CSR là gì? Vì sao doanh nghiệp cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội?

Nhật Lệ 02/04/2024

CSR là gì? CSR có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp không? Xây dựng CSR có khó không? Bạn đang quan tâm đến những vấn đề này thì theo dõi bài viết dưới đây của Bizfly để có đáp án chính xác, đồng thời hiểu rõ về CSR hơn nhé. 

CSR là gì?

CSR là cụm từ được viết tắt bởi corporate social responsibility (tạm dịch: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). CSR chính là đạo đức nghề nghiệp của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh vẫn kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên lợi nhuận và việc làm của doanh nghiệp không gây tổn hại đến giá trị cốt lõi của xã hội. Doanh nghiệp sẽ đặt sự trung thực và đức tính cao hơn sự tham lam.

CRS là gì?
CSR là gì? CSR là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng

Vai trò của CSR là gì trong doanh nghiệp?

CSR đóng góp rất nhiều vai trò đặc biệt cho doanh nghiệp, có thể kể đến những lợi ích như xây dựng hình ảnh uy tín. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững thay vì ngắn hạn. → CSR giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, uy tín và đóng góp vào chiến lược phát triển bền vững.

  • Tăng giá trị thương hiệu

Doanh nghiệp thực hiện CSR sẽ tạo dựng được một hình ảnh tích cực với xã hội nói chung và khách hàng/đối tác nói riêng. Một thương hiệu có chiến lược CSR mạnh mẽ sẽ hưởng nhiều lợi ích sau khi chiếm được lòng tin của khách hàng, nhờ đó người dùng sẽ có xu thế lựa chọn doanh nghiệp thay vì những đơn vị khác. 

  • Thu hút vốn đầu tư

Các nhà đầu tư luôn đánh giá cao nếu doanh nghiệp có CSR tốt. Bởi lẽ CSR giúp tăng giá trị cổ phiếu và giảm rủi ro khi đầu tư. Vì vậy doanh nghiệp nào làm tốt CSR sẽ tăng khả năng thu hút vốn đầu tư hiệu quả hơn.

  • Tiết kiệm chi phí, đảm bảo doanh thu dài hạn

Giải pháp CSR còn góp phần giảm thiểu chi phí và đảm bảo doanh thu dài hạn cho doanh nghiệp. Điều này đã được chứng minh thông qua nhiều chiến dịch nổi bật của một số thương hiệu dưới đây: 

Vinamilk: Vào năm 2008, Vinamilk triển khai chiến dịch CSR “Vươn cao Việt Nam” để nâng cao tầm vóc cho trẻ em Việt. Hãng đã xây dựng quỹ sữa với châm ngôn là “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”. Sau đó chiến dịch đã giúp đỡ cho hơn 440.000 trẻ nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn.

GreenFeed Việt Nam: Chiến dịch  “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” của hãng sau 6 năm kêu gọi, thực hiện đã thành công giúp đỡ 1.900 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại 15 tỉnh, thành Việt Nam nhờ vào tổng ngân sách khoảng 50 tỷ đồng.

Cocoon: Hãng định hướng kinh doanh, triển khai chiến dịch CSR phát triển mỹ phẩm thuần chay. Do đó hãng đã thực hiện nhiều hoạt động, bao gồm chương trình bảo vệ động vật, việc ra mắt các sản phẩm thuần chay, không thử nghiệm sản phẩm trên cơ thể động vật và rất nhiều chương trình, sự kiện phát triển cộng đồng ý nghĩa khác.

Vai trò của CRS
Vai trò của CSR là tiết kiệm chi phí, đảm bảo doanh thu dài hạn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần thực hiện các loại trách nhiệm xã hội nào?

Nếu bạn đã rõ khái niệm CSR là gì và vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì đừng bỏ qua những trách nhiệm chính của CSR mà doanh nghiệp nên thực hiện nhằm đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường chung. Cụ thể: 

Bảo vệ môi trường

Trách nhiệm xã hội môi trường CSR sẽ bao gồm các việc giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đối với môi trường. Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp an toàn như bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy cân bằng sinh thái.

Đồng thời nên thúc đẩy tái chế, tuyên truyền việc tiêu dùng có trách nhiệm, triển khai các hệ thống quản lý chất thải, thực hiện hành động để giải quyết biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.

Thiện nguyện

Các doanh nghiệp nên thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách tham gia những chương trình tình nguyện, đóng góp cho các tổ chức từ thiện, hỗ trợ các dự án phát triển cộng đồng, cứu trợ thiên tai và sáng kiến chăm sóc sức khỏe. Việc đầu tư vào những dự án từ thiện, doanh nghiệp sẽ phần nào thể hiện được cam kết của mình tới với cộng đồng. 

Điển hình như trong mùa dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã chung tay cùng cộng đồng. Trong đó có thể kể đến Nutifood, Tấn Vương, Vissan, Saigon Foods, Cholimex, Seaspimex. Trong mùa dịch các công ty chỉ đạt công suất 30-40% nhưng vẫn ưu tiên bán giảm giá hoặc bán chịu. 

Các loại CRS doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm công tác xã hội

Quyền lợi của người lao động

Trách nhiệm đạo đức và nhân quyền của nhân viên, khách hàng cần được doanh nghiệp bảo vệ thật tốt trong hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng. Để nâng cao hiệu quả, doanh nghiệp nên duy trì một số thông lệ kinh doanh có đạo đức nhằm bảo vệ nhân quyền, quyền lao động và phúc lợi tối ưu cho người lao động. 

Doanh nghiệp nên đảm bảo tiền lương cũng như điều kiện làm việc đạt tiêu chuẩn cho nhân viên. Đồng thời cần loại bỏ tuyệt đối những hành vi phân biệt đối xử, bắt nạt/chèn ép nhân viên, lao động trẻ em,... Doanh nghiệp hãy tiến hành kiểm tra thường xuyên chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo công ty tuân thủ tốt những tiêu chuẩn đạo đức và nhân quyền.

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

Việc doanh nghiệp thực hiện CSR đúng cách sẽ nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội cho toàn thể công ty. Có thể còn tác động một cách tích cực tới các đối tác, khách hàng và Nhà nước. 
Doanh nghiệp nên đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững để tạo cơ hội việc làm. Ngoài ra còn đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước thông qua nghĩa vụ nộp thuế và tuân thủ các tiêu chuẩn báo cáo tài chính, kế toán minh bạch.

Cách xây dựng chiến dịch marketing CSR 

Nếu bạn đã rõ CSR là gì và muốn thực hiện trách nhiệm xã hội thật tốt thì hãy tham khảo cách xây dựng chiến dịch CSR đã được chúng tôi bật mí dưới đây nhé: 

  • Tích hợp CSR vào văn hóa của doanh nghiệp: Nên tuyên truyền các nguyên tắc CSR vào sứ mệnh, giá trị vào hoạt động hàng ngày để mọi cá nhân trong công ty đều thực hành chính xác. 
  • Đặt mục tiêu và chỉ tiêu đo lường được: Công ty nên thiết lập các mục tiêu (SMART) cụ thể để công ty theo dõi và đo lường được tiến trình thực hiện. 
  • Sự tham gia của những bên liên quan: Doanh nghiệp nên thực hiện CSR với nhân viên, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp hoặc cộng đồng địa phương để toàn bộ cộng đồng đều nhận được những lợi ích tốt đẹp. 
  • Báo cáo, giải trình minh bạch: Doanh nghiệp nên tuyên truyền hoạt động và báo cáo kết quả CSR để đảm bảo sự phát triển bền vững toàn diện. Điều này còn xây dựng niềm tin, tạo giá trị cốt lõi đặc biệt cho công ty trong mắt đối tác, khách hàng. 
Cách xây dựng chiến dịch marketing CSR
Cách xây dựng chiến dịch marketing CSR hiệu quả thực ra không hề khó

Ví dụ về các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trách nhiệm xã hội tốt

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về những doanh nghiệp tiêu biểu đã thực hiện trách nhiệm xã hội CSR rất tốt, bạn hãy tham khảo để áp dụng cho thật tốt:  

  • VinGroup

Quỹ Thiện Tâm của VinGroup đã thực hiện nhiều hoạt động thân thiện với môi trường như xây dựng các công trình xanh, đầu tư vào những dự án sử dụng năng lượng tái tạo và khởi xướng các chiến dịch nâng cao nhận thức bảo tồn môi trường.

  • TH Milk

Tô cam cùng TH là chiến dịch tuyên truyền ý nghĩa về cảnh báo về nạn bạo lực giới. Thương hiệu đã thành công lan tỏa thông điệp “Vì hạnh phúc đích thực của phụ nữ và trẻ em Việt Nam”. Sản phẩm thuộc chiến dịch CSR này đều làm từ nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe phụ nữ và trẻ nhỏ. Bao gồm hương cam tự nhiên, sữa hạt… 

Mong rằng bài viết này của Bizfly giúp bạn hiểu chính xác CSR là gì, đồng thời cũng nắm rõ vai trò của thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp. Nếu bạn cần tìm hiểu những thông tin tương tự thì click xem bài viết khác của chúng tôi nhé. 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly