Neural Network mô phỏng cấu trúc não bộ con người, nó có thể nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dự đoán xu hướng cực kỳ tốt. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, Neural Network đang dần trở thành công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Cùng Bizfly tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, chức năng và cách hoạt động của hệ thống mạng này trong bài viết sau.
Neural Network hay tiếng Việt là mạng nơ-ron nhân tạo. Đây là một loại kiến trúc điện toán dựa trên mô hình cách thức hoạt động của não người. Nó được tạo thành từ một tập hợp các đơn vị xử lý gọi là "nút". Các nút này truyền dữ liệu cho nhau, giống như cách các nơ-ron truyền xung điện cho nhau trong não.
Mạng nơ-ron được sử dụng trong học máy (machine learning) cụ thể hơn là dùng trong học sâu (deep learning) - một loại học máy tiên tiến có thể rút ra kết luận từ dữ liệu chưa được gắn nhãn, không cần sự can thiệp của con người. Ví dụ, một mô hình học sâu xây dựng trên mạng nơ-ron và được cung cấp đủ dữ liệu có thể xác định các mục trong ảnh mà nó chưa từng thấy trước đây.
Mạng nơ-ron giúp nhiều loại trí tuệ nhân tạo (AI) trở nên khả thi. Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như Chat GPT, trình tạo hình ảnh AI như DALL-E và các mô hình AI dự đoán đều phải dựa vào Neural Network. Trong thực tế, Neural Network cũng được sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp như tóm tắt tài liệu hoặc nhận dạng khuôn mặt, các công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về Neural Network là thuật toán tìm kiếm của Google.
Mạng nơ-ron gồm nhiều loại với độ phức tạp khác nhau. Dưới đây là 5 mô hình về Neural Network nổi bật:
Mạng nơ-ron nhân tạo truyền thẳng hay còn gọi là perceptron nhiều lớp (MLP), chúng gồm một lớp đầu vào, một hoặc nhiều lớp ẩn và một lớp đầu ra. Mỗi nút trong một lớp sẽ được kết nối với toàn bộ các nút có trong lớp tiếp theo. Dữ liệu thường được đưa vào các mô hình này để đào tạo và chúng là nền tảng cho thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các mạng nơ-ron khác.
Perceptron là một trong những mô hình sớm nhất và đơn giản nhất của một nơ-ron. Nó là một bộ phân loại nhị phân, tách dữ liệu thành hai phân loại khác nhau. Mạng nơ-ron nhân tạo Multilayer Perceptron tăng thêm độ phức tạp với khả năng cho nhiều lớp ẩn giữa lớp đầu vào và đầu ra.
Các mô hình này có thể được sử dụng cho học sâu (deep learning). Mạng nơ-ron Perceptron và Perceptron đa lớp được ứng dụng trong phân loại thông tin phức tạp hoặc nhận dạng giọng nói. Do độ sâu và tính phức tạp của mô hình, việc xử lý và bảo trì mô hình có thể tốn nhiều chi phí và thời gian.
Mạng nơ-ron hàm cơ sở xuyên tâm thường có một lớp đầu vào, một lớp với các nút hàm cơ sở xuyên tâm có các tham số khác nhau và một lớp đầu ra. Các mô hình có thể được sử dụng để thực hiện phân loại, hồi quy cho chuỗi thời gian và để điều khiển các hệ thống. Các hàm cơ sở xuyên tâm tính toán giá trị tuyệt đối giữa một điểm trung tâm và một điểm nhất định.
Mạng nơ-ron hồi quy được dùng nhiều trong xử lý dữ liệu. Mô hình này sẽ di chuyển dữ liệu về phía trước và lặp lại dữ liệu về phía sau nhằm hỗ trợ mạng nơ-ron nhân tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với luồng dữ liệu tương tự như mạng nơ-ron nhân tạo Feedforward, nhưng mỗi nút sẽ lưu giữ thông tin cần thiết để cải thiện từng bước. Nhờ đó, các mô hình có thể hiểu rõ hơn ngữ cảnh của đầu vào và tinh chỉnh dự đoán đầu ra.
Mạng nơ-ron hồi quy cũng được sử dụng trong các mô hình trình tự để xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Nó bao gồm một bộ mã hóa và giải mã đồng thời. Thường người ta sử dụng nó cho chatbot, dịch ngôn ngữ hoặc để tóm tắt tài liệu.
Mạng nơ-ron nhân tạo dạng mô-đun là đặc trưng của một loạt các mạng nơ-ron độc lập và được điều tiết bởi một số mạng trung gian. Mỗi mạng nơ-ron độc lập đóng vai trò là một mô-đun và hoạt động trên các đầu vào riêng biệt để hoàn thành một số nhiệm vụ phụ và kết hợp để hoàn thành nhiệm vụ và đầu ra chung. Loại mạng nơ-ron nhân tạo này giúp xử lý quy trình phức tạp hiệu quả hơn và có thể áp dụng cho nhiều môi trường.
Một số đặc điểm nổi bật có trong Neural Network như sau:
Neural Network được sử dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, cụ thể như:
Bên cạnh hàng loạt chức năng mạnh mẽ, Neural Network còn có 4 ứng dụng đặc biệt quan trọng, bao gồm:
Đây là khả năng trích xuất dữ liệu, thông tin chuyên sâu từ hình ảnh và video của máy tính. Với mạng nơ-ron, máy tính có thể phân biệt và nhận diện hình ảnh tương tự con người. Thị giác máy tính được ứng dụng trong nhiều trường hợp, cụ thể như:
Neural Network có thể phân tích giọng nói con người qua mọi mẫu giọng từng vùng miền khác nhau, tông giọng, ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn như trợ lý ảo Amazon Alexa với phần mềm phiên âm tự động sử dụng giọng nói để thực hiện các công việc như:
Hoặc ví dụ như ứng dụng nhận dạng giọng nói trong việc điều khiển tivi thông minh, bạn có thể điều khiển bằng giọng nói để chuyển kênh, tăng giảm âm lượng, tìm kiếm phim một cách tiện lợi.
Đây là khả năng xử lý văn bản tự động do con người tạo ra. Mạng nơ-ron giúp máy tính thu thập thông tin chuyên sâu từ dữ liệu văn bản và tài liệu. Ứng dụng trong nhiều trường hợp, gồm các chức năng như:
Cụ thể, đối với các trợ lý ảo Siri, Alexa, Google Assistant: Neural Network giúp các trợ lý ảo này hiểu được câu hỏi, yêu cầu của người dùng, tìm kiếm thông tin trên Internet và đưa ra câu trả lời chính xác.
Neural Network có thể theo dõi hoạt động của người dùng để đưa ra các đề xuất cá nhân hóa cho người dùng. Giúp phân tích mọi hành vi của người dùng và đưa ra gợi ý sản phẩm/dịch vụ mà người dùng quan tâm.
Vì mạng nơ-ron được tạo ra dựa trên cấu trúc tương tự bộ não người. Trong đó, các tế bào nơ-ron liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một mạng lưới nơ-ron nhân tạo, các nơ-ron này sẽ cùng hoạt động để giải quyết nhiệm vụ một cách trơn tru nhất. Một cách cụ thể hơn, mạng lưới Neural Network hoạt động theo kiến trúc đơn giản hoặc chuyên sâu như sau:
Hệ thống mạng chuyên sâu này hay còn được gọi là “deep learning” với cấu tạo bởi hàng triệu nơ-ron khác nhau. Trong hệ thống này, đại diện kết nối giữa 2 nút được gọi là trọng số, bản chất như một con số thực thụ.
Khi một nút được kích thích thì các nút còn lại sẽ cho kết quả trọng số dương. Hoặc khi nút này cản trở hành động của các nút kia sẽ cho ra trọng số âm. Nút có trọng số cao hơn sẽ có mức ảnh hưởng lớn hơn các nút còn lại.
Đặc biệt, nơ-ron trong cấu trúc chuyên sâu cần được đào tạo bằng nhiều phương pháp học máy với tần suất nhiều hơn, vì cấu trúc mạng nhận tạo có thể tác động lên tất cả dữ liệu đầu vào, đầu ra, bất kể loại dữ liệu đó có mức độ phức tạp ra sao.
Đào tạo mạng Neural Network có nghĩa là quy trình dạy hệ thống mạng này cách thực hiện nhiệm vụ. Cần có phương pháp cụ thể để mạng nơ-ron có thể xử lý dữ liệu đầu vào một cách chính xác hơn. Cụ thể như phương pháp học có giám sát. Phương thức này sẽ được thực hiện bằng cách các nhà khoa học dữ liệu cung cấp cho mạng nơ-ron tuần hoàn nhân tạo những tệp dữ liệu đã gắn nhãn sẵn để nhận về câu trả lời chính xác nhất. Bởi, Neural Network thực hiện tích lũy kiến thức từ các tập dữ liệu hàng ngày.
Chẳng hạn, một mạng nơ-ron học cách nhận diện khuôn mặt chuẩn xác sau quá trình xử lý hàng nghìn hình ảnh về mặt người, kèm theo các thuật ngữ liên quan khác như cảm xúc.
Để sử dụng hệ thống mạng nơ-ron một cách hiệu quả bạn cần có kinh nghiệm thực tế. Cụ thể, bạn cần lưu ý những điều sau:
Kết hợp cả 2 điều trên cùng ngân sách đầu tư hợp lý thì bạn có thể ứng dụng mạng nơ-ron hiệu quả, ngay cả đối với các tệp dữ liệu lớn.
Dưới đây là bảng so sánh về Neural Network và Deep Learning:
Đặc điểm |
Deep Learning |
Neural Network |
Lớp |
- Bao gồm các lớp của Neural Network nhân tạo |
- Tạo ra từ những lớp đầu vào, lớp ẩn và lớp đầu ra |
Tính năng |
- Tự động xác định tính năng theo bộ dữ liệu được phân nhãn. Đồng thời các dữ liệu phi cấu trúc thô |
- Cần con người can thiệp vì các kỹ sư máy tính phải xác định tính năng một cách thủ công |
Phạm vi |
- Được dùng để xử lý ngôn ngữ, hình ảnh, quan hệ người dùng |
- Nhận dạng khuôn mặt, trình tự và dịch máy |
Hiệu suất |
- Độ chính xác cao - Thời gian đào tạo nhiều |
- Độ chính xác chưa cao - Thời gian đào tạo ngắn |
Tài nguyên tính toán |
- Cần nhiều tài nguyên tính toán vì không cần sự can thiệp của con người trong quá trình xử lý dữ liệu thô |
- Khả năng giải quyết nhiệm vụ phức tạp bị hạn chế nên cần ít tài nguyên tính toán |
Hai khái niệm này tương tự nhau, tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt nhất định, dưới đây là so sánh về 2 khái niệm này giúp bạn không nhầm lẫn.
Convolutional Neural Network |
Artificial Neural Network |
- Convolutional Neural Network (CNN) là khái niệm chỉ mạng lưới nơ-ron tích chập, được sử dụng rộng rãi trong mô hình Deep Learning để xử lý thông tin chính xác hơn. - Convolutional Neural Network thường được dùng phổ biến để nhận biết đối tượng hình ảnh. |
- Artificial Neural Network dùng để chỉ mạng lưới nơ-ron nhân tạo hay còn gọi là mô hình toán xây dựng dựa trên các nơ-ron sinh học. - Hệ thống này gồm nhiều nhóm làm việc, các nơ-ron sẽ kết nối và xử lý thông tin và tính toán dữ liệu tại các nút mạng. |
Bài viết trên của Bizfly đã cung cấp đầy đủ thông tin về khái niệm, chức năng, ứng dụng và cả cách hoạt động của hệ thống mạng Neural Network. Hy vọng qua đó bạn đã có những góc nhìn chi tiết, rõ ràng hơn về hệ thống mạng này.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại