Bí quyết cá nhân hóa Email Marketing tối ưu trải nghiệm cho khách hàng

Lê Khắc Thịnh 19/06/2023

Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay thì việc gửi hàng trăm, hàng triệu email mà không có sự tương tác đã không còn mang lại hiệu quả cho các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao mà cá nhân hóa trong email marketing lại trở thành yếu tố không thể thiếu tạo ra tính hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị qua email.

Cùng Bizfly tìm hiểu về việc cá nhân hóa email marketing theo nội dung được chia sẻ dưới đây.

Cá nhân hóa email marketing là gì?

Cá nhân hóa email là quá trình làm cho mỗi email phù hợp hơn với từng đối tượng cụ thể dựa trên dữ liệu như họ tên, nơi ở, độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi,… Nhằm mục đích khuyến khích người nhận đọc email, tăng khả năng thực hiện hành động mong muốn ví dụ như mua hàng,...
Email cá nhân hóa không chỉ giúp tăng cường sự chú ý từ phía người nhận mà còn cung cấp cơ hội để xây dựng mối quan hệ lâu dài. Bằng cách chú trọng đến nhu cầu và mong muốn cụ thể của từng đối tượng, doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn và gửi thông điệp hiệu quả hơn, đồng thời cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng.

 

Cá nhân hóa email marketing là gì

Cá nhân hóa email marketing là gì?

Tầm quan trọng của việc cá nhân hóa email marketing

Tầm quan trọng của cá nhân hóa trong email marketing được thể hiện qua các giá trị như khả năng nhắm đúng khách hàng, khả năng tương tác hay gia tăng chỉ số ROI. Chi tiết như sau:

Nhắm đúng khách hàng

Cá nhân hóa email marketing cho phép doanh nghiệp có thể tập trung vào được đối tượng mục tiêu mà chiến dịch hướng đến từ đó gửi thông điệp phù hợp với đúng nhu cầu của khách hàng. Với điều này, tỷ lệ mở thư và tỷ lệ chuyển đổi trong email sẽ ra tăng, doanh nghiệp có thể tạo ra những tương tác tích cực và giữ chân khách hàng ở lại với thương hiệu.

Tăng khả năng tương tác

Hầu hết, người dùng sẽ từ chối nhận email khi mà nội dung của những email đó không phù hợp với họ hoặc nội dung quảng cáo được gửi với tần suất lớn. Chính vì vậy, cá nhân hóa email sẽ giúp doanh nghiệp gửi nội dung đúng với mục đích mà khách hàng đang quan tâm, họ sẽ cảm thấy email này phù hợp với họ và khả năng tương tác sẽ gia tăng. Khách hàng sẽ có xu hướng truy cập vào các liên kết, website có trong nội dung hay thậm chí là mua sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu

Với việc cá nhân hóa email markeitng, doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng và thúc đẩy họ chia sẻ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin quan trọng cho doanh nghiệp từ đó hiểu rõ hơn về khách hàng.

Tầm quan trọng của việc cá nhân hóa email marketing

Tầm quan trọng của việc cá nhân hóa email marketing

Tăng chỉ số ROI

Một trong những giá trị to lớn của việc cá nhân hóa email marketing phải kể đến đó là nó làm gia tăng chỉ số ROI (Return on Investment) bằng cách giảm tỷ lệ hủy đăng ký email, tăng tỷ lệ chuyển đổi hay tăng giá trị trung bình trên mỗi khách hàng...Điều này thể hiện ở việc khách hàng cảm thấy được doanh nghiệp quan tâm đến mình và cung cấp nội dung phù hợp với họ từ đó xu hướng mua sắm gia tăng.

>>> Xem thêm: Cách xây dựng một chiến lược Email Marketing tuyệt vời

9 cách cá nhân hóa email hiệu quả

Để cá nhân hóa email marketing một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo 9 cách sau:

Sử dụng đơn đăng ký để thu thập thông tin khách hàng

Khi khách hàng điền vào một đơn đăng ký trên website, landing page, mạng xã hội hoặc các kênh khác, họ thường cung cấp thông tin như: tên, email, số điện thoại, giới tính, địa chỉ, sở thích,…Dựa vào những dữ liệu này, doanh nghiệp có thể tạo ra các thông điệp email cá nhân hóa, chứa đựng thông tin và ưu đãi chính xác theo từng cá nhân.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi đơn đăng ký nên được thiết kế đơn giản, dễ điền, không chứa quá nhiều câu hỏi hay những câu hỏi dễ khiến khách hàng bối rối. Đặc biệt là nên có những món quà hấp dẫn như: tặng ebook, voucher hay tham gia bốc thăm trúng thưởng, nhằm tạo động lực, thúc đẩy khách hàng hoàn thành đơn đăng ký. 

Gửi các bảng khảo sát

Bảng khảo sát nên được gửi sau khi khách hàng đăng ký nhận email của doanh nghiệp bạn. Những thông tin thu thập được từ bảng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng, thực hiện cá nhân hóa email gửi tới khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Trong bảng khảo sát, hãy hỏi các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, có tính tương tác cao và tập trung vào các thông tin cần thiết cho chiến lược các nhân hóa của bạn. 

Ví dụ, bạn cần tiến hành phân đoạn khách hàng theo đặc điểm nhân khẩu học, thì các thông tin bạn nên thu thu thập đó là giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, nơi ở, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân,...

Sử dụng dữ liệu có sẵn

Ngoài việc thu thập thông tin khách hàng qua đơn đăng ký và bảng khảo sát, bạn cũng có thể sử dụng các dữ liệu có sẵn từ các nguồn khác như: Google Analytics, Facebook, CRM hoặc các công cụ phân tích khác. 

Bằng cách sử dụng thông tin như: tên, địa chỉ, lịch sử mua sắm, sở thích, ngành nghề, mức thu nhập, mức độ tương tác, mức độ trung thành,… doanh nghiệp có thể tạo ra các thông điệp email chứa đựng nội dung chính xác và hấp dẫn đối với từng người nhận. Ví dụ, nếu một khách hàng đã mua sản phẩm trong quá khứ, doanh nghiệp có thể gửi thông điệp cá nhân hóa với các sản phẩm liên quan hoặc ưu đãi đặc biệt dựa trên lịch sử mua sắm của họ.

Cá nhân hóa email bằng tên riêng

Một cách cá nhân hóa email đơn giản nhưng hiệu quả đó là sử dụng tên riêng của khách hàng trong tiêu đề hoặc nội dung email. Điều này giúp tạo cảm giác thân thiện và gần gũi hơn cho người nhận khi nhìn thấy email, làm tăng khả năng mở và đọc email của khách hàng. 

Ví dụ: Thay vì gửi email với tiêu đề “Chúc mừng bạn đã đăng ký thành công”, bạn có thể gửi email với tiêu đề “Chào An, chúc mừng bạn đã đăng ký thành công”. Điều này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm và đánh giá cao thương hiệu của bạn hơn.

Để đơn giản hóa việc gửi email cá nhân hóa bằng tên riêng, bạn có thể sử dụng các công cụ như: Mailchimp, Sendinblue hoặc GetResponse để chèn tên của khách hàng vào email một cách tự động.

Đa dạng loại email đáp ứng nhu cầu từng khách hàng

Để có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của từng khách hàng, bạn có thể sử dụng các dữ liệu đã thu thập để tạo ra các email có nội dung khác nhau như: email giới thiệu sản phẩm, email tư vấn, email giải trí, email giáo dục, email khuyến mãi, email chăm sóc khách hàng,… 

Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh mỹ phẩm, bạn có thể gửi email với nội dung khác nhau cho các khách hàng khác nhau như:

  • Khách hàng mới: Bạn nên gửi email giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm và các lợi ích của việc sử dụng mỹ phẩm. Hay cũng có thể gửi email tặng mã giảm giá hoặc quà tặng cho lần mua hàng đầu tiên để thúc đẩy họ mua hàng ngay sau khi nhận được email.
  • Khách hàng đã mua hàng: Bạn có thể gửi email cảm ơn khách hàng đã mua hàng, email hướng dẫn sử dụng sản phẩm, email nhận xét và đánh giá sản phẩm, email giới thiệu các sản phẩm liên quan hoặc email thông báo về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt.
  • Cho khách hàng trung thành: Bạn có thể gửi email tri ân khách hàng, email mời tham gia chương trình thành viên, email tặng quà sinh nhật hoặc các dịp đặc biệt,...

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến từ ngữ và màu sắc thiết kế của email sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng và mục đích của bạn.

Lựa chọn thời gian gửi phù hợp

Email nên được gửi vào những thời điểm mà khách hàng có nhiều khả năng mở và đọc email ví dụ như: buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi tối. Bạn cũng nên xem xét thêm các yếu tố khác như múi giờ, ngày trong tuần, ngày lễ, các sự kiện đặc biệt,... để gửi email kịp thời và thích hợp.

Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh du lịch, bạn có thể gửi email vào cuối tuần, khi khách hàng có nhiều thời gian rảnh rỗi, có thời gian để lên kế hoạch cho chuyến đi. Hay gửi email vào trước dịp lễ tết, thời điểm mà khách hàng có nhu cầu du lịch cao.

Tối ưu hóa landing-page

Landing page có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi khách hàng từ email sang mua hàng, đăng ký hoặc thực hiện hành động khác mà bạn mong muốn. Do đó, bạn cần tối ưu hóa landing page để phù hợp với nội dung và mục tiêu của email, cũng như đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Một số cách để tối ưu hóa landing page là:

  • Thiết kế đẹp mắt, dễ thao tác, tương thích với các thiết bị khác nhau.
  • Tiêu đề rõ ràng, nội dung hấp dẫn và có lời kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ.

Thu thập thông tin khách hàng đa nền tảng

Tích hợp đa dạng nền tảng như: website, mạng xã hội, ứng dụng di động, hệ thống CRM,... để thu thập thêm thông tin về khách hàng, tăng tương tác với khách hàng và tạo ra các email cá nhân hóa theo ngữ cảnh. 

Ví dụ, một doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm trực tuyến có thể tích hợp thông tin từ hệ thống CRM để cá nhân hóa email. Hệ thống này lưu trữ thông tin lịch sử mua sắm, sở thích và đặc biệt là các đơn hàng trước. Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu này để gửi email cá nhân hóa với ưu đãi đặc biệt cho sản phẩm khách hàng quan tâm, giúp tăng cường tương tác và tạo mối quan hệ lâu dài.

Triển khai marketing automation

Marketing automation giúp theo dõi hành vi trực tuyến của khách hàng, từ việc mở email, nhấp vào liên kết đến hoạt động trên trang web. Dựa trên dữ liệu này, hệ thống tự động có thể phân loại và gửi các thông điệp cá nhân hóa. 

Ví dụ, nếu một khách hàng thường xuyên mua sắm trong một danh mục cụ thể, họ có thể nhận được email chứa đựng thông tin và ưu đãi cho danh mục đó.

Các bước triển khai cá nhân hóa email marketing

Bước 1: Thu thập dữ liệu người dùng

Dữ liệu người dùng là đầu vào không thể thiếu của quá trình triển khai cá nhân hóa email marketing. Có 4 loại dữ liệu thường được thu thập nhằm phục vụ cá nhân hóa nội dung email như:

  • Đặc điểm nhân khẩu học: tên, tuổi, giới tính, đặc điểm, sở thích,...
  • Thông tin về hành vi của khách hàng: cách người dùng tương tác với sản phẩm/dịch vụ, email, website,...

Ví dụ, Netflix đã dựa trên lịch sử xem của người dùng để có thể gửi email giới thiệu các bộ phim mới thuộc thể loại mà người dùng yêu thích hoặc các bộ phim có sự tham gia của các diễn viên mà họ yêu thích.

  • Thông tin về các hoạt động mua bán, thanh toán, đặt hàng,... của người dùng với doanh nghiệp
  • Dữ liệu phản hồi: ý kiến đánh giá, nhận xét, góp ý, khiếu nại,... 

Doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội tương tác với khách hàng để thu thập các thông tin, cụ thể qua những cách sau:

  • Tạo các form đăng ký, popup, landing page hoặc các nội dung hữu ích để khuyến khích người dùng để lại email của họ.
  • Yêu cầu người dùng cung cấp email để tham gia chương trình ưu đãi, khuyến mãi hoặc nhận quà tặng.
  • Gửi khảo sát để hiểu rõ hơn về hành vi, thói quen và ý kiến của người dùng,...

Bước 2: Phân khúc người dùng dựa trên dữ liệu bạn đã thu thập

Ở bước này, bạn cần xem xét và phân loại dữ liệu người dùng vừa mới thu thập theo các tiêu chí phân loại khác nhau như: đặc điểm nhân khẩu học, hành vi, sở thích, nhu cầu, mục tiêu,... Sau đó xác định các nhóm có những đặc điểm chung hoặc khác biệt về các tiêu chí trên và gán nhãn cho từng nhóm. 

Ví dụ: Dựa vào yếu tố hành vi và lịch sử mua hàng, bạn có thể phân thành các nhóm khách hàng như: nhóm người dùng mới, người dùng trung thành, người dùng quan tâm đến sản phẩm A, người dùng có nhu cầu mua sắm cao,...

Bước 3: Tạo email cá nhân hóa

Sau khi đã hoàn thành bước phân khúc nhóm người dùng, bạn nên triển khai đánh giá mức độ quan trọng và tiềm năng của từng nhóm người dùng trước khi xác định mục tiêu và chiến lược tạo email cá nhân hóa cho từng nhóm.

Và để có thể có thể tạo email cá nhân hóa một cách hiệu quả, bạn tham khảo 9 cách mà chúng tôi đã trình bày trong phần nội dung trên.

Với những cách cá nhân hóa email trên, hy vọng sẽ giúp bạn tạo ra những email khác biệt, phù hợp giúp tăng tỷ lệ mở email, tăng tương tác, tăng doanh thu và tăng lòng trung thành của khách hàng. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều cách hay hơn nữa trong việc cá nhân hóa email, hãy liên hệ ngay với Bizfly qua website hoặc fanpage để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác. 

Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly