Phong cách lãnh đạo độc đoán là một trong những phong cách quản lý phổ biến trong các tổ chức hiện nay. Lãnh đạo kiểu độc tài sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định một cách nhanh chóng hơn. Trong bài viết này, cùng Bizfly tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về ưu và nhược điểm của lãnh đạo độc đoán nhé!
Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách mà nhà lãnh đạo đưa ra tất cả các quyết định mà ít tham khảo ý kiến của các thành viên khác trong nhóm. Sự ảnh hưởng của lãnh đạo độc đoán đối với nhân viên là rất lớn. Họ luôn mong đợi sự tuân theo tuyệt đối.
Lãnh đạo kiểu độc tài trong kinh doanh hiện nay không hề hiếm. Một số nhà lãnh đạo của các công ty lớn thường được biết tới phong cách lãnh đạo này. Trong đó có thể kể tới CEO của Tesla là Elon Musk.
Kiểu lãnh đạo này của ông thể hiện rõ khi ông không muốn giao phó trách nhiệm của mình cho người khác. Ông cũng cũng là người quản lý nhân sự khắt khe với những lần giảm nhân viên nhằm tối ưu hóa lợi nhuận tại doanh nghiệp mình.
Phong cách lãnh đạo độc đoán rất dễ nhận ra thông qua cách thức giải quyết vấn đề từ phong cách lãnh đạo này. Một số đặc điểm nổi bật của phong cách này như sau:
Sự ảnh hưởng của lãnh đạo độc đoán đối với nhân viên có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có thể phản tác dụng. Cùng tìm hiểu một số ưu nhược điểm dưới đây.
Các tác động của lãnh đạo độc đoán có thể mang đến tổ chức và nhân viên theo nhiều ưu điểm khác nhau, cụ thể:
Mặc dù phong cách lãnh đạo độc đoán có thể mang lại hiệu quả ngắn hạn trong việc ra quyết định và thúc đẩy sự thực hiện. Dưới đây là một số nhược điểm của lãnh đạo độc đoán:
Ví dụ điển hình là về Bill Gate. Ông là chủ tịch Microsoft. Ông được coi là một trong những người có cách thức giải quyết vấn đề từ phong cách lãnh đạo này. Bill Gate quản lý nhân sự, tạo động lực làm việc nghiêm khắc và cầu toàn.
Trong công việc, Bill Gate ít khi lắng nghe ý kiến từ người khác vì ông chỉ tin tưởng vào phán đoán của mình. Ông luôn yêu cầu tất cả nhân viên phải tuân thủ theo chỉ đạo của mình mà không được phản đối. Tuy nhiên, nhờ lãnh đạo hiệu quả mà Bill Gate đã tạo nên một đế chế công nghệ khổng lồ đóng góp vào sự phát triển trên toàn cầu.
Để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả cần biết cách quản lý, khả năng linh hoạt và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng để cải thiện phong cách lãnh đạo:
Nhà lãnh đạo cần phải biết cách tạo điều kiện cho nhân viên phát biểu và lắng nghe ý kiến của nhân viên. Khi lắng nghe với biểu hiện cởi mở sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và đóng góp vào công ty, tổ chức. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, phong cách lãnh đạo biến đổi số đang mang tới sự tương tác với nhân viên một cách hiệu quả.
Lãnh đạo cần lập ra các quy tắc rõ và và có những bản hướng dẫn thực hiện đi kèm. Những thông báo này cần được công khai tới mọi người và đảm bảo thưởng phạt rõ ràng để các nhân viên tuân theo. Lãnh đạo cũng cần làm gương trong các quy tắc này.
Lãnh đạo cần phải minh bạch và rõ ràng trong các quyết định để không mất đi sự tôn trọng của các thành viên. Họ cần xây dựng niềm tin với các nhân viên và tạo dựng uy tín trong các dự án, các vấn đề cần giải quyết.
Lãnh đạo cần có những khen thưởng động viên khích lệ nhân viên kịp thời thay vì chỉ chỉ ra lỗi sai và chỉ trích họ. Những lời động viên, những phần thưởng giúp cấp dưới nhiệt huyết và cống hiến hơn cho công ty, tổ chức.
Xem thêm: 13 nghệ thuật quản lý nhân sự tinh tế dành cho các nhà lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo độc đoán mang lại những ưu điểm như ra quyết định nhanh chóng, giữ vững quyền lực và thúc đẩy hiệu suất. Tuy nhiên, hình thức này cũng đi kèm với nhược điểm như ức chế sáng tạo, mất động lực cho nhân viên. Bizfly hy vọng qua bài viết này, nhà lãnh đạo có thể linh hoạt và mở lòng hơn trong quá trình quản lý và lãnh đạo.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại