KPI được xem là chỉ số mang tính chiến lược và vô cùng hữu dụng đối với các doanh nghiệp trong việc đánh giá hiệu suất và kết quả làm việc của các nhân viên, bộ phận, phòng ban thuộc doanh nghiệp. Đối với bộ phận tuyển dụng, KPI tuyển dụng là chỉ số quan trọng giúp mang đến nguồn nhân lực chất lượng cho toàn bộ doanh nghiệp.
Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn các chỉ số đánh giá hiệu quả KPI tuyển dụng cho doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả tuyển dụng một cách chính xác nhất. Bạn có thể theo dõi trong bài viết sau.
Số lượng hồ sơ nhân sự đạt được trong mỗi đợt tuyển dụng cũng chính là một chỉ số KPI tuyển dụng quan trọng giúp đánh giá được hiệu suất công việc của các nhà tuyển dụng. Khi một vị trí tuyển dụng mới được mở ra, chỉ số này sẽ triển khai khả năng phản ánh được số ứng viên ứng tuyển cho vị trí tuyển dụng.
Chỉ số KPI tuyển dụng - Số lượng hồ sơ nhân sự đạt được
Số lượng ứng viên càng nhiều thì chứng tỏ hiệu quả làm việc của các nhà tuyển dụng trong khâu thu hút ứng viên, làm truyền thông và xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp càng tốt. Nếu ngay từ bước đầu không được thực hiện tốt thì chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút đủ và đúng các ứng viên tuyển dụng có thể mang lại cho doanh nghiệp những giá trị cao nhất.
Một chỉ số KPI tuyển dụng quan trọng giúp phản ánh hiệu quả tuyển dụng mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là số lượng nhân sự đã tuyển dụng thực tế so với kế hoạch tuyển dụng. Mỗi năm, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng tương ứng với kế hoạch kinh doanh để phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu số lượng nhân sự tuyển không đủ, gây ra sự chậm trễ khiến cho việc sản xuất kinh doanh bị ảnh hướng thì bộ phận tuyển dụng sẽ phải chịu điểm trừ rất lớn. Con số nói trên sẽ được phản ánh chi tiết trong báo cáo hiệu quả tuyển dụng và các báo cáo này thường được chia theo từng nhân sự phụ trách hoặc từng vị trí tuyển dụng.
Tương ứng với số lượng nhân sự cần tuyển dụng, doanh nghiệp cũng cần đặt ra một khoảng thời gian cụ thể nhất định để tuyển người có thể lấp đầy được vị trí tuyển dụng. Chỉ số KPI tuyển dụng này được đánh giá là hiệu quả khi các nhân viên được tuyển dụng đi làm theo đúng thời hạn quy định.
Thời gian tuyển dụng - KPI tuyển dụng cần quan tâm
Còn nếu vị trí tuyển dụng bị bỏ trống quá lâu hoặc bộ phận tuyển dụng không tìm được ứng viên phù hợp thì công tác tuyển dụng của bộ phận này sẽ bị đánh giá là yếu kém. Với các vị trí chủ chốt (key) trong doanh nghiệp, thời gian tuyển dụng chắc chắn sẽ lâu hơn so với các vị trí còn lại.
Thời gian tuyển dụng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra thời gian phù hợp đủ để bộ phận tuyển dụng tìm kiếm và chiêu mộ các nhân tài về với doanh nghiệp.
Chi phí bỏ ra cho tuyển dụng luôn là một yếu tố quan trọng trong các KPI tuyển dụng đối với bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp. Các chi phí này sẽ phụ thuộc nhiều vào từng vị trí tuyển dụng và từng đợt vị trí tuyển dụng. Các chi phí bỏ ra cho đợt tuyển dụng hoặc các vị trí tuyển dụng càng thấp thì chứng tỏ bộ phận tuyển dụng đang thực hiện tốt các chiến dịch tuyển dụng.
Còn nếu các chi phí cần bỏ ra cho khâu tuyển dụng quá cao thì bộ phận tuyển dụng cần phải xem xét lại quy trình làm việc từng giai đoạn trong quy trình tuyển dụng như tập trung khai thác các kênh tuyển dụng đạt hiệu quả cao hoặc đánh giá lại mức độ cao thấp của tỷ lệ chuyển đổi qua mỗi vòng tuyển dụng,.. để nhanh chóng phát hiện được vấn đề và tìm được cách giải quyết hợp lý nhất, ít tác động đến quy trình nhất.
Một trong những chỉ số KPI tuyển dụng quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả tuyển dụng mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua chính là tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu tuyển dụng. Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng minh được chất lượng đầu vào của các ứng viên tuyển dụng càng lớn. Còn nếu tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu càng thấp thì chứng tỏ khâu thu hút ứng viên đang mở của bộ phận ứng dụng là quá mở rộng.
Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu
Điều này khiến nhà tuyển dụng tốn thêm nhiều thời gian và phải giải quyết rất nhiều việc khi phải sàng lọc quá nhiều ứng viên, phỏng vấn quá nhiều người mà không đạt được những kết quả như mong muốn ban đầu. Chỉ số này sẽ được tính bằng số nhân sự đã được tuyển dụng/tổng số ứng viên ứng tuyển trong đợt tuyển dụng.
Bên cạnh các chỉ số KPI tuyển dụng được thể hiện trực tiếp thông qua kết quả tuyển dụng thì các nhà quản lý cũng cần dựa trên hiệu suất hoàn thành công việc được giao để đánh giá năng lực của các nhân viên được tuyển dụng. Bạn cần xem xét chính xác khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn, kết quả công việc, mức độ sáng tạo trong công việc,.. Ngoài các công việc tuyển dụng trực tiếp, các nhà tuyển dụng còn phải đảm nhận thêm nhiều công việc khác như xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thiết lập các hoạt động nâng cao và truyền thông thương hiệu tuyển dụng, tạo ra các tài liệu phục vụ công việc,...
Trên đây là toàn bộ những KPI tuyển dụng tiêu biểu hỗ trợ bạn trong việc đánh giá hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp mà Bizfly muốn chia sẻ. Với những chỉ số nói trên sẽ giúp bạn gặt hái được những thành công lớn và đạt được hiệu quả tuyển dụng cao nhất cho doanh nghiệp.
Quản lý đội ngũ bán hàng - Bứt phá doanh thu cùng BizCRM
"Đo lường KPI chính xác 100% - nhanh chóng - đầy đủ - minh bạch"