Quản lý nhân sự là hoạt động không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn phát triển và tồn tại bền vững. Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả sẽ giúp nâng cao năng suất làm việc của cả đơn vị. Cùng Bizfly tìm hiểu ngay về khái niệm, quy trình cũng như cách để quản lý nhân sự tối ưu trong bài viết dưới đây
Quản lý nhân sự tiếng Anh là Human Resource Management, viết tắt HRM là việc quản lý, điều phối, phân bổ nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy các mục tiêu của tổ chức.
HRM tập trung chủ yếu vào ban hành các chính sách, chế độ phúc lợi cho nhân viên, đồng thời tuyển dụng và đào tạo phát triển nhân sự.
Hầu hết các chuyên gia HRM đều có bằng cử nhân trở lên. Sứ mệnh của quản lý nhân sự là tạo dựng nền văn hoá công ty, tạo ra các giá trị cốt lõi, trao quyền cho nhân viên và đảm bảo cho họ làm việc hiệu quả nhất có thể.
Theo một nghiên cứu cho thấy, một nhân sự làm việc xuất sắc trong doanh nghiệp có thể tạo ra năng suất cao hơn 400% so với một nhân sự thông thường.
Do đó, quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như:
Quản lý nhân sự thực hiện nhiều công việc nhằm phát triển đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Cụ thể, đội ngũ quản lý nhân sự sẽ thực hiện một số công việc như:
Quản lý nhân sự là một công việc tương đối khó khăn đòi hỏi nhà quản trị cần phải có tố chất cũng như kỹ năng cần thiết để từ đó phát huy được năng lực làm việc của nhân viên. Theo các chuyên gia nhận định, kỹ năng mà một nhà quản lý nhân sự cần phải có đó là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhân sự, kỹ năng thuyết phục và kỹ năng làm việc.
Là một nhà quản lý nhân sự thì kỹ năng chuyên môn là điều không thể thiếu khi tiến hành vào hoạt động quản lý và nâng cao năng lực của nhân lực công ty. Các kỹ năng về chuyên môn cần phải đảm bảo đó là khả năng phác họa chân dung ứng viên, hoạch định nguồn nhân lực, đặt câu hỏi, nắm bắt tính cách, đào tạo nhân sự mới…
Với kỹ năng nhân sự, nhà quản trị cần phải nắm rõ việc xây dựng các chiến lược quản lý, định hướng phát triển nhân sự, tổ chức tuyển dụng, đào tạo, xây dựng bộ máy tổ chức, giải pháp nâng cao năng lực nhân viên, chính sách lương thưởng…
Để làm một nhà quản lý nhân sự tài ba, mọi người cần đảm bảo mình có khả năng giao tiếp và truyền tải ý nghĩ đến với người khác một cách trôi chảy, có khả năng đứng nói chuyện trước đám đông, nhạy bén và khéo léo, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần.
Bên cạnh khả năng giao tiếp thì một nhà quản lý nhân sự cũng cần phải có khả năng thuyết phục cả người lao động lẫn người sử dụng lao động để nhằm tạo ra lợi ích chung cho doanh nghiệp.
Một nhà quản lý nhân sự chính là người luôn tận tụy và hết mình vì công việc. Từ những công việc như tính lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên cho đến tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn nhân sự mới hay tổ chức, xây dựng bộ máy các phòng ban.
Với mỗi một loại hình doanh nghiệp thì chúng ta sẽ có những cách quản lý nhân sự riêng biệt nhằm đạt được kết quả cao cho tổ chức. Tuy nhiên, tất cả đều sẽ cần phải trải qua một quy trình quản lý nhân sự với các bước cơ bản như sau: Tuyển dụng, đào tạo, xây dựng chính sách, đặt mục tiêu, đánh giá, phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Bước đầu trong việc quản lý nhân sự đó chính là phải xây dựng quy trình tuyển dụng một cách tối ưu. Nếu doanh nghiệp có thể tuyển được các nhân sự giàu kinh nghiệm, kỹ năng cao thì sẽ giúp cho quá trình quản lý nhân sự nhẹ nhàng hơn so với việc không có quy trình cụ thể.
Thông thường, quy trình tuyển dụng sẽ được thực hiện theo các bước: Xây dựng kế hoạch, xác định nguồn tuyển, tìm kiếm ứng viên, phỏng vấn, đánh giá năng lực và hướng dẫn nhân sự mới hòa nhập với môi trường doanh nghiệp.
Sau khi đã có thể tuyển dụng được các ứng viên ưng ý, bước tiếp theo sẽ là thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Lúc này, để đảm bảo chất lượng của nhân sự thì nhà quản lý cần thực hiện các khóa đào tạo, giáo trình nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc.
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên cũng như giữ chân người tài năng ở lại cống hiến với công ty thì các nhà quản lý cần xây dựng chính sách và chế độ cho toàn bộ nhân viên của mình. Điều này đảm bảo mang lại môi trường làm việc năng động và thoải mái về cả vật chất lẫn tinh thần từ đó giúp hoạt động quản lý nhân sự dễ dàng hơn. Đây là yếu tố hàng đầu giúp giữ chân nhân tài ở lại với công ty tốt.
Ở bước này, nhà quản trị sẽ đưa ra các mục tiêu công việc cho từng giai đoạn của tất cả các bộ phận trong công ty. Mục tiêu đưa ra càng rõ ràng và chi tiết thì mức độ thành công càng cao hơn. Sau khi đã triển khai, nhà quản lý sẽ đưa ra hệ thống bảng biểu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Trường hợp nào nhân sự có thành tích tốt thì tiến hành khen ngợi và động viên khích lệ và ngược lại.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một trong những điểm cốt lõi trong quy trình hệ thống quản lý nhân sự. Bất kể một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi văn hóa doanh nghiệp đều không thể trụ vững được trên thị trường. Đây được xem như là tinh thần cũng như quan điểm giá trị của một doanh nghiệp.
Để quản lý nhân sự một cách hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị không những có kiến thức về ngành nhân sự mà còn phải có các kỹ năng cần thiết để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Hy vọng, qua bài viết trên của Bizfly bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý nhân sự, quy trình xây dựng cũng như kỹ năng cần thiết ở một nhà quản lý nhân sự
Quản lý đội ngũ bán hàng - Bứt phá doanh thu cùng BizCRM
"Đo lường KPI chính xác 100% - nhanh chóng - đầy đủ - minh bạch"