Ứng dụng chatbot vào hoạt động sale và marketing là điều mà doanh nghiệp nào cũng phải làm trong thời đại chuyển đổi số. Song vẫn với những công cụ như vậy, có doanh nghiệp bứt phá, doanh thu vượt trội nhưng có doanh nghiệp vẫn lận đận trong bài toán khai thác công cụ.
Vì lý do đó, các chuyên gia của Bizfly đã nghiên cứu về cách mà các thương hiệu lớn sử dụng chatbot hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình và chia sẻ với bạn đọc theo thông tin dưới đây!
Trong trường hợp bạn đọc chưa hiểu rõ về chatbot là gì cũng như tác động của nó đối với doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay thì có thể xem ngay bài viết về chatbot được chúng tôi chia sẻ tại bài viết "Chatbot là gì? Phân loại chatbot và ứng dụng chatbot trong đời sống''
Aerie là một thương hiệu đồ lót nữ có trụ sở tại Mỹ, được đánh giá là một trong những đối thủ lớn của "ông lớn" Victoria's Secret và GapBody tại thị trường cho nhóm khách hàng từ 15 tới 22 tuổi. Không chỉ dừng lại ở đồ lót, hãng này còn bán lẻ các trang phục thể thao, đồ ngủ, kính mắt, phụ kiện dành cho chị em, và rất khéo léo sử dụng chatbot để đem những sản phẩm này đến khách hàng của họ.
Aerie sử dụng phần mềm chatbot nhằm đề xuất các sản phẩm cho các khách hàng nữ dựa trên những gì họ đã chat với bot, dựa trên lịch sử giao dịch, sản phẩm tìm kiếm, sản phẩm trong giỏ hàng. Bằng cách này, Aerie phán đoán được khách hàng muốn gì và sản phẩm nào là khả thi để đề xuất thêm cho họ.
Shopping Chatbot của thương hiệu Aerie
Để làm được điều này, Aerie khéo léo đưa ra các lựa chọn cho khách hàng để hiểu hơn về thị hiếu ăn mặc, thu hẹp sở thích khách hàng và gửi các sản phẩm được cá nhân hóa phong cách cho họ.
Aerie được giới mộ điệu thời trang đánh giá rất cao ở việc đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng - kể cả khách hàng online hay trực tiếp shopping tại cửa hàng. Tính đến năm 2019, báo cáo doanh số của Aerie đã tăng 14%, đánh dấu 18 quý liên tiếp tăng trưởng 2 con số.
Lyft là một cái tên lớn trong ngành công nghiệp gọi xe với mức định giá khoảng 24,3 tỷ USD (2019). Bạn có thể dễ dàng đặt xe ngay tại chatbot của họ tại Messages Chat trên Facebook, Chatbot giọng nói tại Amazon Echo. Chatbot của Lyft cung cấp cho bạn vị trí của lái xe, các thông tin xác thực của tài xế, giấy phép vận hành, thông tin xe được đặt,...
Như vậy, khách hàng dễ dàng gọi xe, theo dõi hành trình của tài xế ngay trên chatbot. Nó đã đóng góp cho việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, giúp họ tin tưởng với dịch vụ minh bạch, thân thiện.
Shopping Chatbot của thương hiệu Lyft
Cũng là một tên tuổi quen thuộc với người tiêu dùng trên thế giới trong lĩnh vực thời trang, H&M là nhà bán lẻ thời trang đã áp dụng chatbot rất thành công từ những năm 2016 đến nay. Sau khi giảm số lượng các cửa hàng trên thế giới, H&M đẩy mạnh tư vấn và giải quyết đơn hàng trực tuyến cho khách hàng trên các kênh thương mại điện tử, sử dụng chatbot để tăng tỷ lệ chốt đơn và chăm sóc khách hàng. H&M xây dựng hệ thống chatbot thông minh, khéo léo tìm hiểu thị hiếu của khách hàng nhằm đưa ra những gợi ý mua hàng khả thi nhất.
Họ điều chỉnh việc trình bày sản phẩm trên chatbot, giảm thời lượng chờ đợi và kích thích bán chéo thành công. Thời gian giao hàng ngắn hơn, sản phẩm gợi ý phù hợp cho từng cá nhân, H&M ghi nhận doanh số bán trực tuyến tăng trưởng 2 con số trong bộ sưu tập mùa hè 2019.
Shopping Chatbot của thương hiệu H&M
eBay thực sự là một sàn thương mại điện tử khổng lồ khiến khách hàng choáng ngợp, bởi vậy chatbot là người dẫn đường hữu ích nhất cho người tiêu dùng trong hoàn cảnh này. Ông lớn của ngành bán lẻ trực tuyến trang bị một "nhân viên hỗ trợ mua sắm ảo" có định danh như con người thực sự - ShopBot.
Shopbot sẽ dựa trên kết quả tìm kiếm sản phẩm của từng khách khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp. Đây được gọi là cá nhân hóa kết quả tìm kiếm sản phẩm, đánh thẳng vào nhu cầu để kéo tỷ lệ chuyển đổi ngay trên bot. Shopbot đưa ra các thông số sản phẩm, màu sắc, kiểu dáng và nhắc nhở khách hàng 15 phút trước khi phiên đấu giá kết thúc. Bạn sẽ khó lòng mà bỏ lỡ những sản phẩm mà Shopbot giới thiệu, bởi nó thực sự là những gì bạn cần.
Chatbot của eBay đang ngày càng thông minh và "con người hóa" hơn, nó đem đến nhịp điệu giao tiếp tương tự như một nhân viên chăm sóc thực thụ, hấp dẫn bạn tham gia mua sắm, tăng giá trị giỏ hàng.
Shopping Chatbot của thương hiệu Ebay
Phần mềm chatbot thực sự hữu dụng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B, trong đó phải kể đến sự thành công của Pizza Hut khi tạo chatbot tự động hóa bán hàng. Khách hàng không cần phải gọi đến tổng đài hay điền form trên website nữa, họ hoàn toàn có thể order pizza ngay trên ứng dụng chat. Pizza Hut cung cấp cụ thể thực đơn, thông tin đặt hàng, thông tin vận chuyển để khách hàng dễ dàng có ngay một chiếc pizza nóng hổi chỉ trong vài bước click.
Pizza Hut còn lưu lại những loại pizza bạn thường xuyên đặt và gợi ý cho bạn ở lần đặt tiếp theo. Công cụ chatbot tự động gửi các chương trình khuyến mại mới nhất cho khách hàng, kích thích khách hàng mua sắm trên bot càng nhiều càng tốt.
Shopping Chatbot của thương hiệu Pizza Hut
Fandango là trang bán vé chiếu phim hàng đầu khu vực Bắc Mỹ đang áp dụng chatbot để tăng doanh thu. Nếu bạn chat với chatbot của Fandango, bạn sẽ được cung cấp các trailer giới thiệu phim cực kỳ hấp dẫn, trực quan, kích thích bạn muốn "lao" ngay ra rạp để xem.
Tiếp đó, chatbot sẽ cung cấp thông tin rạp phim quanh bạn, thời gian chiếu phim để bạn lựa chọn. Khi khách hàng chốt được những gì họ muốn, chatbot Fandango đưa họ đến website để hoàn tất nốt thủ tục đặt vé online. Như vậy, thay vì phải lên google tìm kiếm, lục tìm lịch chiếu phim trong một website quá nhiều tin tức, khách hàng được mời trải nghiệm ngay tại chatbot và thúc đẩy quyết định mua vé nhanh chóng.
Trên đây là một số thương hiệu đã thành công khi áp dụng Shopping Chatbot mà bạn có thể tham khảo, học hỏi. Mỗi công cụ đều có cách khai thác sao cho phù hợp với lĩnh vực, yêu cầu riêng biệt của doanh nghiệp.
BizChatAI - Giải pháp tự động tư vấn bán hàng, chốt đơn 24/7
5600+ khách hàng tin dùng ở mọi lĩnh vực: Giáo dục, bán lẻ....