Nhãn hiệu là gì? Giá trị và các loại nhãn hiệu phổ biến hiện nay

Thủy Nguyễn 14/10/2022

Một nhãn hiệu có giá trị thương mại tốt mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh, có giá trị tài chính bền vững. Do vậy, nhiều doanh nghiệp hiện nay luôn tập trung vào xây dựng nhãn hiệu một cách bài bản. Trong bài viết dưới đây Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhãn hiệu là gì, giá trị của nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp. 

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (tên tiếng anh là Trade Mark) được định nghĩa là những dấu hiệu cơ bản dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Mỗi một sản phẩm, dịch vụ đều có một nhãn hiệu riêng vì vậy nhãn hiệu tượng trưng cho đặc tính riêng biệt chỉ có ở loại sản phẩm đó. Mỗi nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận độ uy tín.

Nhãn hiệu tại mỗi quốc gia có thể khác nhau về quy định pháp luật nhưng đều có chức năng chung là để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.

Nhãn hiệu là gì

Nhãn hiệu là gì?

Giá trị mà nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp

Có thể nói rằng việc xây dựng nhãn hiệu giúp doanh nghiệp chuyển đổi giá trị vô hình thành hữu hình. Chỉ cần nhìn vào nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ, khách hàng có thể hình dung được độ uy tín, chất lượng, đẳng cấp của dịch vụ, sản phẩm đó. Doanh nghiệp nào sở hữu nhãn hiệu càng chất lượng thì độ uy tín của doanh nghiệp đó càng cao.

Người tiêu dùng có thể tin tưởng tuyệt đối về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu đó khi sử dụng. Đồng thời, một nhãn hiệu được xây dựng vững mạnh sẽ góp phần kết nối tình cảm giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhãn hiệu uy tín đại diện cho sản phẩm, dịch vụ chất lượng, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng luôn để lại ấn tượng chuyên nghiệp hơn so với các nhãn hiệu không tên tuổi, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian tiêu dùng đáng kể cho khách hàng. 

Đọc thêm: Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Vai trò và 9 yếu tố quan trọng

Các yếu tố cơ bản trong phân loại nhãn hiệu

Sau đây là một số cách phân loại nhãn hiệu phổ biến nhất hiện nay mà mọi người có thể tham khảo thêm:

Theo các yếu tố đăng ký bảo hộ

Khi đăng ký bảo hộ, mỗi loại nhãn hiệu đều được đăng ký với các thông tin riêng như: từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu; chữ cái, chữ số; hình vẽ, ảnh chụp, màu sắc…những đặc điểm có thể nhìn thấy được. Các dấu hiệu này phải được gắn trên bao bì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời nhãn hiệu phải thể hiện được nét riêng biệt, đặc tính đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ đó.

Các yếu tố cơ bản trong phân loại nhãn hiệu

Các yếu tố cơ bản trong phân loại nhãn hiệu

Theo mục đích sử dụng

Nhãn hiệu được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa (như nem chua Thanh Hóa, muối ớt Tây Ninh…) được gắn kèm với sản phẩm hàng hóa với mục đích thương mại, giúp phân biệt các loại hàng hóa khác nhau. Hay nhãn hiệu dịch vụ (như nhãn hiệu taxi, xe máy Be…) được sử dụng cho các ngành dịch vụ. Nhờ có nhãn hiệu mà người dùng biết được nguồn gốc, nguyên liệu, độ uy tín của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó trải nghiệm người dùng cũng nâng cao hơn.

Theo tính chất đặc trưng

Tính chất đặc trưng của nhãn hiệu là yếu tố giúp phân biệt chúng với các loại nhãn hiệu khác. Một nhãn hiệu có thể có nhiều chủ sở hữu, đồng sử dụng. Hay những loại nhãn hiệu nhìn vào là nhận định được độ uy tín, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó. Hoặc như các nhãn hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng yên tâm tuyệt đối khi lựa chọn…

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Nếu chỉ nghe đến tên gọi thì rất khó để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Cách nhận biết cơ bản nhất là nhãn hiệu có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Còn thương hiệu được hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.

Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ. Thương hiệu do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển nên không được pháp luật bảo hộ. Ngược lại, nhãn hiệu có tính pháp lý cao hơn thương hiệu.

Về mặt thời gian tồn tại, nhãn hiệu tồn tại trong 10 năm, sau đó chủ sở hữu có thể xin ra hạn tiếp để có thể tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó. Còn thương hiệu được hình thành song song cùng doanh nghiệp nên có thời gian tồn tại lâu dài và không cần gia hạn như nhãn hiệu.

Đọc thêm: Thương hiệu là gì? Các yếu tố quan trọng tạo lên thương hiệu vững mạnh

Các loại nhãn hiệu phổ biến nhất hiện nay

Một số nhãn hiệu phổ biến hiện nay:

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi tỉ lệ số người biết đến nhãn hiệu đó ở một mức độ nhất định. Tỉ lệ này được tính toán thông qua các cuộc khảo sát đối với một lượng người cụ thể về mức độ nhận biết của nhãn hiệu. Một nhãn hiệu nổi tiếng cần thỏa các tiêu chí sau:

Nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng

  • Số lượng người biết đến hàng hóa, dịch vụ: Số lượng người biết đến nhãn hiệu đặc trưng của loại hàng hóa đó càng lớn thì càng chứng tỏ độ phổ biến của nhãn hiệu đó. Trừ những nhãn hiệu chưa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam nhưng vốn nổi tiếng ở các quốc gia khác.
  • Phạm vi lãnh thổ lưu hành của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu : Không có quy định cụ thể cho sự phân biệt này nhưng nếu chủ nhãn hiệu chứng minh được số lượng quốc gia lưu hành càng nhiều thì đồng nghĩa nhãn hiệu càng nổi tiếng.
  • Doanh số đạt được từ việc bán hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu: nhãn hiệu nào được người dùng tiêu thụ sản phẩm nhiều trong quý cũng quyết định độ uy tín của nhãn hiệu đó.
  • Thời gian hoạt động và tồn tại của nhãn hiệu: một nhãn hiệu đã hoạt động và tồn tại được một thời gian dài cho đến nay luôn có được độ uy tín nhất định. 
  • Độ uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu: thông qua các tiêu chí như chất lượng, mùi vị, giá thành …, hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đó được lan truyền xa hơn.
  • Số quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
  • Số quốc gia công nhận độ nổi tiếng của nhãn hiệu.
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu của một tập thể hay tổ chức có quy mô lớn như tổng công ty, hợp tác xã, một hiệp hội…Nhãn hiệu tập thể giúp các thành viên của tổ chức đó phân biệt hàng hóa, dịch vụ của họ với sản phẩm của các cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức này.

Với nhãn hiệu tập thể, các thành viên trong tổ chức đó phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng của tổ chức, hiệp hội đó. Đồng thời, các thành viên chỉ được sử dụng nhãn hiệu tập thể để gắn lên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hay các giấy tờ giao dịch nếu họ tuân thủ các yêu cầu được đặt ra trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được tạo ra bởi một chủ sở hữu để chứng minh được nguồn gốc, chất lượng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu chứng nhận giúp các cá nhân, tổ chức nâng cao độ uy tín của hàng hóa, đồng thời tạo sự tin tưởng vững chắc cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. 

Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận

Để sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, cá nhân hoặc tổ chức cần cung cấp các thông tin sau: 

  • Nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm được làm từ nguyên liệu nào.
  • Cách chế biến, sản xuất để tạo nên sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhu cầu gì của người tiêu dùng.
  • Sự đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dịch vụ, hàng hóa như thế nào.

Và cũng tùy thuộc vào quy định tiêu chuẩn của chủ sở hữu nhãn hiệu để sản phẩm được chứng nhận có đủ điều kiện để lưu hành, sử dụng hay không. Nhãn hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn, nhãn hiệu Trà Tân An, nhãn hiệu Rượu Ba Kích Quảng Ninh…cũng là những những nhãn hiệu chứng nhận nổi tiếng.

Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu có cùng một chủ thể đăng ký, hay nói cách khác chúng có cùng một chủ sở hữu. Các nhãn hiệu này được dùng cho nhiều hàng hóa, dịch vụ có điểm tương đồng về tính năng, công dụng… Hoặc những nhãn hiệu trùng hoặc có nét giống với nhãn hiệu đã có trước đó cũng được gọi là nhãn hiệu liên kết.

Trung tâm mua sắm Vincom, khu vui chơi giải trí Vinpearl, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec hay hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông Vinschool…đều là các nhãn hiệu liên kết. Các nhãn hiệu này có điểm chung là đều bắt đầu bằng “Vin”, thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Vingroup nổi tiếng.

Tóm lại, nhãn hiệu là bộ mặt đại diện cho hàng hóa, dịch vụ. Nhờ có nhãn hiệu mà khách hàng phân biệt được công ty, tổ chức, độ uy tín của sản phẩm. Từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng. Trên đây Bizfly đã giúp bạn giải đáp Nhãn hiệu là gì. Hãy theo dõi chúng mình để cập nhật tin tức mới nhất nhé.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly