DMARC là một giao thức xác thực email quan trọng giúp các tổ chức bảo vệ tên miền của mình khỏi các hành vi giả mạo và lạm dụng. Khi ngày càng nhiều hình thức tấn công mạng nhắm vào email như một phương thức xâm nhập chính, việc triển khai DMARC đã trở thành một giải pháp không thể thiếu. Bài viết này của Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ DMARC là gì cũng như hướng dẫn chi tiết cách triển khai DMARC Record trên domain của bạn.
DMARC là viết tắt của Domain-based Message Authentication, Reporting & Conformance. Đây là một phương pháp hiệu quả để giải quyết các hạn chế của các giao thức xác thực email hiện có. DMARC hoạt động dựa trên hai chính sách phổ biến là SPF và DKIM. Bằng cách áp dụng DMARC, các tổ chức có thể ngăn chặn các cuộc tấn công sử dụng địa chỉ email giả mạo, từ đó bảo vệ uy tín của tên miền và mang lại sự an tâm cho người dùng.
Bạn có bao giờ tự hỏi liệu email doanh nghiệp của mình có thực sự an toàn hay đang bị đe dọa bởi những kẻ xấu? Hacker và tội phạm công nghệ không chỉ nhắm vào cá nhân mà còn tấn công doanh nghiệp thậm chí cả chính phủ với nhiều mục đích khác nhau như đánh cắp thông tin hoặc gây rối loạn hệ thống.
Để đối phó với những mối nguy hại này, các giải pháp bảo mật email đã được phát triển và DMARC nổi bật như một công cụ quan trọng hàng đầu. DMARC không chỉ giúp xác thực email nhằm ngăn chặn tình trạng giả mạo mà còn mang lại quyền kiểm soát toàn diện cho doanh nghiệp đối với hệ thống email của mình. Bên cạnh đó, DMARC còn đảm bảo tính bảo mật cao giúp bảo vệ thông tin khỏi rơi vào tay kẻ xấu.
Trong Email Marketing, DMARC đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ uy tín thương hiệu và nâng cao hiệu quả chiến dịch. Bằng cách ngăn chặn các email giả mạo, DMARC đảm bảo rằng chỉ những email hợp lệ và được xác thực từ doanh nghiệp mới đến được hộp thư của khách hàng.
Điều này giúp xây dựng lòng tin của khách hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro email bị đánh dấu là spam. Khi tỷ lệ gửi email thành công tăng lên, doanh nghiệp không chỉ bảo vệ hình ảnh thương hiệu mà còn tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị.
DMARC được xây dựng dựa trên hai công nghệ xác thực email quan trọng là DKIM và SPF. Để hiểu rõ cách DMARC hoạt động, chúng ta cần tìm hiểu về DKIM và SPF cũng như cách chúng hỗ trợ nhau trong việc bảo vệ email.
DKIM là một phương thức xác thực giúp đảm bảo tính hợp lệ của email. Mỗi email khi gửi đi sẽ được gắn một khóa bí mật.. Bên phía máy chủ nhận email sẽ sử dụng một khóa công khai được thiết lập trong bản ghi DNS để xác thực email đó. Quá trình này giúp đảm bảo rằng nội dung email không bị thay đổi khi đang truyền đi. DKIM cũng giúp các nhà cung cấp dịch vụ email (ISP) đánh giá độ tin cậy của tên miền qua chỉ số "reputation".
SPF là một phương pháp xác nhận xem một máy chủ gửi email có quyền gửi thư từ một tên miền cụ thể hay không. Ví dụ, nếu bạn muốn email từ tên miền @abc.vn chỉ được gửi từ các địa chỉ IP của spf.google.com thì SPF sẽ xác thực điều này. Nếu một máy chủ email gửi email có đuôi @abc.vn từ một địa chỉ IP không hợp lệ, email đó sẽ bị coi là giả mạo và bị từ chối. Tuy nhiên, chức năng kiểm tra SPF phải được hỗ trợ bởi máy chủ nhận, nếu không, cấu hình này sẽ không có tác dụng.
DMARC mở rộng khả năng của DKIM và SPF bằng cách cho phép người quản trị thiết lập chính sách xử lý email không xác thực. Nếu một email không vượt qua kiểm tra DKIM hoặc SPF, DMARC có thể yêu cầu máy chủ nhận từ chối (reject) hoặc cách ly (quarantine) email đó chẳng hạn như chuyển email vào thư mục spam. DMARC giúp xác định cách thức xử lý các email không rõ nguồn gốc hoặc không đủ độ tin cậy dựa trên kết quả của DKIM và SPF.
Chính sách DMARC được thiết lập trong DNS như sau: _dmarc.domain.com TXT v=DMARC1\; p=reject\; pct=100\; rua=mailto:dmarc-reports@domain.com\;
Bản ghi này tạo một chính sách từ chối (p=reject) đối với 100% (pct=100) các email không xác thực qua DKIM hoặc SPF. Ngoài ra, bản ghi còn gửi báo cáo lý do từ chối đến địa chỉ email (rua=mailto:dmarc-reports@domain.com) giúp quản trị viên của domain.com nắm bắt được tình hình.
DMARC record là một bản ghi DNS (Domain Name System) được sử dụng để xác định chính sách của một tổ chức đối với các email gửi đi từ tên miền của họ. DMARC cho phép các chủ sở hữu tên miền yêu cầu các máy chủ nhận xác thực email dựa trên kết quả của các kiểm tra DKIM và SPF.
Đầu tiên, chúng ta cần tạo một bản ghi như sau: _dmarc.domain.com TXT v=DMARC1\; p=none\; pct=100\; rua=mailto:dmarc-reports@domain.com\;
Bản ghi này tương tự như ví dụ trên nhưng khác ở phần "p=none" thay vì "p=reject". Lựa chọn "none" chỉ định rằng đây là chế độ thử nghiệm. Trong chế độ này, các máy chủ email nhận sẽ kiểm tra từng email gửi đến nhưng chỉ gửi báo cáo về tình trạng của các email đó mà không thực hiện hành động cụ thể nào. Điều này giúp chúng ta thu thập dữ liệu chi tiết về các máy chủ email gửi đi trước khi quyết định áp dụng các biện pháp bảo mật cụ thể.
Để thu thập các số liệu này, bạn cần một công cụ hỗ trợ và https://dmarc.postmarkapp.com là một lựa chọn tuyệt vời. Tại đây, bạn chỉ cần nhập email và tên miền mà bạn muốn theo dõi.
Dưới đây là 3 số liệu thống kê quan trọng mà bạn cần chú ý:
Sau đó, chúng ta sẽ phân tích hai nhóm chính: Trusted Sources và Unknown/Threats.
Sau khi thu thập các địa chỉ email hợp lệ, bước tiếp theo là bạn cần lập danh sách và đối chiếu chúng. Mục tiêu chính là để đảm bảo các email vượt qua cả DKIM và SPF. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như khi email được chuyển tiếp (forwarding), Return-Path có thể bị thay đổi khiến SPF thất bại. Dù vậy, nếu DKIM vẫn hợp lệ thì email đó vẫn được coi là đáng tin cậy.
Bước cuối cùng là triển khai chính sách vào thực tế sau khi đã xác định được các địa chỉ hợp lệ. Lúc này, bạn chuyển bản ghi DMARC sang chế độ giám sát chặt chẽ hơn với thiết lập “p=quarantine”. Với chế độ này, các email không đạt yêu cầu xác thực sẽ được chuyển vào thư mục Spam hoặc Junk thay vì đến trực tiếp hộp thư chính. Sau khi quá trình giám sát đạt kết quả như mong đợi, bạn có thể áp dụng chế độ nghiêm ngặt nhất là “p=reject”.
DMARC được coi là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng xác thực email, đóng vai trò như một cầu nối quan trọng giữa người gửi email và các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP). Sự hợp tác này không chỉ giúp tăng cường tính bảo mật mà còn là một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn các email rác và các mối đe dọa liên quan đến email giả mạo. Bizfly hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về DMARC, vai trò cũng như cách áp dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất
Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động