Cross-promotion là chiến dịch mà các thương hiệu hợp tác để tiếp thị sản phẩm chéo cho nhau. Đây được coi là chiến lược tiếp thị hiệu quả mang lại lợi ích cho hai bên tham gia. Vậy chiến dịch này là gì? Nó hoạt động như thế nào? Cùng Bizfly - Giải pháp chuyển đổi số Marketing và bán hàng vận hành bởi VCCorp tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cross-promotion (Quảng cáo chéo) là một chiến lược tiếp thị mà ở đó doanh nghiệp, thương hiệu hoặc cá nhân sử dụng một kênh có sẵn để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ, video, bài viết... Mục tiêu của cross-promotion là tận dụng lưu lượng truy cập từ một nền tảng để tăng khả năng nhận diện, tăng tương tác và tiếp cận khách hàng tiềm năng trên nền tảng khác.
Chiến lược này có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như:
Cross-promotion giúp tối ưu hóa tài nguyên hiện có, gia tăng hiệu quả tiếp thị mà không cần chi phí quảng cáo lớn, đồng thời mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng, tạo ra nhiều cơ hội chuyển đổi hơn thông qua việc tận dụng sức mạnh tổng hợp giữa các nền tảng và đối tác.
Cross-promotion mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho các doanh nghiệp, cụ thể như:
Khi các doanh nghiệp tham gia hợp tác sẽ chia sẻ chi phí tiếp thị với nhau, có thể là chi phí nghiên cứu ý tưởng, sản xuất tài liệu quảng cáo hoặc tổ chức sự kiện. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí so với việc tự quảng cáo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể đàm phán để sử dụng các nguồn lực có sẵn của nhau, ví dụ như các kênh truyền thông, gương mặt đại diện bản quyền,... Nhằm tiết kiệm thêm một khoản chi phí đầu tư nữa.
Cross-promotion mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp hợp tác với nhau để có thể tiếp cận rộng rãi đến tệp khách hàng của nhau. Các chiến dịch quảng cáo chéo có thể được thực hiện trên nhiều kênh truyền thông khác nhau gồm mạng xã hội, website, email marketing. Từ đó nâng cao khả năng hiển thị của thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng mới hơn.
Chẳng hạn như sự hợp tác của Kellogg với Disney đã thành công rực rỡ. Có khách hàng cho rằng vì quá yêu thích Disney nên đã mua ngũ cốc ủng hộ Kellogg dù trước đó chưa biết đến thương hiệu ngũ cốc này.
Khi các doanh nghiệp cùng thực hiện chiến dịch sẽ hình thành mối quan hệ tin cậy với nhau, xây dựng thành một mạng lưới hỗ trợ, cùng nhau phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp hợp tác với người nổi tiếng, có ảnh hưởng tích cực trên mạng xã hội sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng, họ biết đến sản phẩm của bạn nhiều hơn và có khả năng mua hàng cao hơn.
Doanh nghiệp nên hợp tác với các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, để khách hàng có cái nhìn tích cực hơn về thương hiệu của mình. Một số nghiên cứu cho thấy, khách hàng có xu hướng lựa chọn các thương hiệu mà họ đã tin tưởng vè “quen mặt” trên thị trường. Do đó, nhờ vào quảng cáo chéo, các doanh nghiệp sẽ nâng cao hộ nhận diện với người tiêu dùng và đạt được độ phủ sóng như mong muốn.
Để bắt đầu chiến dịch quảng cáo chéo cho doanh nghiệp bạn có thể tham khảo các bước sau:
Hãy vạch ra những điều doanh nghiệp muốn nhận được thông qua chiến dịch này. Mục tiêu của các chiến dịch có thể là:
Mục tiêu càng rõ ràng doanh nghiệp sẽ càng dễ đạt được hiệu quả cao. Từ mục tiêu chính, hãy vạch ra những điều cần làm, phân chia nhiệm vụ cho nhân sự và tất nhiên không thể thiếu KPI.
Chọn đối tác cho chiến dịch quảng cáo chéo có thể cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố quan trọng nhất là độ tin cậy của đối tác trên thị trường. Cụ thể như:
Quá trình hợp tác sẽ mang lại nhiều giá trị nếu các sản phẩm, dịch vụ của cả hai bên có thể bổ sung và hỗ trợ nhau, tạo nên sự liền mạch với khách hàng. Tuy nhiên, cần đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ phải có chất lượng tốt, đồng đều.
Trong quảng cáo chéo, việc chọn kênh tiếp thị phù hợp để triển khai chiến dịch là chìa khóa để thành công. Đương nhiên, nền tảng tiếp thị phải phù hợp với thương hiệu của bạn và cả đối tác, phù hợp với hoạt động tiếp thị của đôi bên. Cụ thể các kênh như:
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo tiếp thị qua email marketing. Theo thống kê cho thấy, 87% nhà tiếp thị đang sử dụng loại tiếp thị này để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty. Hiện nay tiếp thị qua email đang được đánh giá là phù hợp với quảng cáo chéo và đem lại chỉ số ROI tốt cho các doanh nghiệp.
Một số ý tưởng cho chiến dịch Cross-promotion được lựa chọn nhiều hiện nay, cụ thể là:
Theo thống kê, có đến 58% mọi người mua sản phẩm dựa trên review, khuyến nghị của người có sức ảnh hưởng. Có thể là các KOL, KOC - họ sẽ tác động trực tiếp đến quyết định mua sắm của khách hàng từ sự uy tín của họ. Doanh nghiệp có thể cân nhắc đến sự hợp tác này để tăng doanh số và nhận diện thương hiệu của mình. Bởi những người này có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua việc đăng tải hình ảnh, video và chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội.
Chẳng hạn, quảng cáo chéo giữa La'mariette và Selena Gomez về sản phẩm đồ bơi. La'mariette đã hợp tác với Selena Gomez, một ca sĩ nổi tiếng với 195 triệu người theo dõi trên Instagram. Selena đã đăng một bức ảnh cô ấy mặc đồ bơi của La'mariette và gắn thẻ thương hiệu này.
Chiến dịch quảng cáo chéo có thể bao gồm việc tạo video cho đối tượng mục tiêu. Video cần nêu bật lợi ích của cả hai thương hiệu hoặc giới thiệu, truyền tải thông điệp sản phẩm, dịch vụ từ nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ, Adidas từng có màn kết hợp Cross-promotion với Ivy Park bằng cách cùng đưa sản phẩm xuất hiện trong một video quảng cáo chéo rất thành công.
Tặng quà và tổ chức các cuộc thi là các hình thức nội dung tương tác cực kỳ hấp dẫn để tiết kiệm chi phí và tăng lượng người theo dõi của thương hiệu rất nhanh. Bằng cách kết hợp tặng quà, bạn có cơ hội giới thiệu các sản phẩm khác của mình, thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời, các cuộc thi và tặng quà này tạo ấn tượng lâu dài, xây dựng lòng trung thành, thúc đẩy doanh số tốt hơn.
Điển hình là sự hợp tác của Fabletics và Bliss cho chương trình tặng quà của họ trên Instagram. Bằng cách này, họ đã tăng số lượt thích, bình luận và người đăng ký trên Instagram.
Theo Medium, có khoảng 155 triệu người nghe podcast ít nhất một lần mỗi tháng. Vì vậy, đây là một kênh phù hợp để bạn phát triển thương hiệu. Một người có uy tín và được nhiều người biết đến có thể quảng bá thương hiệu của bạn bằng cách nói về sản phẩm và chia sẻ các giá trị để thu hút khách hàng nghe podcast.
Ví dụ như Blake Mycoskie, người sáng lập TOMS, trên chương trình Tim Ferriss Show. Chương trình này là podcast số một trên Apple Podcasts đã cho Blake cơ hội nói về TOMS và Madefor. Kết quả là vốn chủ sở hữu của công ty ông đã tăng lên đáng kể.
Sử dụng email để xây dựng quan hệ đối tác và cung cấp cho khách hàng thông tin có giá trị. Kênh này cho phép bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, quảng bá các công ty đối tác, thông báo cho người dùng đăng ký về các chiến dịch sắp tới, doanh số, mời họ tham gia sự kiện và đưa ra các ưu đãi được cá nhân hóa.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các sự kiện trực tuyến như hội thảo trên website. Hội thảo trên web là sự kiện trực tuyến có thể do một hoặc nhiều công ty tổ chức để truyền tải thông tin, cung cấp giá trị hoặc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng.
Dưới đây là 8 ví dụ nổi bật hiện nay về chiến dịch quảng cáo chéo của các thương hiệu lớn:
Trong chiến dịch quảng cáo chéo của Spotify và Uber, người dùng Uber có thể kết nối tài khoản Spotify Premium với ứng dụng Uber để nghe nhạc về điều chỉnh bài hát trong suốt chuyến đi. Cross-promotion không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn tăng tính cạnh tranh cho Uber. Đồng thời giúp Spotify nâng cao số lượng người dùng và tăng mức độ tương tác.
Phiên bản Nike + và Apple Watch cùng sự thích hợp của ứng dụng Nike Run Club thu hút nhiều người dùng đam mê thể dục và yêu thích công nghệ.
Sự kết hợp của chiến dịch quảng cáo chéo này thu về nhiều lợi ích cho cả đôi bên. Giúp cả Apple và Nike củng cố vị thế trên thị trường và mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng của họ.
GoPro là nhà tài trợ chính thức cho các sự kiện của Red Bull, họ cung cấp các máy quay hành động chất lượng cao để ghi lại những thước phim ấn tượng từ các sự kiện thể thao mạo hiểm do Red Bull sáng tạo, từ lướt sóng, trượt tuyết, nhảy dù hay đua xe.
Thương hiệu McDonald’s tung ra các bộ sưu tập đồ chơi theo các nhân vật của bộ phim hoạt hình bom tấn Disney như chuột Mickey Mouse, vịt Donald Duck,... Thu hút rất nhiều trẻ em đến ăn tại McDonald’s để sưu tập đồ chơi Disney. Hai thương hiệu này thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi chung. Cụ thể như khi người dùng mua set đồ ăn Happy Meal của McDonald’s sẽ được tặng kèm vé xem phim Disney.
Thương hiệu thời trang nổi tiếng Louis Vuitton và thương hiệu thời trang đường phố đình đám Supreme. Sự kiện hợp tác vào năm 2017 này đã làm chấn động làng thời trang thế giới. Sự kết hợp giữa logo LV và logo box log của Supreme đã tạo nên cơn sốt chưa từng có và nhận được sự yêu thích vô cùng lớn từ khách hàng. Vào thời điểm đó, hàng dài người sẵn sàng xếp hàng chờ đợi để mua sắm.
Macy's kết hợp với tổ chức từ thiện Make-A-Wish để thực hiện chiến dịch “Believe”. Với chiến dịch này, Macy's sẽ trích một phần doanh thu từ hoạt động bán hàng cho Make-A-Wish nhằm hỗ trợ trẻ những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
Chiến dịch được thực hiện cụ thể như:
Chiến dịch Cross-promotion giữa Macy's và Make-A-Wish đã thành công rực rỡ, góp phần thực hiện được hàng nghìn điều ước cho các em mắc bệnh hiểm nghèo. Đồng thời, Macy’s đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu tích cực, nâng cao doanh số bán hàng. Đây là một chiến dịch có lợi cho hai thương hiệu, tổ chức từ thiện và cả cộng đồng.
Pinterest và Levi’s đã thực hiện chiến dịch quảng cáo chéo, cụ thể, trên ứng dụng Pinterest đã tạo ra một công cụ tìm kiếm trang phục. Hỗ trợ Levi’s tiếp cận khách hàng thông qua nền tảng này nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Levi's® x Pinterest Style Finder - công cụ tìm kiếm trang phục tích hợp trực tiếp trên Pinterest, cho phép người khám phá các sản phẩm của Levi’s phù hợp với mình. Đặc biệt, công cụ này đưa ra gợi ý có tính cá nhân hóa rất cao.
Phiên bản Android 4.4 của Google được đặt tên là “KitKat”. Cuộc hợp tác giữa gã khổng lồ Google và ông lớn Nestlé đã nhận được sự chú ý của toàn thế giới, giúp cả hai thương hiệu đều đạt được mục đích thương mại của mình. Không sử dụng tên mã thông thường, Google đã đặt tên cho “con đẻ” của mình là “KitKat” tạo nên sự độc đáo cho hệ điều hành di động phổ biến và thương hiệu chocolate đình đám.
Đồng thời tung ra các khuyến mãi hấp dẫn như: Khách hàng mua KitKat có cơ hội trúng điện thoại nexus, phiếu quà tặng GG Play. Đáp lại, KitKat đã sản xuất các thanh chocolate với bao bì in hình logo Android và thông điệp quảng bá cho phiên bản mới này của Google. Chiến dịch Cross-promotion đã giúp doanh số bán hàng của KitKat tăng vọt, còn Android 4.4 trở thành phiên bản phổ biến nhất. Đây là ví dụ về hai thương hiệu không liên quan gì đến nhau vẫn có thể hợp tác và cùng phát triển.
Để đạt được thành công khi triển khai chiến dịch quảng cáo chéo, doanh nghiệp hãy lưu ý một số điều sau:
Hy vọng bài viết của Bizfly đã giúp bạn hiểu được Cross-promotion là gì và những lợi ích nó đem lại cho doanh nghiệp. Nếu muốn thực hiện chiến lược xúc tiến chéo này với đối tác, hãy tham khảo kỹ các bước để bắt đầu triển khai và những lưu ý quan trọng cần nắm được.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại