Hiện nay, một doanh nghiệp muốn phát triển thì không thể thiếu đi sự hỗ trợ hệ thống quản lý mối quan hệ với khách hàng CRM. Nhưng đa số các phần mềm CRM hiện nay chỉ áp dụng nhằm phục vụ nội bộ trong doanh nghiệp mà thiếu đi tính tương tác xã hội. Chính vì vậy mà Social CRM ra đời và đang dần trở thành một xu hướng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần trang bị cho hệ thống của mình.
Vậy cụ thể Social CRM là gì, nó có khác gì với CRM truyền thống và cách thức hoạt động cũng như hiệu quả? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Bizfly để được giải đáp những thắc mắc trên.
Social CRM hay CRM mạng xã hội là một hệ thống chuyên quản lý các mối quan hệ và tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linkedin, Instagram,...
Social CRM được xem là một chiến lược kinh doanh mới được vận hành trên nền tảng công nghệ, các quy luật liên quan trong kinh doanh, quy trình làm việc và quy trình tương tác với mạng xã hội. Nhờ có sự hỗ trợ của phần mềm này sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn cụ thể hơn về thương hiệu doanh nghiệp cũng như các sản phẩm/ dịch vụ của họ.
Hơn nữa CRM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các vấn đề và phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau, quy mô từ nhỏ đến lớn. Đây còn là công cụ tuyệt vời để thúc đẩy doanh số cũng như quản lý nhân viên, quy trình bán hàng hiệu quả và tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Sau đây là những hiệu quả mà việc sử dụng Social CRM có thể mang lại cho doanh nghiệp:
Hiệu quả của Social CRM mang lại
Quy trình hoạt động của mô hình Social CRM mới nhất sẽ diễn ra trong bốn bước như sau: Lắng nghe - Thu thập thông tin - Chăm sóc khách hàng - Chuyển đổi tạo sự liên kết.
Với sức mạnh của truyền thông như hiện nay, bất kể một bình luận hay ý kiền khen hoặc chê nào từ khách hàng cũng có thể lan tỏa vô cùng mạnh mẽ giống như những đám cháy. Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng ngăn chặn và xử lý tất cả các bình luận này bằng cách tìm một phương pháp giúp họ luôn lắng nghe khách hàng xem những gì mà muốn nói, không chỉ về thương hiệu mà còn các vấn đề trong toàn ngành có liên quan.
Bước thứ hai trong hoạt động của mô hình Social CRM là đưa ra những thông tin từ những phản hồi thu thập được từ phía khách hàng. Những thông tin ở đây chính là insight khách hàng (sự thấu hiểu nhu cầu, mong muốn, đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp, sản phẩm cũng như các dịch vụ của công ty.
Từ đó các dữ liệu thu thập, các chuyên gia sẽ phân tích để xác định được những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng. Những đánh giá phân tích chính là những căn cứ giúp các nhà tiếp thị đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng cũng như giải quyết được mọi vấn đề và mang sản phẩm đến gần khách hàng hơn.
Sang bước thứ ba, đây sẽ là bước mà doanh nghiệp có thể nhờ tới Social CRM để tham gia trực tiếp vào hàng trăm cuộc thảo luận diễn ra trực tuyến mỗi ngày. TỪ đó có thể định hướng thảo luận, giải đáp các khiếu nại và tư vấn sản phẩm phù hợp cho khách hàng trên tất cả các kênh MXH.
Các hệ thống Social CRM hiện nay đều cho phép doanh nghiệp đồng bộ hóa CRM các dữ liệu thông tin. Từ đó, các dữ liệu này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin đầy đủ và cập nhật thường xuyên các thông tin cũng như hoạt động của khách hàng. Chính vì thế, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thiết lập được một kế hoạch cụ thể để chăm sóc khách hàng cũ, đồng thời đưa ra danh sách những khách hàng tiềm năng.
Sự phát triển mạnh mẽ của Social Media cho thấy được Social CRM vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay. Qua bài viết vừa rồi, Bizfly sẽ giúp bạn có những cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về mô hình chiến lược kinh doanh hệ thống này đang là xu hướng này.
BizCRM - Giải pháp quản lý và khai thác khách hàng cho doanh nghiệp
Lựa chọn hàng đầu của +5600 Doanh nghiệp