Bí quyết xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu Email Marketing

Lê Khắc Thịnh Lê Khắc Thịnh
Chia sẻ bài viết

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu Email Marketing là bước nền tảng giúp các chiến dịch tiếp thị qua email đạt hiệu quả vượt trội. Khi doanh nghiệp thấu hiểu sâu sắc đặc điểm, hành vi và nhu cầu của khách hàng, việc cá nhân hóa thông điệp sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó cải thiện tỷ lệ mở email, tối ưu hiệu quả chuyển đổi. Để khám phá chi tiết cách thực hiện, hãy cùng Bizfly theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tại sao xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu cho Email Marketing?

Việc phác thảo chân dung khách hàng email marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu, hành vi của từng nhóm đối tượng. Dưới đây là những lý do giải thích tại sao hoạt động này lại quan trọng đối với chiến dịch email marketing:

  • Cải thiện phát triển sản phẩm/dịch vụ: Khi doanh nghiệp nắm bắt được insight khách hàng thì có thể điều chỉnh sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng chính xác nhu cầu thực tế. Đây là nền tảng để triển khai marketing mục tiêu hiệu quả và tạo nội dung email sát với mong đợi của nhóm khách hàng. 
  • Tăng cường mối quan hệ với khách hàng: Việc tạo dựng chân dung khách hàng mục tiêu Email Marketing cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ mong muốn và hành vi mua sắm của từng khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện cá nhân hóa email marketing, giúp khách hàng cảm nhận sự quan tâm và gắn bó với thương hiệu. 
  • Tạo chiến dịch email marketing hiệu quả hơn: Chân dung khách hàng mục tiêu email marketing hỗ trợ doanh nghiệp xác định đúng nội dung cần truyền tải, đối tượng nhận và thời điểm gửi phù hợp. Nhờ vậy, tỷ lệ mở email được nâng cao và mức độ tương tác cải thiện rõ rệt. 
  • Tối ưu hóa hành trình khách hàng: Mỗi nhóm khách hàng trải qua hành trình mua sắm và mức độ sẵn sàng chi trả khác nhau. Khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu chi tiết, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa nội dung email theo từng giai đoạn. Điều này tạo cảm giác được thấu hiểu và đồng hành, đồng thời thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua nhanh hơn.
Xây dựng chân dung khách hàng giúp doanh nghiệp cá nhân hóa email hiệu quả hơn

Các bước chi tiết để xây dựng buyer persona email marketing

Khi hiểu rõ mong muốn, động lực mua sắm và thói quen tiếp nhận thông tin của khách hàng, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh nội dung tiếp thị một cách phù hợp và thuyết phục. Hãy cùng khám phá các bước cụ thể để xác định chân dung khách hàng mục tiêu Email Marketing.  

Bước 1: Nghiên cứu và thu thập dữ liệu khách hàng hiện tại

Để có cái nhìn toàn diện về người đại diện, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc này bắt đầu bằng phân tích tệp khách hàng hiện có, theo dõi hành vi, đặc điểm của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội. Dữ liệu từ những công cụ phân tích và hệ thống CRM sẽ giúp thu nhập thông tin quan trọng như độ tuổi, sở thích,...từ đó hỗ trợ hiệu quả cho phân khúc khách hàng email marketing. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên thực hiện khảo sát hoặc phỏng vấn khách hàng. Đây là phương pháp hữu ích nhằm khai thác insight thực tế, qua đó điều chỉnh chiến lược tiếp cận cho phù hợp. Việc kết hợp giữa dữ liệu định lượng và định tính không chỉ phân loại rõ đặc điểm từng nhóm người mua mà còn hỗ trợ tối ưu email marketing theo khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu từ khách hàng hiện tại qua CRM, mạng xã hội,...

Bước 2: Xác định đặc điểm nhân khẩu học (Demographics)

Tiếp theo trong quá trình xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu là xác định đặc điểm nhân khẩu học. Khi nắm rõ những dữ liệu này, doanh nghiệp có thể thu hẹp đáng kể phạm vi tiếp cận và sàng lọc ra nhóm khách hàng tiềm năng thực sự thích hợp với chiến dịch email marketing. Quá trình thu thập dữ liệu cần được tiến hành bằng cách tập trung vào khía cạnh như:

  • Giới tính: Hiểu biết về giới tính khách hàng mục tiêu sẽ hỗ trợ trong việc lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh và phong cảnh nội dung phù hợp cho các email marketing.
  • Độ tuổi: Phân khúc theo độ tuổi là cực kỳ quan trọng, bởi vì mỗi nhóm tuổi sẽ có những mối quan tâm, thói quen tiêu dùng và cách phản ứng khác nhau với email.
  • Nơi sinh sống: Thông tin về địa lý giúp bạn hiểu được bối cảnh văn hóa hoặc các sự kiện địa phương có thể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
  • Tình trạng hôn nhân: Việc này thường liên quan đến những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống và nhu cầu chi tiêu cụ thể. Chẳng hạn, người đã có gia đình sẽ quan tâm nhiều hơn về sản phẩm cho trẻ hoặc ưu đãi dành cho cả gia đình. 
  • Mức thu nhập hàng tháng: Đây là yếu tố then chốt quyết định khả năng chi tiêu và loại sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng có thể quan tâm.

Bước 3: Tìm hiểu về đặc điểm tâm lý học (Psychographics)

Tâm lý học người tiêu dùng là một trong những khía cạnh quan trọng khi xây dựng persona email marketing. Hơn nữa, phân tích sâu đặc điểm tâm lý sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ hiểu khách hàng là ai mà còn lý giải vì sao khách hàng hành động như vậy. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem khách hàng đang theo lối sống nào, có xu hướng đề cao sự tiện lợi, sáng tạo hay ổn định, quen thuộc trong lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ.

Ngoài ra, mức độ sẵn sàng trải nghiệm cái mới cũng phản ánh rõ sự cởi mở của khách hàng mục tiêu. Đồng thời, các yếu tố như thói quen sinh hoạt, ưu tiên cuộc sống hay mối quan tâm đến xu hướng xã hội đều góp phần làm sáng tỏ tâm lý tiêu dùng. Những dữ liệu này cho phép doanh nghiệp thiết kế thông điệp và chiến dịch email thuyết phục, phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Tìm hiểu tâm lý học hỗ trợ tạo chân dung khách hàng mục tiêu email marketing chính xác

Bước 4: Phân tích hành vi trực tuyến và tương tác với email

Phân tích hành vi trực tuyến và tương tác email là bước cần thiết để tinh chỉnh nội dung và tần suất gửi sao cho tương thích với thói quan tiếp nhận thông tin của khách hàng. Thông qua theo dõi hành vi người dùng trên internet, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nội dung mà khách quan tâm cũng như các kênh thường xuyên sử dụng. Bên cạnh đó, việc quan sát phản hồi từ email như tỷ lệ mở, lượt nhấp vào liên kết,...sẽ giúp chỉ ra đâu là kiểu nội dung hấp dẫn và thời điểm gửi email tối ưu

Bước 5: Xác định "nỗi đau" và mong muốn của khách hàng

Doanh nghiệp cần nhận diện cụ thể những trở ngại mà khách hàng đang gặp phải trong quá trình tìm kiếm hoặc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Đây có thể là vấn đề về giá cả, sự phức tạp khi thao tác, thiếu thông tin hoặc không tìm thấy giải pháp phù hợp với nhu cầu. Đồng thời, khám phá các động lực, mong muốn và kỳ vọng mà khách hàng hướng tới như tiện lợi, tiết kiệm thời gian,..cũng đóng vai trò rất quan trọng khi xây dựng nội dung email. 

Xác định nỗi đau, kỳ vọng của khách hàng qua các vấn đề họ gặp và mong muốn đạt được

Bước 6: Tạo hồ sơ chân dung khách hàng (Customer Persona)

Ở bước cuối cùng, mọi người sẽ tổng hợp tất cả dữ liệu đã thu thập để tạo dựng một hồ sơ chân dung khách hàng hoàn chỉnh. Thay vì cố gắng mô phỏng nhiều đối tượng cùng lúc, bạn hãy tập trung khắc họa từng chân dung một cách chi tiết. Mỗi hồ sơ nên có tên gọi cụ thể cùng những thông tin cơ bản như độ tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh và các dữ liệu khác giúp bạn hình dung đặc điểm của nhóm khách hàng đó.

Sau đó, bạn tiếp tục khai thác các yếu tố liên quan đến hành vi và tâm lý như những khó khăn đang gặp phải, sở thích hoặc lý do khiến khách hàng do dự khi tiếp cận sản phẩm. Mặc dù chân dung mang tính giả định nhưng phải đại diện cho một nhóm khách hàng thực tế nhằm đảm bảo tính ứng dụng trong chiến dịch email marketing. 

Những sai lầm cần tránh khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Quá trình phát triển hồ sơ khách hàng mục tiêu không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi và đôi khi tiềm ẩn những sai sót phổ biến. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý để tránh mắc phải khi phác họa đặc điểm của nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến:

  • Không dựa trên dữ liệu thực tế: Nhiều doanh nghiệp tạo chân dung khách hàng chỉ từ cảm tính hoặc kinh nghiệm cá nhân, dẫn đến sai lệch trong chiến lược tiếp cận. Do đó, doanh nghiệp nên tận dụng dữ liệu từ công cụ phân tích hành vi qua phần mềm email marketing, khảo sát khách hàng,...trong việc xây dựng hình ảnh chính xác.
  • Đưa ra giả định về đối tượng: Doanh nghiệp rất dễ mắc lỗi áp đặt những thiên kiến hoặc định kiến cá nhân vào chân dung khách hàng, khiến các chiến lược marketing không còn phù hợp với thực tế. Để tránh điều này, doanh nghiệp hãy kiểm chứng mọi giả định thông qua dữ liệu khách hàng sẽ giúp đảm bảo sự thấu hiểu khách hàng. 
  • Chân dung quá phức tạp: Khi thêm quá nhiều thông tin chi tiết không liên quan, hồ sơ khách hành trở nên khó sử dụng và không hiệu quả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, tương tác nội dung. 
  • Không cập nhật theo thời gian: Hành vi và nhu cầu của người dùng luôn thay đổi nhưng nhiều doanh nghiệp lại xem chân dung khách hàng như một tài liệu cố định không cần điều chỉnh. Điều này sẽ làm cho chiến lược marketing trở nên lỗi thời, dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng. 
  • Bỏ qua mối quan tâm thực tế của khách hàng: Việc không thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ của khách hàng sẽ khiến chân dung không phản ánh đúng nỗi đau hay mong muốn của người tiêu dùng. Hệ quả là những thông điệp kém hiệu quả, khó chạm đến nhu cầu thực tế, từ đó làm giảm hiệu suất tổng thể của chiến dịch. 
Bạn cần tránh sai lầm như giả định chủ quan, không dựa trên dữ liệu,...khi tạo chân dung

Kết luận

Bài viết trên đây đã mang đến những thông tin cần thiết để giúp bạn tạo dựng chân dung khách hàng mục tiêu Email Marketing hiệu quả. Khi doanh nghiệp hiểu sâu đặc điểm của từng nhóm đối tượng, việc truyền tải thông điệp phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quá trình này cần dựa trên dữ liệu thực tế, tránh các giả định chủ quan. Nếu bạn muốn tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với Bizfly để được hỗ trợ kịp thời nhé!
 

Lê Khắc Thịnh
Tác giả
Lê Khắc Thịnh

Với 17 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, Lê Khắc Thịnh hiện là Giám đốc sản phẩm Bizfly Martech tại VCCorp. Anh chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển Bizmail, giải pháp Email Marketing chuyên sâu của Bizfly. 

Dưới sự dẫn dắt của anh, giải pháp Bizmail đã xuất sắc giành giải thưởng Sao Khuê 2023 cho lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị và truyền thông số. Với vai trò là tác giả, anh thường xuyên chia sẻ các kiến thức chuyên môn về Martech và Email Marketing

Bài viết nổi bật

[Không thể bỏ qua] 100+ thống kê về Email Marketing năm 2025

Hơn 100 thống kê quan trọng dưới đây sẽ cung cấp những insight giá trị, giúp bạn nắm bắt xu hướng, so sánh với các benchmark trong ngành, và tối ưu chiến lược để đạt hiệu suất tối đa trong một bối cảnh số hóa không ngừng thay đổi.