Người cầm lái doanh nghiệp nếu có tư duy lãnh đạo đúng đắn sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho mọi thành công của tập thể. Tuy nhiên, để có những tư duy đúng đắn người lãnh đạo cần trải qua quá trình mài dũa vô cùng khắc nghiệt.
Vậy, một nhà lãnh đạo xuất sắc cần phải có những tư duy nào? Tất cả sẽ được Bizfly chia sẻ qua bài viết sau.
Tư duy lãnh đạo (TDLĐ) là những phản ánh thực tế của bộ não để nhận thức rõ hơn về quy luật và bản chất của lãnh đạo. Từ đó, xây dựng mục tiêu, cách thức và định hướng cho các hành động lãnh đạo thực tiễn.
Tư duy lãnh đạo là thước bản chất và quy luật lãnh đạo của người đứng đầu tổ chức
Có thể nói, TDLĐ là góc nhìn của người đứng đầu trong tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Với góc nhìn này, người quản trị chuyển biến suy nghĩ và hành động của bản thân lẫn người khác để đạt đến mục tiêu - hiệu quả mong muốn.
Đọc thêm: Tư duy chiến lược là gì và các kỹ thuật rèn luyện giúp bạn thành công
Xây dựng tư duy lãnh đạo sẽ mang lại vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển chung của doanh nghiệp như:
Xây dựng tư duy là tạo nền tảng để tập thể doanh nghiệp tiến về vạch đích đúng hướng
Để thúc đẩy thành công cho công ty, doanh nghiệp các nhà lãnh đạo cần phát triển và mài dũa các tư duy sau:
Người lãnh đạo cần có khả năng chọn lọc và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng để đưa ra các quyết định sáng suốt - kịp thời. Sự quyết đoán này sẽ giúp tổ chức doanh nghiệp tránh khỏi những vũng lầy lo lắng - sợ hãi trước những chiến lược có khả thi.
Người có tư duy lãnh đạo luôn biến rủi ro thành cơ hội để học hỏi, nâng cấp và phát triển. Đây chính là bản lĩnh đối diện với khó khăn, nắm bắt vấn đề để vượt qua nó thay vì phủ nhận hay né tránh.
Tố chất này sẽ giúp cho nhóm nhân viên luôn tập trung làm việc và tránh khỏi sa lầy vào những khó khăn.
Tư duy của người đứng đầu là sẵn sàng đối diện và vượt qua khó khăn
Một nhà lãnh đạo khiêm tốn là người luôn đề cao, coi trọng và ghi nhận những đóng góp từ những người xung quanh. Đức tính này chính là sợi dây giúp buộc chặt doanh nghiệp với nhân viên để họ luôn cống hiến hết mình vì công việc.
Tư duy lãnh đạo tuyệt vời nhất của người đứng đầu chính là có trách nhiệm về hành động và lời nói của bản thân. Cũng như trách nhiệm về những thất bại, sẵn sàng tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp điều chỉnh, ngăn chặn những rủi ro đó.
Các nhà lãnh đạo cần có tư duy thăng tiến tập trung vào lợi nhuận và thành công. Đây là cơ sở để họ xác định mục tiêu, đích đến và vạch ra lối đi phù hợp để chạm đến những điều đó. Tuy nhiên, người lãnh đạo cũng nên vạch ra những rủi ro có thể xảy ra để phòng ngừa, ngăn chặn và tránh tối đa mọi tổn thất.
Người có tư duy lãnh đạo là người luôn duy trì việc học và họ sẵn sàng tiếp thu mọi tri thức để tăng năng lực cũng như khả năng làm chủ mình. Song hành với đó, họ sẽ duy trì hiệu suất làm việc hoặc học tập của bản thân để đạt được những mục đích và mong cầu trước đó.
Sự kết hợp giữa học tập và hiệu suất sẽ mang đến sự kiên trì, nỗ lực và thích nghi để nhà lãnh đạo nâng cao năng lực.
Học tập và duy trì hiệu suất để đạt đến những mục đích thành công
Một người đứng đầu thực thụ sẽ rèn luyện tư duy lãnh đạo phát triển con người. Họ cần bày tỏ sự đồng cảm, thấu hiểu với những ai đang gặp khó khăn. Đồng thời tạo điều kiện để nhân viên học tập, cống hiến, thể hiện năng lực kèm theo đó là những lời khen hoặc lời phê bình để tạo cơ hội cho cấp dưới cảm thụ sự thành công lẫn thất bại.
Sự minh bạch trong tư duy lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự gắn kết khăng khít giữa nội bộ nhân viên. Đây là điểm mấu chốt để khuyến khích nhân viên làm việc nỗ lực và cống hiến hơn cho mục tiêu phát triển chung.
Tư duy phát triển chính là niềm tin vào sự thay đổi tài năng, khả năng và trí tuệ của bản thân và tất cả mọi người. Đây là cơ sở để nhà lãnh đạo đương đầu thách thức, tận dụng và áp dụng mọi chiến lược để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Cân nhắc và thực hiện là hai tư duy lãnh đạo giúp người đứng đầu doanh nghiệp đảm bảo mọi suy nghĩ - hành động luôn tối ưu nhất. Đồng thời, tư duy cân nhắc còn giúp lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác và ít thiên vị hơn ở mọi mặt.
Đọc thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 10 kỹ năng lãnh đạo mà người dẫn đầu cần phải có
Để gia tăng 200% công lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, người lãnh đạo nói riêng và tập thể nhân viên nói chung cần thay đổi 5 tư duy sau:
Với sự cạnh tranh khốc liệt và căng thẳng như hiện nay, các nhà lãnh đạo thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào việc phân tích sai lầm khiến cho khó khăn nối tiếp khó khăn.
Theo các nhà tâm lý học, tư duy lãnh đạo nếu tập trung quá vào khó khăn sẽ khiến chúng ta làm ảnh hưởng liên đới đến kết quả thành công. Vì vậy, người có tư duy thông minh cần phải xoay chuyển góc nhìn để làm rõ vấn đề nào có thể xử lý và vấn đề nào là thử thách. Khi đó, việc tìm cách giải quyết sẽ dễ dàng hơn và người lãnh đạo có thể nâng tầm kinh nghiệm lẫn kỹ năng.
Tập trung vào vấn đề sẽ giúp nhà lãnh đạo tìm ra hướng xử lý ít rủi ro nhất
Thành công đôi khi là “gọng còng” bó buộc nhà lãnh đạo vào một tư duy lãnh đạo cố định. Chúng sẽ khiến cho doanh nghiệp di chuyển một cách ì ạch, chậm chạp và nặng nề bởi với tư duy cố định rằng không có bất kỳ điều gì có thể đánh gục họ.
Việc ngủ quên trên chiến thắng sẽ tạo nên rào cản tâm lý khiến doanh nghiệp trở nên lạc hậu trong khi đối thủ liên tục thay đổi và tiến xa hơn.
Bản sắc và phong cách tư duy lãnh đạo nên được thay đổi liên tục để phù hợp với hoàn cảnh lẫn đối tượng. Tuy nhiên, hiện nay không ít các nhà lãnh đạo lạm dụng quyền lực để áp đặt cấp dưới. Tư duy này sẽ nhanh chóng bào mòn lòng tin cũng như đam mê cống hiến của nhân viên và khiến họ rời bỏ doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Một trong những tư duy lãnh đạo sai lầm rất nhiều người gặp phải chính là sự cầu toàn và khắt khe với chính bản thân. Sự khắt khe quá mức sẽ khiến người dẫn đầu tổ chức dễ dàng thất vọng, mệt mỏi hoặc không cảm thấy hạnh phúc nếu không đạt được mục tiêu đề ra (kể cả phân mục nhỏ).
Không gò ép hay khắt khe với bản thân để luôn nhiệt huyết với công việc
“Nghiện việc” không phải là tư duy lãnh đạo mà là “căn bệnh” mà rất nhiều nhà lãnh đạo lớn gặp phải. Hội chứng nghiện việc sẽ khiến người đứng đầu luôn suy nghĩ về công việc và họ luôn cho rằng chỉ có thành công mới mang đến cho họ tất cả mà quên mất gia đình hay những thứ quan trọng khác. Nhà lãnh đạo thực thụ là người vừa biết làm việc hiệu quả vừa biết cách “hưởng thụ cuộc sống”.
Đọc thêm: Quản trị hiện đại là gì? Vai trò và xu hướng quản trị trong doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin kiến thức vô cùng quan trọng về tư duy lãnh đạo mà Bizfly muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng rằng, những bài học về tư duy ở phía trên sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba để chèo lái doanh nghiệp đến với bến bờ thành công.
Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp