Để đáp ứng được kịp thời nhu cầu của khách hàng, gia tăng hiệu suất bán hàng, chatbot marketing đang được ứng dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng ứng dụng thành công được chatbot bởi hay gặp một vài lỗi cơ bản.
Vậy các lỗi thường gặp khi sử dụng chatbot là gì và cần làm gì để hạn chế lỗi chatbot? Cùng Bizfly tìm hiểu câu trả lời theo nội dung được chia sẻ dưới đây.
Sau đây là những lỗi thường gặp khi sử dụng chatbot mà rất nhiều người thường xuyên mắc phải khi triển khai công cụ này trong hoạt động kinh doanh:
Việc gắn link vào trong kịch bản chatbot là điều cần thiết. Tuy nhiên, đừng lạm dụng quá mà biến chatbot của bạn thành spam, thậm chí khiến khách hàng bối rối và cảm thấy khó chịu khi không biết lựa chọn như thế nào.
Chatbot có nhiều link spam
Và đừng quên, nếu bạn gắn quá nhiều link vào chatbot sẽ tạo cơ hội cho khách hàng thoát ra khỏi bot để tìm hiểu các thông tin có sẵn trên link. Điều này sẽ khiến khách hàng mất thêm nhiều thời gian mà chatbot không hề hiệu quả.
Chatbot mặc dù thông minh đến đâu cũng không thể thay thế con người 100%. Tuy nhiên với các trường hợp sau khi được tích hợp, bạn có thể để chúng hoàn toàn xử lý, tiếp cận khách hàng nhưng bạn có thể không để tâm tới việc chatbot sẽ không thể trả lời các câu hỏi đúng ý của khách hàng.
Vì thế, hãy bố trí một nhân viên hỗ trợ chatbot để kịp thời can thiệp, hỗ trợ và cung cấp cho chatbot những thông tin mà khách hàng tìm kiếm.
Ngay khi bắt đầu tạo lập chatbot, tâm lý doanh nghiệp thường nôn nóng và đặt quá cao vào hiệu quả của chatbot để tăng doanh thu. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn đưa vào vận hành đã vội vàng đưa ra những kết luận. Nhưng trên thực tế, chatbot cũng cần có khoảng thời gian nhất định để hoàn thiện và phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
Không lập kế hoạch thường xuyên với chatbot
Khi đầu tư vào chatbot, hãy chắc chắn rằng bạn đã có một chiến lược dài hơi và cụ thể. Và bạn cần lưu ý, chatbot chỉ là một công cụ. Do đó, để biến những khách hàng thờ ơ, xa lánh trở thành những khách hàng tiềm năng thì bạn cần có một kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu.
Hãy xác định chiến lược kinh doanh của mình là gì? Sau đó, vạch ra một con số rõ ràng về doanh thu kỳ vọng, nhu cầu người dùng, chi phí, cách mô tả sản phẩm… Bên cạnh đó, cách để thu thập thông tin khách hàng cũng như cách làm thế nào để giữ chân khách hàng là điều bạn cần vạch ra ngay từ đầu. Chỉ có như vậy, kế hoạch với chatbot mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đây vẫn luôn là một thách thức thực sự đối với những doanh nghiệp tạo lập chatbot cũng như doanh nghiệp sử dụng chúng. Bạn có thể lập trình chatbot để chúng có thể nhận dạng tên người từ hồ sơ trên Facebook, nhưng không dễ để điều khiển nó khi nào nên nói chuyện và khi nào nên im lặng.
Bên cạnh đó, việc tạo Bot thực sự hấp dẫn không phải là điều dễ dàng. Bởi bot giao tiếp, trò chuyện với khách hàng giống như cách bạn giao tiếp thì mới thực sự thu hút. Nếu chỉ giống như nói chuyện với người máy sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy chán nản. Bên cạnh việc trò chuyện, hãy cài đặt cho bot các biểu tượng cảm xúc, xen kẽ các mẩu truyện cười ngắn, các câu truyện vui… để nhằm tạo ra trải nghiệm ngày càng hữu ích và thú vị cho khách hàng.
Để hạn chế chatbot gặp những lỗi không đáng có, cũng như tận dụng tối ưu nhất điểm mạnh của chatbot, Bizfly dành cho bạn một số lời khuyên sau:
Những điều cần làm để hạn chế lỗi chatbot
Cuối cùng, bạn đừng mong đợi chatbot của mình trở nên thật hoàn hảo bởi có hàng tá những công nghệ hiện đại như hiện nay, và cũng đừng phiền lòng khi thấy những lỗi thường gặp trong chatbot. Nếu như bạn đã gặp những lỗi giống như này, hay những lỗi khác trên chatbot mà chưa thể khắc phục, hãy chia sẻ cùng Bizfly nhé!
BizChatAI - Giải pháp tự động tư vấn bán hàng, chốt đơn 24/7
5600+ khách hàng tin dùng ở mọi lĩnh vực: Giáo dục, bán lẻ....