CPD là gì? Vai trò, công thức tính, lưu ý khi sử dụng Cost Per Duration

Thủy Nguyễn 28/06/2024

CDP là một "bí quyết" giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối đa hóa lợi nhuận. Bài viết này của Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ CDP là gì, đặc điểm chi tiết về chi phí quảng cáo theo nhấp chuột và cách thức hoạt động của nó. 

CPD là gì? 

CPD hay tên đầy đủ Cost Per Duration là thuật ngữ dùng để chỉ chi phí thời lượng phát sóng của quảng cáo dựa trên thời gian hiển thị của nó trên các kênh truyền thông như: Facebook, Instagram, Youtube, truyền hình, website, ứng dụng di động,... 

Thông qua CDP, thương hiệu doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến hơn. Nó đặc biệt phù hợp khi doanh nghiệp triển khai những sự kiện, chương trình ưu đãi trong thời gian có hạn.

Mức phí mà doanh nghiệp phải trả khi dùng CPD sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào tình hình thực tế. Một vài yếu tố ảnh hưởng tới mức phí CPD như:

  • Kênh hiển thị
  • Thời lượng phát sóng
  • Kích thước quảng cáo 
  • Lượt tiếp cận
  • Lượt xem
CPD - chi phí thời lượng phát sóng của quảng cáo dựa trên thời gian hiển thị
CPD - chi phí thời lượng phát sóng của quảng cáo dựa trên thời gian hiển thị 

Công thức tính CPD 

Chi phí CPD được tính theo công thức sau:

CPD = Chi phí quảng cáo / Thời lượng phát sóng

Trong đó: 

  • Chi phí quảng cáo: Là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để trả cho đơn vị phát hành dịch vụ quảng cáo.
  • Thời lượng phát sóng: Là thời gian mà quảng cáo được hiển thị trên các kênh quảng cáo.

Ví dụ, doanh nghiệp bạn chi 50.000 đồng để chạy quảng cáo trên Youtube cho 30 giây phát sóng. Vậy mức chi phí CPD của quảng cáo này là:

CPD = 50.000 đồng / 30 giây = 1.667 đồng/giây

Ngoài ra, CPD còn có thể tính theo lượt xem hoặc lượt tiếp cận quảng cáo trong ngày. Cụ thể là:

CPD = Chi phí quảng cáo / Số lượt xem hoặc lượt tiếp cận

 

Đặc điểm của quảng cáo CPD

Để chiến dịch quảng cáo được tối ưu hiệu quả, bạn cần nắm được một số đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của CPD, cụ thể:

Đặc điểm

  • Chi phí CPD được tính dựa trên vị trí hiển thị, thời lượng phát sóng
  • Chiến dịch CPD đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào đối tác cung cấp dịch vụ
  • Phạm vi tiếp cận rộng rãi
Các đặc điểm của quảng cáo CPD
Các đặc điểm của quảng cáo CPD

Ưu điểm

  • Dự đoán được doanh thu: Đơn vị cung cấp sẽ dự báo doanh thu trong khoảng thời gian nhất định, giúp doanh nghiệp nắm được và đồng thời lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.
  • Tiếp cận đối tượng mục tiêu: Quảng cáo CPD có thể được nhắm mục tiêu đến các đối tượng cụ thể dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi,...
  • Kiểm soát chi phí hiệu quả: Doanh nghiệp có thể dự trù ngân sách cho chiến dịch quảng cáo một cách dễ dàng.
  • Tăng độ tin cậy thương hiệu: Xuất hiện thường xuyên trên các kênh truyền thông uy tín sẽ giúp nâng cao độ tin cậy của thương hiệu.
  • Đo lường hiệu quả hoạt động: Với CPD, doanh nghiệp dễ dàng áp dụng các công cụ để đo lường số lượt xem, số lượt tiếp cận và lượt tương tác của người dùng với quảng cáo.

Nhược điểm

  • Chi phí khá cao: Mức chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu doanh nghiệp chọn phát sóng ở các kênh nổi bật, khung giờ vàng, mức chi phí lại càng cao.

Chẳng hạn như, quảng cáo  "Tết sum vầy - Vị lúa mới" của Vinamilk được phát sóng trên kênh VTV1, vào khung giờ 19h30 - 20h00 (xen giữa chương trình Ai là triệu phú 2024) lên đến khoảng 105.000.000 VNĐ cho quảng cáo 30 giây. Các quảng cáo khác khoảng 15 giây sẽ có giá khoảng 60.000.000 VNĐ

  • Doanh nghiệp nhỏ nên cân nhắc trước khi áp dụng bởi chi phí khá cao.
Chi phí quảng cáo khá cao, cần cân nhắc trước khi lựa chọn
Chi phí quảng cáo khá cao, cần cân nhắc trước khi lựa chọn

Vai trò quảng cáo CPD trong doanh nghiệp 

Các loại hình kinh doanh trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ, do đó, việc quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ là vô cùng cần thiết. 

Sau đây là một số lợi ích mà CPD đem lại cho doanh nghiệp:

  • Tăng nhận diện thương hiệu: Quảng cáo CPD giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến với nhiều người hơn.
  • Thu hút khách hàng tiềm năng: CPD có thể thu hút những khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Quảng cáo CPD có khả năng thúc đẩy khách hàng mua hàng bằng cách cung cấp thông tin về sản phẩm và khuyến mãi hấp dẫn.

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng CPD?

Hình thức quảng cáo CPD là loại hình quảng cáo tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng sức cạnh trên trên thị trường, xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, với những ưu điểm và hạn chế đã nêu bên trên, có thể doanh nghiệp vẫn băn khoăn bởi chi phí đầu tư cho quảng cáo khá lớn. Vì vậy, hãy phân tích thị trường và lên kế hoạch cho chiến lược quảng cáo của mình rõ ràng trước khi áp dụng và cân nhắc sử dụng ở thời điểm nổi bật như:

  • Quảng bá thương hiệu mới ra mắt thị trường.
  • Muốn đẩy mạnh nhận diện thương hiệu, để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
  • Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mới.
  • Triển khai các chương trình khuyến mãi theo từng đợt để thu hút lượng lớn khách hàng,gia tăng doanh thu. 
Thời điểm nào doanh nghiệp nên ứng dụng CPD
Thời điểm nào doanh nghiệp nên ứng dụng CPD

Lưu ý khi ứng dụng quảng cáo CPD cho doanh nghiệp 

Để đảm bảo tối đa hiệu quả của chiến dịch quảng CPD, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

Tìm kiếm, xác định chuẩn khách hàng mục tiêu

Để quảng cáo của mình tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, bạn cần xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu. Có thể thông qua các nghiên cứu về nhân khẩu học, sở thích, hành vi và nhu cầu của họ hoặc cũng có thể sử dụng các công cụ như Google Adwords để rút ngắn thời gian tìm kiếm. 

Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng nội dung chiến dịch và lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp, đồng thời, tối ưu hóa chi phí quảng cáo.

Cân đối thời lượng quảng cáo CPD hợp lý

Thời lượng quảng cáo phù hợp vào ngân sách cũng như mục tiêu của chiến dịch, tuy nhiên bạn cần cân đối sao cho hợp lý. Mỗi quảng cáo CPD thường kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút. 

Không nên để quảng cáo quá dài tránh gây nhàm chán, mất kiên nhẫn cho người xem dẫn đến “bỏ qua” quảng cáo. Nhưng nếu quá ngắn lại không đủ thời gian để truyền tải thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn về sản phẩm, dịch vụ. 

Thể hiện quảng cáo CPD bằng ảnh/video

Theo thống kê, quảng cáo bằng video có tỷ lệ nhấp chuột cao gấp 5 lần so với các loại quảng cáo khác. Và người dùng có xu hướng ghi nhớ thông tin được truyền tải qua video tốt hơn 95% so với dạng văn bản thông thường. 

Vì vậy, doanh nghiệp hãy đầu tư sản xuất video/hình ảnh bắt mắt, thu hút được tối đa người dùng để mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất. 

Nội dung thu hút, phù hợp với sản phẩm

Dù đầu tư vào hình ảnh và video nhưng nội dung về thông tin sản phẩm, dịch vụ vẫn cần chỉn chu và thu hút người xem. Đảm bảo rằng thông điệp cần phù hợp với giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng. 

Đồng thời doanh nghiệp cần kiểm duyệt nội dung kỹ càng, chú trọng mọi từ ngữ, phát ngôn không được mang tính xúc phạm hay phân biệt cá nhân, tổ chức nào để tránh gây tranh cãi, ý kiến trái chiều từ dư luận. 

Đo lường hiệu suất quảng cáo

Hình thức quảng cáo CDP rất dễ đo lường. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ đo lường để theo dõi số lượt xem, số lượt quảng cáo tiếp cận với khách hàng và cả số lượt tương tác với quảng cáo để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Chẳng hạn như: Google Analytics, Adobe Analytics, Facebook Pixel,...

Các lưu ý khi ứng dụng quảng cáo CPD cho doanh nghiệp 
Các lưu ý khi ứng dụng quảng cáo CPD cho doanh nghiệp

Phân biệt CPD, CPC và CPO

Dưới đây là sự phân biệt về 3 loại chi phí quảng cáo và ưu nhược điểm của từng loại:

Loại quảng cáo 

Mô tả

Ưu điểm

Nhược điểm

CPD 

(Cost Per Duration)

- Chi phí cho mỗi đơn vị thời lượng phát sóng quảng cáo.

- Tiếp cận được nhiều người xem tiềm năng.

- Tăng nhận diện thương hiệu.

- Dễ đo lường hiệu quả.

- Chi phí cao 

- Quảng cáo có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nội dung.

- Ít tương tác

CPC 

(Cost Per Click)

- Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo.

- Chi phí thấp hơn CPD.

- Dễ dàng theo dõi hiệu quả.

- Mức độ tương tác cao.

- Chi phí cao 

- Nội dung quảng cáo quyết định phần lớn cho hiệu quả chiến dịch.

- Ít tương tác

CPO

(Cost Per Order)

- Chi phí trả cho mỗi đơn hàng đặt trên link affiliate 

- Hiệu quả cao.

- Dễ dàng đo lường ROI

- Chi phí cao 

- Kết quả quảng cáo phụ thuộc phần lớn vào nội dung và sản phẩm. 

 

Một số câu hỏi thường gặp về CPD

  • Theo dõi CPD chiến dịch quảng cáo bằng cách nào?

Để thực hiện theo dõi CPD của chiến dịch quảng cáo, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

- Sử dụng các báo cáo của các nền tảng quảng cáo: Hầu hết các nền tảng quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads,... đều cung cấp báo cáo chi tiết về hiệu quả của chiến dịch, bao gồm cả số lượt hiển thị, số lần nhấp chuột, chi phí,...

- Sử dụng các công cụ phân tích web: Các công cụ như Google Analytics giúp bạn theo dõi hành vi của người dùng trên website, từ đó đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo CPD.

  • Nên chọn CPD hay CPC cho chiến dịch quảng cáo?

Chọn CPD hay CPC còn phụ thuộc vào ngân sách và sản phẩm của doanh nghiệp.

Chọn CPD hay CPC còn phụ thuộc vào ngân sách và sản phẩm của doanh nghiệp
Chọn CPD hay CPC còn phụ thuộc vào ngân sách và sản phẩm của doanh nghiệp

Xem thêm: CPC là gì? Phương pháp tối ưu quảng cáo Cost Per Click

  • Nên chọn CPD nếu:

- Doanh nghiệp có ngân sách cao, muốn xây dựng thương hiệu.

- Mong muốn sản phẩm được biết đến rộng rãi trên thị trường.

- Tiếp cận chuẩn người dùng có nhu cầu, khách hàng tiềm năng.

  • Hãy chọn CPC nếu:

- Doanh nghiệp muốn thu hút lượng lớn traffic, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

- Dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp đã có vị thế trên thị trường.

- Muốn tối ưu hóa chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp.

Bài viết trên của Bizfly đã cung cấp đến bạn chi tiết thông tin về CPD là gì, đặc điểm, vai trò và lưu ý khi ứng dụng quảng cáo CPD cho doanh nghiệp. Hy vọng qua đây, bạn và doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được chi phí cho chiến dịch của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly