Teabreak là mô hình tiệc đang được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa cũng như vai trò của bữa tiệc này. Hãy tìm hiểu câu trả lời được Bizfly chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tea break là tên gọi của một bữa tiệc trà thường được tổ chức vào thời gian nghỉ giải lao giữa các sự kiện, cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Người ta cũng biết đến Tea break qua tên gọi như tiệc ngọt hay tiệc trà. Khác với những bữa tiệc thông thường, Teabreak bao gồm các loại bánh, trà, cà phê, trái cây hoặc vài món tráng miệng đơn giản.
Thời gian dùng bữa tiệc bình thường có thể lên tới vài giờ còn với Tea break con số đó là 30-40 phút. Đây là mốc thời gian hợp lý để nghỉ giải lao dành cho khách mời tham gia sự kiện hoặc cuộc họp kéo dài.
Teabreak là bữa tiệc tổ chức vào thời gian nghỉ giải lao
Teabreak là cách mà đơn vị tổ chức sự kiện quan tâm đến khách mời tham gia. Đồng thời, trong bữa tiệc này, mọi người sẽ được kết nối, chia sẻ, trò chuyện và thư giãn sau thời gian tập trung căng thẳng.
Hiện nay, Tea break được phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng giúp mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính đơn vị tổ chức tiệc trà cũng xây dựng được thương hiệu, tăng doanh thu khi có những buổi tiệc thành công.
Tea break là hoạt động phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với đặc trưng văn hóa riêng biệt, tiệc trà cũng có ý nghĩa khác nhau ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiêu biểu:
Tại Anh: Trà không chỉ là một món đồ uống phổ biến mà còn trở thành nét văn hóa của mỗi người dẫn xứ sở sương mù. Thói quen uống trà xuất hiện ở mọi khoảng thời gian trong ngày, nhất là sau những giờ làm việc căng thẳng. Teabreak không chỉ là tiệc trà mà còn có ý nghĩa như bữa ăn nhẹ giữa giờ tại Anh Quốc.
Tại Úc và Newzealand: Khái niệm Teabreak không được dùng tại 2 quốc gia này mà thay thế bằng Smoko. Đây là từ địa phương hàm ý chỉ bữa ăn nhẹ trong thời gian giải lao. Người dân Úc và Newzealand uống trà hàng ngày như một thói quen của cuộc sống.
Tại Mỹ: Bên cạnh cà phê thì người Mỹ cũng rất thích uống trà. Tuy nhiên, phải đến khi một hãng cà phê lâu đời mang tên Pan - American Coffee Bureau thực hiện chiến dịch quảng cáo nhằm mục đích đánh mạnh vào sở thích này thì khái niệm teabreak mới trở nên phổ biến.
Tại Việt Nam: Teabreak phổ biến hơn từ năm 2007, xuất phát từ việc các khách sạn lớn cung cấp dịch vụ này và trở nên quen thuộc hơn với khách hàng.
Tiệc teabreak có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, đơn vị tổ chức và cả khách mời tham gia. Cụ thể:
Với khách mời: Giúp tất cả mọi người có thời gian thư giãn, thả lỏng tinh thần để khôi phục thể chất, cải thiện năng suất hoạt động. Đây cũng là cơ hội để tất cả khách mời được giao lưu, trò chuyện để gắn kết các mối quan hệ. Sau buổi tiệc trà sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi công việc, nâng cao chất lượng sự kiện.
Với doanh nghiệp: Thể hiện cho những người tham gia thấy sự chuyên nghiệp, chu đáo của công ty. Từ đó, gây ấn tượng tốt với khách mời và giúp sự kiện thành công rực rỡ.
Với khách sạn, nhà hàng tổ chức tiệc: Giúp tăng doanh thu và lượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời khẳng định được chất lượng dịch vụ của mình.
Teabreak giúp tăng doanh thu cho khách sạn
Một số món ăn, nhóm thực phẩm thường khá phổ biến trong thực đơn tea break, bao gồm:
Các loại bánh nướng mặn và ngọt: croissant, pate chaud, bánh cuộn nho, bánh trứng, scone, bánh mì cuộn quế, mini pizza…
Các loại bánh kẹp: bánh mì Việt Nam, croissant sandwich, bánh mì nướng kẹp thịt nguội, bánh mì nướng bơ…
Các loại ngũ cốc và sữa chua.
Món tráng miệng: trái cây tươi, tiramisu, brownie, muffin, thạch rau câu…
Đồ uống: Sữa tươi, sữa hạt, trà, cà phê….
Các món ăn vặt dinh dưỡng: energy bar, cookies, các loại hạt….
Các món salad: caesar salad, salad nga, salad bơ….
Phô mai và các loại bánh mì ăn kèm.
Trái cây tươi: dưa hấu, cam, táo, nho, bưởi…
Đồ uống: Nước ép trái cây, mocktail, trà, cà phê…
Thực đơn tea break bày trí khá đẹp mắt
Mặc dù tea break là bữa tiệc không quá lớn, thời gian tổ chức khá ngắn nhưng đơn vị tổ chức và doanh nghiệp cũng cần thực hiện theo một quy trình nhất định. Cụ thể:
Chọn địa điểm phù hợp với buổi tiệc và quy mô khách mời.
Làm vệ sinh và trang trí không gian tiệc sang trọng hoặc gần gũi tùy theo mục đích tổ chức.
Xác định chuẩn xác số khách mời tham gia và lên thực đơn tiệc trà.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết phù hợp với số lượng khách mời.
Bày sẵn thực đơn lên bàn tiệc một cách đẹp mắt, hợp vệ sinh.
Hỗ trợ khách mời tham gia tiệc, hỗ trợ khi họ cần và bổ sung đồ ăn nếu cần thiết.
Sau bữa tiệc, thu dọn và phân loại các dụng cụ, đồ ăn rồi di chuyển đến khu vực vệ sinh.
Làm vệ sinh sạch sẽ khu vực tổ chức tiệc.
Sắp xếp thực đơn cũng nằm trong quy trình tổ chức tea break
Để thực hiện một buổi tiệc trà thành công, ban tổ chức cần lưu ý những điều sau:
Không gian tổ chức tiệc trà cần sạch sẽ, thoáng mát. Nếu có một tầm nhìn ngắm cảnh đẹp sẽ tăng hiệu quả lên nhiều lần.
Các món ăn và không gian tiệc cần được bày trí đẹp mắt. Có thể dùng khăn trải bàn, hoa tươi, đèn bàn để không gian trở nên ấm áp hơn.
Thực đơn Tea break không cần quá cầu kì mà nên gọn nhẹ, phù hợp để ăn lót dạ.
Có thể đặt các bảng tên tương ứng với từng món, ghi rõ thông tin để giúp khách hàng chọn món dễ dàng hơn.
Đa dạng thực đơn tránh sự nhàm chán cho khách mời tham dự.
Nếu tổ chức Tea break một cách sang trọng, nên chuẩn bị đồ dùng bằng thủy tinh và inox thay vì đồ nhựa.
Nên có âm nhạc trong bữa tiệc để thêm không khí thư giãn. Ban tổ chức có thể chọn những bản nhạc có âm hưởng nhẹ nhàng, tình cảm sẽ gây ấn tượng với khách mời.
Trên đây là những thông tin cần thiết về teabreak để bạn đọc tham khảo. Mong rằng kiến thức này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm này đồng thời chuẩn bị được một bữa tiệc chu đáo, hài lòng các khách mời dù là khó tính nhất.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại