Đạo đức kinh doanh là gì? Nguyên tắc đạo đức kinh doanh quan trọng

Thủy Nguyễn 06/06/2023

Trong doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định và chiến lược phát triển trong tương lai. Vậy cụ thể thì đạo đức trong kinh doanh là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào và làm cách nào để nâng cao nhân tố này trong tập thể doanh nghiệp? Mời bạn đọc cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Bizfly để biết được câu trả lời nhé!

Đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là những tiêu chuẩn đặc thù riêng trong hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm các nguyên tắc, các chuẩn mực chung nhằm đưa ra những điều chỉnh và đánh giá đồng thời giúp hướng dẫn, kiểm soát các hành vi của chủ thể kinh doanh trong doanh nghiệp. Đạo đức trong kinh doanh chính là đạo lý được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. 

Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc, chuẩn mực chung trong kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc, chuẩn mực chung trong kinh doanh.

Vì kinh doanh là các hoạt động gắn liền với lợi ích kinh tế. Vậy cho nên các khía cạnh thể hiện ứng xử về đạo đức sẽ không hoàn toàn giống với các hoạt động khác, ví dụ như: Sự coi trọng hiệu quả trong hoạt động sản xuất, tính thực dụng trong kinh doanh là những đức tính tốt, có xu hướng được khuyến khích và tối ưu. Vậy nhưng  khi áp dụng vào các lĩnh vực khác như quan hệ xã hội (giữa vợ với chồng, con cái với cha mẹ,...) hay y tế hoặc giáo dục thì đó lại bị xem là những thói xấu cần loại trừ. Tuy nhiên, trên thực tế thì đạo đức trong kinh doanh cũng vẫn chịu sự ảnh hưởng và chi phối bởi các quy chuẩn đạo đức chung trong xã hội.

Đọc thêm: Sứ mệnh thương hiệu là gì? 3 nguyên tắc xây dựng sứ mệnh hiệu quả

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Trên thực tế, đạo đức kinh doanh ảnh hưởng vô cùng lớn tới mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi vậy, mọi doanh nghiệp đều cần phải cân bằng giữa sự tăng trưởng lợi nhuận thu với việc thực hiện các đạo đức trong hoạt động kinh doanh.

Trong văn hóa doanh nghiệp thì đạo đức hoạt động kinh doanh là bộ phận cấu thành quan trọng nhất. Nó là là yếu tố nền tảng để tạo nên sự tin cậy giữa các đối tác và người tiêu dùng với doanh nghiệp. Thực hiện tốt các quy chuẩn đạo đức trong kinh doanh cũng chính là cơ sở để xây dựng nên sự gắn kết, lòng tin và trung thành của nguồn nhân lực với doanh nghiệp. Nó đảm bảo rằng mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều có những quy chuẩn đạo đức nhất định và luôn nỗ lực để nâng cao uy tín, hình ảnh cho thương hiệu công ty.

Theo nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng trên Thế giới cũng đã chỉ ra rằng, xây dựng và nghiêm túc thực thi các đạo đức hoạt động kinh doanh chính là yếu tố chính mang tới nhiều nguồn lợi ích cho doanh nghiệp.

Các nguyên tắc về đạo đức kinh doanh

Những nguyên tắc về đạo đức kinh doanh hiện nay bao gồm:

  • Tính trung thực trong kinh doanh: Nguyên tắc trung thực đề cao việc doanh nghiệp không sử dụng các thủ đoạn, mánh khóe xảo trá để bất chấp kiếm về lợi nhuận. Đồng thời, trong kinh doanh, cũng cần đề cao chữ tín, biết giữ lời hứa và chấp hành nghiêm chỉnh các luật pháp mà Nhà nước đưa ra. Tuyệt đối không trốn thuế, sản xuất và buôn bán các sản phẩm cấm hay cung cấp các dịch vụ ảnh hướng tới thuần phong mỹ tục của dân tộc. Với khách hàng, người tiêu dùng thì doanh nghiệp không tạo các chương trình khuyến mãi giả hay quảng cáo sai sự thật.   
  • Tôn trọng con người: Nguyên tắc này đề cao sự tôn trọng trong quan hệ giữa các đồng nghiệp, các cấp trong công ty với nhau. Tất cả đều cần làm việc và kết nối với nhau trên tinh thần tôn trọng ý kiến, quyền lợi và phẩm giá con người. Với khách hàng, doanh nghiệp cần tôn trọng các ý kiến, sở thích và nhu cầu. Đặc biệt, với đối thủ kinh doanh, việc thể hiện sự tôn trọng đó chính là đề cao tinh thần cạnh tranh lành mạnh, đôi bên cùng có lợi.
  • Tôn trọng bí mật và tuyệt đối trung thành với các trách nhiệm của mình.
  • Luôn gắn các lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của xã hội và coi đó là trách nhiệm phải thực hiện.

Đề cao tinh thần cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ kinh doanh khác.

Đề cao tinh thần cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ kinh doanh khác.

Thực trạng đạo đức kinh doanh tại Việt Nam

Những vấn đề về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp,... đã sớm xuất hiện tại Việt Nam từ thời kỳ bao cấp. Trong thời bao cấp, hoạt động kinh doanh do Nhà nước toàn quyền chỉ đạo, và đạo đức trong kinh doanh bấy giờ chính là cấp dưới thực hiện và tuân thủ đúng theo chỉ đạo của cấp trên. Thời kỳ này, kỷ luật được đặt lên hàng đầu dẫn đến phát sinh ra các vấn đề mâu thuẫn trong lao động.

Tuy nhiên, từ khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào xu thế toàn cầu hóa, đã có thêm nhiều các yếu tố mới xuất hiện như: Bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,... từ đó mà khác niệm về đạo đức kinh doanh cũng đã được mở rộng và dần phổ biến hơn.

Mặc dù khái niệm đạo đức trong kinh doanh đã có mặt từ rất sớm nhưng cho tới nay, vấn đề này vẫn là một điểm nhức nhối tại Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã không ít lần phải họp bàn về các vi phạm trong sản xuất các thực phẩm bẩn, thậm chí còn đưa ra quyết định lấy ngày 15/3 là ngày Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, thế nhưng cho tới nay, vẫn còn nhan nhản những hộ kinh doanh, sản xuất, buôn lậu bánh kẹo bẩn, không rõ nguồn gốc ra thị trường.

Phương pháp tăng cường đạo đức kinh doanh

Để nâng cao thêm đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp tại Việt Nam, có thể áp dụng một số các phương pháp dưới đây:

  • Nhanh chóng củng cố xây dựng và hoàn thiện khung luật pháp để tạo cơ sở pháp lý về vấn đề đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Tổ chức thêm nhiều các chương trình nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội về vấn đề đạo đức trong hoạt động kinh doanh.
  • Để doanh nghiệp có thể nhận thức đúng về trách nghiệm cũng như vai trò của mình thì cần đẩy mạnh phổ biến và giáo dục về đạo đức hoạt động kinh doanh hơn nữa.
  • Tăng cường thêm công tác truyền thông, thông tin làm rõ về trách nhiệm cần thực hiện đúng các quy chuẩn đạo đức trong lĩnh vực kinh doanh.
  • Các bộ, ban, ngành cùng cơ quan có thẩm quyền như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền người tiêu dùng,… cần làm rõ và nâng cao vai trò trong việc quản lý đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Đưa ra các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ nâng cao đạo đức các hoạt động kinh doanh.

Đẩy mạnh phổ biến và giáo dục là phương pháp để nâng cao đạo đức hoạt động kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh phổ biến và giáo dục là phương pháp để nâng cao đạo đức hoạt động kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đọc thêm: Kỹ năng thích ứng là gì và cách để rèn luyện

Mặc dù đạo đức kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều những khiếm khuyết, vậy nhưng bên cạnh đó cũng đã có phần lớn người dân, doanh nghiệp quan tâm và có hiểu biết nhất định về vấn đề này. Hy vọng rằng những chia sẻ của Bizfly trong bài viết đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích.

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly