
Bước 6: Xác định insight khách hàng
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, các marketer sẽ có cơ sở để đưa ra insight khách hàng. Nhưng lưu ý rằng, khi ứng dụng insight vào bất kỳ chiến dịch nào cũng cần phải kiểm chứng xem đã phán đoán và chính xác hay không. Doanh nghiệp cũng đừng nên mang insight đến toàn bộ chiến dịch marketing vì sẽ có những rủi ro nhất định.
Bài viết trên đã đưa ra những nhầm lẫn, hiểu lầm về insight trong quảng cáo. Từ đó khẳng định lại giúp các marketer, doanh nghiệp tránh được những sai sót không đáng có trong chiến dịch quảng cáo. Hãy truy cập website Bizfly thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại