Hiện nay, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên thị trường thì chỉ số đo lường giá trị trung bình AOV rất quan trọng. Bởi chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của các chiến lược tiếp thị và bán hàng của chính tổ chức đó.
Nếu bạn chưa hiểu rõ AOV là gì và cách tăng giá trị đơn hàng trung bình cho doanh nghiệp thì hãy tham khảo bài viết sau. Các chuyên gia Bizfly sẽ chia sẻ mọi vấn đề về thuật ngữ AOV.
AOV (Average Order Value) hay giá trị trung bình trên một đơn hàng là chỉ số được sử dụng với mục đích đo lường số tiền trung bình mà các khách hàng phải bỏ ra để chi trả cho các sản phẩm của doanh nghiệp trong mỗi giao dịch. Chỉ số AOV tăng đồng nghĩa với việc khách hàng đã mua nhiều sản phẩm hoặc đang mua thêm các sản phẩm đắt tiền khác mà doanh nghiệp cung cấp trong cùng một giao dịch.
AOV là gì?
Chắc chắn các doanh nghiệp không thể nào bỏ qua việc cải thiện chỉ số này bởi nó có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp:
Chỉ số AOV có ảnh hưởng trực tiếp đối với doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể cải thiện được chỉ số giá trị trung bình AOV, thì trước hết bạn cần nắm rõ được công thức tính AOV dưới đây:
Lưu ý: Chỉ số AOV chỉ được xác định bằng cách tính toán doanh số trên mỗi đơn hàng được bán ra chứ không phải dựa trên số lượng khách hàng. Ngay cả khi khách hàng trở lại và nhiều lần mua sản phẩm thì mỗi đơn đặt hàng sẽ có từng chỉ số AOV hoàn toàn riêng biệt.
Công thức tính chỉ số giá trị đơn hàng trung bình AOV
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra được những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận được từ việc gia tăng giá trị đơn hàng trung bình:
Để có thể gia tăng giá trị đơn hàng trung bình hiệu quả, bạn có thể áp dụng các cách được Bizfly chia sẻ trong phần nội dung dưới đây.
Giá trị đơn hàng trung bình của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được tăng cao khi doanh nghiệp đưa ra được các chiến thuật giảm giá sản phẩm hợp lý. Khi được mua sản phẩm với giá ưu đãi, khách hàng thường có xu hướng mua nhiều sản phẩm hơn để không bỏ lỡ các sản phẩm có giá thành tốt.
Giảm giá theo sản phẩm - Cách để tăng giá trị đơn hàng trung bình hiệu quả
Mục tiêu của chiến dịch giảm giá là tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp, giảm số lượng hàng tồn kho và kích thích tâm lý tích cực của khách hàng trong mua sắm cùng thương hiệu. Một chương trình giảm giá thành công là một chương trình được tính toán dựa trên giá trị đem lại cho khách hàng và cân bằng chi phí của doanh nghiệp.
Có nhiều các để doanh nghiệp triển khai chương trình giảm giá như: giảm giá theo gói để tăng số lượng sản phẩm bán ra, kết hợp các sản phẩm thông dụng và ít thông dụng để giảm tỷ lệ xuất đơn không đồng đều, giảm giá theo số lượng hoặc giá trị hoá đơn, giảm giá theo sự kiện mua sắm đặc biệt trong năm, giảm các chi phí bên ngoài như phí vận chuyển, phí dịch vụ,...
Triển khai hình thức bán chéo (cross-sell) và up-sell thường gây lơ là cho khách hàng và khiến họ mua sản phẩm dễ dàng hơn và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp nhanh chóng hơn.
Việc tìm kiếm khách hàng mới trong bối cảnh dịch bệnh vô cùng khó khăn và tốn nhiều chi phí so với việc khai thác lại tệp khách hàng sẵn có của doanh nghiệp.
Triển khai cross-sell và up-sell
Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm phù hợp để giới thiệu cho khách hàng: sản phẩm này có liên quan, đúng với nhu cầu của khách hàng không, khách hàng có sẵn sàng chi trả thêm cho sản phẩm này không, sản phẩm này có mang lại giá trị nào cho họ hay không,...
Một yếu tố quyết định sự thành công của các chương trình up sell, cross sell là đúng người, đúng thời điểm.
Xây dựng hiệu ứng chim mồi khiến khách hàng phải bỏ ra một khoản chi phí mua sản phẩm cao hơn mà họ không hề hay biết. Bởi khi xuất hiện “chim mồi" giữa hai sự lựa chọn thì họ sẽ nhanh chóng đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Xây dựng các chương trình minigame, trò chơi trực tuyến cũng là cách gia tăng giá trị đơn hàng trung bình hiệu quả cho doanh nghiệp. Việc thực hiện các chương trình này sẽ giúp khuyến khích và thúc đẩy hành vi mua hàng thường xuyên của khách hàng để nhận được những giải thưởng thú vị.
Chiến dịch minigame hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay là tổ chức minigame trên các nền tảng online. Thay vì phải đầu tư nhiều vào môi trường, hậu cần như các chương trình chơi game tại điểm bán, việc tổ chức minigame trên các kênh online như website, facebook, instagram giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và công sức nhân sự mà vẫn đảm bảo khả năng tiếp cận đa dạng tệp khách hàng mới mọi lúc mọi nơi.
Tạo ra minigame
Khi khách hàng click tham gia trò chơi, hệ thống sẽ hướng dẫn khách hàng nhập thông tin liên hệ để nhận những voucher giá trị. Từ đó kích thích khách hàng mua sắm theo gói hoặc tăng giá trị đơn hàng để “lời” hơn so với mua thông thường.
Toàn bộ thông tin này sẽ được đổ về CRM để phân loại và ghi dấu hoạt động. Sau đó hệ thống bắn đi kết quả minigame tự động đến từng khách hàng thông qua tin nhắn messenger hoặc email, sms.
Cách dễ nhất để tăng giá trị đơn hàng trung bình cho doanh nghiệp chính là cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí cho khách hàng. Phương pháp này có khả năng thúc đẩy hành vi mua thêm sản phẩm của khách hàng bởi họ luôn yêu thích sự miễn phí.
Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay đó chính là mua hàng nhanh chóng, hỗ trợ vận chuyển và thanh toán online. Nếu doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được toàn bộ các điều này sẽ giúp cho hoạt động bán hàng của tổ chức trở nên tối ưu hơn bao giờ hết. Và để làm được điều này, việc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng là điều cần thiết. Một phần mềm quản lý bán hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng từ khâu lựa chọn sản phẩm, thanh toán, vận chuyển và xử lý hàng tồn kho...
Để có thể gia tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng cũng như đạt hiệu quả bán hàng tối đa, mọi người có thể tham khảo một số phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất trên thị trường hiện nay như BizOneX, Sapo, Nhanh.vn...
Doanh nghiệp nên thiết lập các chương trình làm thẻ khách hàng thân thiết đối với các đối tượng tiêu thụ sản phẩm thường xuyên để duy trì mối quan hệ lâu dài với họ và gia tăng giá trị đặt hàng trung bình.
Một trong các cách giúp tăng giá trị đơn hàng trung bình là làm thẻ khách hàng thân thiết
Các chương trình khách hàng thân thiết mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cải thiện rõ rệt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng:
Ngày nay, các chương trình tích điểm được ứng dụng công nghệ, giúp khách hàng dễ dàng tích điểm và nâng hạng tại mọi cửa hàng offline hay online của thương hiệu chỉ thông qua tên hay số điện thoại (thay vì sử dụng thẻ giấy truyền thống). Hoạt động mua hàng được cập nhật thường xuyên trên các hệ thống quản lý dữ liệu như CRM, Loyalty, từ đó dựa trên các chính sách của thương hiệu để tìm ra những khách hàng đạt tiêu chuẩn nhận mã giảm giá, nhận quà,...
Tạo ra các gói sản phẩm hay các combo ưu đãi đi kèm sẽ giúp thúc đẩy hành vi mua sản phẩm của khách hàng hiệu quả hơn nhiều so với việc mua lẻ từng sản phẩm. Chiến lược này không chỉ tiết kiệm chi phí đáng kể cho khách hàng mà còn giúp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Việc áp dụng các chính sách chiết khấu bán hàng đi kèm với các điều kiện như số lượng sản phẩm cần thiết, thanh toán bằng tiền mặt,... giúp lôi kéo khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Qua đó, doanh nghiệp có thể xả hàng tồn kho nhanh chóng.
Có thể thấy, chỉ số AOV ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Qua bài viết Bizfly chia sẻ, bạn đã có thể hiểu rõ AOV là gì cũng như công thức tính, lợi ích và cách tăng giá trị đơn hàng trung bình hiệu quả để nhận được những giá trị lợi ích doanh thu hiệu quả sau này.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp