Timeline truyền thông là một khái niệm rất phổ biến và quen thuộc đối với việc tổ chức các sự kiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về thuật ngữ này cũng như biết cách lập timeline một cách chi tiết, hiệu quả. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay Bizfly sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời bạn cùng đón đọc.
Timeline truyền thông là dòng thời gian được sử dụng nhằm mục đích quản lý các sự kiện mang tính truyền thông của doanh nghiệp như: chiến dịch quảng cáo hay các chương trình CSR...
Timeline thường được lên một cách chi tiết từ khâu chuẩn bị, trong sự kiện cho đến sau sự kiện. Trong đó, timeline chỉ ra được những đầu việc cần thực hiện và thời gian diễn ra một cách chi tiết.
Không phải ngẫu nhiên rất nhiều doanh nghiệp cần thực hiện những bảng timeline. Dưới đây là những lý do cụ thể sẽ giúp bạn hiểu vì sao?
Timeline truyền thông gồm có tất cả 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những điểm riêng. Cụ thể:
Trong giai đoạn trước sự kiện, timeline truyền thông đặt ra các bước cần thực hiện để chuẩn bị cho sự kiện. Công việc bao gồm:
Trong giai đoạn ra mắt sự kiện, việc duy trì các hoạt động quảng bá và kết nối với khán giả là quan trọng. Bạn cũng có thể áp dụng các hoạt động sau để tăng hiệu quả của chiến dịch truyền thông:
Sử dụng email marketing để tiếp cận khán giả một cách tiết kiệm chi phí và hiệu quả.
PR sự kiện trên các mặt báo để mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút nhiều người tham gia hơn.
Trong giai đoạn hàng ngày của chiến dịch marketing, việc duy trì các hoạt động hiện tại là quan trọng, đồng thời bạn cũng có thể xem xét thêm các công việc sau để tối ưu hóa timeline truyền thông:
Áp dụng chương trình giảm giá Early bird để kích thích tâm lý mua sắm của khách hàng.
Tăng cường quảng cáo trả phí trên các nền tảng như Facebook Ads, Google Ads để mở rộng phạm vi tiếp cận.
Đây là lúc quyết định và hành động cần được thực hiện mạnh mẽ nhất trong chiến dịch truyền thông của bạn. Mục tiêu là đảm bảo sự kiện của bạn thu hút được sự chú ý rộng rãi và có nhiều người tham dự.
Để đạt được điều này, bạn có thể kết hợp các hoạt động đã thực hiện ở các giai đoạn trước đó với những chiến lược "át chủ bài" để tác động mạnh mẽ đến khách hàng của mình.
Sau khi sự kiện đã kết thúc, việc quản lý timeline truyền thông không ngừng lại ngay. Giai đoạn hậu sự kiện là thời điểm mà các doanh nghiệp cần tổng kết toàn bộ quá trình và rút ra những bài học quý báu cho các sự kiện tiếp theo. Đồng thời, đây cũng là thời điểm để gửi lời cảm ơn đến khách hàng, đối tác và hoàn thành những công việc còn dang dở.
Để có thể tạo ra một timeline chi tiết nhất cần phải thực hiện với 9 bước cơ bản, bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Trong bước này, bạn cần xác định rõ mục tiêu chính của timeline: liệu bạn muốn tập trung vào việc thể hiện sự phát triển của một ngành công nghiệp, một sự kiện lịch sử quan trọng hay là nhân vật cụ thể nào đó? Đồng thời, hãy định rõ phạm vi của timeline bằng cách xác định khoảng thời gian bạn muốn bao gồm và số lượng sự kiện bạn dự định triển khai.
Bước tiếp theo trong việc xây dựng timeline truyền thông là thu thập dữ liệu với các thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như sách, báo cáo, trang web chính thống hoặc cơ sở dữ liệu lịch sử nếu cần. Sau đó, thu thập thêm hình ảnh và video phù hợp để minh họa cho các sự kiện trên timeline.
Một bước không thể thiếu khi lập timeline chính là phải chọn công cụ tạo timeline như TimelineJS (dựa trên Google Sheets) hay Tiki-Toki, Microsoft PowerPoint. Ngoài ra, bạn cũng có thể lập timeline truyền thông bằng mã HTML và CSS.
Để tạo ra timeline, đầu tiên cần phải thêm vào sự kiện gồm: ngày, tháng, tiêu đề, mô tả, hình ảnh/ video có liên quan. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thêm các sự liên này theo thứ tự thời gian. Việc sắp xếp chúng như vậy sẽ giúp tạo ra một cấu trúc đầy logic cho timeline truyền thông của mình.
Hãy suy xét về cách hiển thị thông tin sao cho người xem có thể theo dõi một cách dễ dàng. Bạn có thể tổ chức theo năm, thập kỷ hoặc chia thành các phần theo chủ đề để làm cho timeline trở nên có tổ chức và dễ hiểu hơn.
Thêm vào đó những mô tả ngắn gọn nhưng phải có sự liên kết đến những nguồn tham khảo. Điều này giúp cho người xem có thể hiểu rõ hơn về những thông tin theo dõi.
Bước tiếp theo nữa khi lập timeline truyền thông chính là phải kiểm tra lại khi sau lập, đảm bảo các thông tin hiển thị một cách chính xác, đẹp mắt về ngày/ tháng và chính tả.
Khi bạn đã hoàn thành xong việc lập timeline, bạn hãy tiến hành chia sẻ qua mạng xã hội, trang web, blog hay các sự kiện offline một cách trực tiếp để tiến hành việc chạy chương trình.
Bước cuối cùng trong việc lập timeline truyền thông chính là tiếp hành cập nhật, bảo dưỡng. Nếu có thêm những sự kiện hay thông mới cần phải bổ sung ngay, đồng thời hàng ngày cũng phải truy cập để đảm bảo tính chính xác và sự hấp dẫn.
Tham khảo mẫu timeline truyền thông chuyên nghiệp được Bizfly tổng hợp và chia sẻ ngay sau đây:
Việc tạo ra một timeline truyền thông không phải là điều đơn giản đối với các marketing. Tuy nhiên, khi đã có timeline vấn đề marketing trở nên có hiệu quả rất cao. Bizfly hy vọng với những chia sẻ chi tiết ở bài viết bạn sẽ có thể hiểu hơn và dễ dàng lập ra những bản timeline tốt nhất cho chương trình của mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại