Câu chuyện thương hiệu là gì, 5 yếu tố và 7 bước xây dựng hiệu quả

Thủy Nguyễn 20/07/2023

Câu chuyện thương hiệu hay Brand Story giữ vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp truyền tải sứ mệnh tới khách hàng. Vậy câu chuyện thương hiệu là gì, cách xây dựng ra sao cho hiệu quả. Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Câu chuyện thương hiệu là gì? 

Brand Story và sự cần thiết của những câu chuyện

Brand Story và sự cần thiết của những câu chuyện

Câu chuyện thương hiệu thường là câu chuyện được kể bởi chủ doanh nghiệp. Nội dung chính sẽ xoay quanh quá trình ban đầu khi thành lập và phát triển công ty. Đồng thời lồng ghép trong đó là những trải lòng của người lãnh đạo khi đương đầu với các khó khăn, trắc trở để mang đến một thương hiệu thành công như ngày hôm nay.

Có một Brand Story mà hầu hết mọi người đều biết. Đó là câu chuyện kể về một anh sinh viên đại học Harvard bỏ học và thành lập một công ty phần mềm riêng. Hiện tại công ty ấy là một trong những nền tảng mạng xã hội có nhiều người dùng nhất hiện nay - Facebook. 

Bản thân Bizfly cũng có cho mình một câu chuyện về thương hiệu riêng. Nhìn thấy được tiềm năng của cuộc cách mạng 4.0, nhiều doanlongh nghiệp thực hiện số hoá bản thân. Trong quá trình đó gặp không ít khó khăn. Vì vậy Bizfly ra đời nhằm giải quyết những trăn trở đó cho khách hàng.

Tầm quan trọng của việc kể câu chuyện thương hiệu 

Để hiểu được câu chuyện thương hiệu tác động thế nào đến với doanh nghiệp, dưới đây là 3 lợi ích của Brand story mang lại.

Gắn kết hơn mối quan hệ khách hàng - doanh nghiệp

Ngày nay, với sự xuất hiện của các thiết bị điện tử, app bán hàng người dùng chỉ cần vài thao tác là đã có thể lựa chọn và đặt hàng. Tuy nhiên điều đó lại khiến các doanh nghiệp chỉ có thể tương tác gián tiếp với người mua. Điều này khiến khách hàng không có nhiều ấn tượng với sản phẩm đã sở hữu hay quan trọng hơn chính là thương hiệu cung cấp. Vì vậy, để tồn tại nhiều doanh nghiệp phải tìm cách tương tác, kết nối trực tiếp với khách hàng.

Và Brand story chính là một “sợi dây” kết nối tâm hồn đầy kỳ diệu mà rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tạo ra một câu chuyện có nội dung ý nghĩa, nâng cao tinh thần và tính tích cực sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến sản phẩm, thương hiệu của công ty. Đồng thời, khơi gợi sự đồng điệu của người sử dụng dẫn đến niềm yêu thích và sự gắn bó nhiều hơn trong mối quan hệ khách hàng - doanh nghiệp.

Xây dựng câu chuyện là xây dựng lòng tin và sự trung thành

Một hiệu ứng quan trọng khác khi xây dựng được câu chuyện thương hiệu tốt đó là khiến khách hàng đồng hành với doanh nghiệp. Bennet đã từng nói "Khi thực hiện đúng, câu chuyện có thể trở thành chất kết dính diệu kì giữa khách hàng và sản phẩm". Do đó, lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu nói riêng và doanh nghiệp nói chung ngày càng lớn, đó là cơ sở để khách hàng quay lại, tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty. 

Xem thêm: 6 bước chi tiết xây dựng lòng trung thành thương hiệu

Tạo ra sự khác biệt, độc quyền thương hiệu

Một câu chuyện thương hiệu tốt sẽ tách biệt bạn khỏi các đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn bởi vì câu chuyện truyền cảm hứng đằng sau đó. Đầu tư cho một câu chuyện về thương hiệu hay cũng tiết kiệm đi rất nhiều chi phí cho các phương thức marketing truyền thống khác.

5 yếu tố cần có ở một câu chuyện thương hiệu 

Xây dựng được một cốt chuyện ý nghĩa, hay khiến khách hàng ghi nhớ chính là cách quảng bá thương hiệu thành công. Vậy làm sao để kể được một câu chuyện về thương hiệu hay? Những yếu tố cấu thành một câu chuyện hấp dẫn, truyền cảm hứng đến với khách hàng là gì? Hãy cùng tìm hiểu 5 thành tố cần có cho một Brand Story nhé.

Các yếu tố cần có cho một câu chuyện hay về thương hiệu

Các yếu tố cần có cho một câu chuyện hay về thương hiệu

Lý do cho câu chuyện thương hiệu của bạn

Khi bắt đầu xây dựng câu chuyện về thương hiệu cho riêng mình bạn cần biết vì sao câu chuyện đó cần được kể. Bạn hãy nghĩ về mục đích cuối cùng, nguyên nhân mà bạn thành lập công ty hoặc một mong muốn nào đó đang thôi thúc trong bạn. Để dễ dàng hơn bạn có thể tự trả lời các câu hỏi dưới đây trước khi bắt đầu xây dựng câu chuyện của riêng mình:

  • Tại sao bạn muốn thành lập công ty này?

  • Bạn muốn đóng góp gì cho thế giới thông qua công ty?

  • Sứ mệnh của doanh nghiệp đối với cộng đồng là gì?

  • Tầm nhìn và chiến lược của thương hiệu trong tương lai?

Có được sự thấu hiểu về sản phẩm

Sau khi tìm được mục đích chính của câu chuyện, để kể lại thật tốt bạn cần hiểu về sản phẩm/dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Điều này để duy trì sự logic giữa lý do bạn bắt đầu và thứ mà bạn đang bán. 

Câu chuyện bạn kể phải gần gũi với khách hàng

Điều khiến khách hàng nhớ về thương hiệu của bạn có thể đến từ sự hài hước, những tầng ý nghĩa ẩn hoặc một bài học mà bạn đem vào thương hiệu của mình. Tuy nhiên để họ thực sự đồng cảm bạn cần kể một câu chuyện gần gũi, thứ khiến khách hàng cảm thấy chính bản thân mình trong đó.

Để làm được điều đó, một trong những thủ thuật đơn giản mà bạn có thể áp dụng đó là gắn kết nội dung câu chuyện với khách hàng. Khách hàng cảm nhận lợi ích của sản phẩm như thế nào? Cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế nào sau khi sử dụng dịch vụ của bạn? Và hơn hết hãy kể một câu chuyện mà người nghe không cần phải đặt câu hỏi “vì sao mình lại lắng nghe câu chuyện này?”

Câu chuyện về thương hiệu của bạn cần cảm động

Để có thể thực sự “chạm” đến trái tim của khách hàng  hãy kể một câu chuyện cảm động. Những mô típ thường xuyên được sử dụng như:

  • Câu chuyện về một nhân vật có xuất phát điểm thấp kèm trải qua kiên trì nỗ lực có được thành công.

  • Câu chuyện về một tài năng dị biệt, không được mọi người tin tưởng và thành công.

  • Câu chuyện về vấn đề mà chính chủ doanh nghiệp gặp phải và tìm cách giải quyết nó.

Lấy một ví dụ bạn đang muốn truyền thông về một phần mềm gửi email tự động. Những mẫu câu như “sản phẩm của chúng tôi giúp bạn tiết kiệm được 5 lần thời gian làm việc” thực sự khá khô khan. Thay vào đó bạn có thể nói rằng “sản phẩm của chúng tôi giúp bạn có nhiều thời gian hơn, bớt stress hơn và quan tâm đến gia đình của mình nhiều hơn”

Một cốt truyện đơn giản

Để tạo được một Brand Story tốt thì câu chuyện của bạn không nên dài lê thê với nhiều chi tiết thừa thãi. Bạn chỉ cần tập trung vào hành trình của mình trong lúc tạo dựng doanh nghiệp. Brand Story cũng không nên dài quá 1 trang A4 sẽ gây đau đầu cho người đọc.

Có thể bạn quan tâm: 9 phương pháp quảng bá thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp

Quy trình 7 bước xây dựng câu chuyện thương hiệu

Các bước xây dựng câu chuyện thương hiệu

Các bước xây dựng câu chuyện thương hiệu

Để cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo 7 bước mà Bizfly từng dùng để xây dựng một câu chuyện thương hiệu tốt cho doanh nghiệp của bạn:

  • Đi từ thực tế: Một câu chuyện dù có được kể hay đến đâu mà không thực tế cũng không thể khiến khách hàng đồng cảm với doanh nghiệp. Do đó hãy bắt đầu câu chuyện của thương hiệu bằng những chất liệu thực tế nhất.

  • Xác định điểm mạnh cho nhân vật chính trong câu chuyện. Việc xây dựng cho người đọc thấy được những điểm mạnh mà nhân vật chính có giúp bạn dễ dàng triển khai câu chuyện sau này hơn.

  • Hãy cho nhân vật của bạn giải quyết vấn đề một cách rõ ràng. Thiết kế một mục tiêu trung tâm cho nhân vật và hướng nhân vật đó theo sát mục tiêu này trong suốt mạch truyện. Sau đó câu chuyện sẽ là hành trình nhân vật chính làm sao để đạt được mục tiêu lúc đầu.

  • Tạo ra những đoạn cao trào cho câu chuyện. Những đoạn cao trào thường thấy có thể là những mâu thuẫn, khó khăn bất ngờ ập đến với nhân vật chính. Bạn cần thể hiện được sự bế tắc của họ rõ nét để tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện.

  • Thêm vào những chi tiết thú vị nhưng không được thừa thãi làm ảnh hưởng đến cốt truyện. Bên cạnh các giây phút cao trào bạn có thể thêm vào nhân vật những câu thoại hài hước hoặc cường điệu thêm về sự nghiêm trọng của vấn đề mà nhân vật gặp phải.

  • Thể hiện tư duy của nhân vật chính thay đổi. Đây chính là điều kiện cần để nhân vật có thể đạt được mục tiêu của mình và đi đến hồi kết. Đó có thể là những bài học, cảm xúc, những tư duy mới mà trong quá trình trải qua những khó khăn mà nhân vật chính nhận ra được.

  • Thiết kế một kết thúc có hậu. Sau khi trải qua vô vàng khó khăn thử thách, họ tìm được giải pháp và thoát khỏi tình huống éo le. Ở đây bạn có thể dẫn chứng ngay giải pháp đó chính là sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn. Tuy nhiên cần tránh việc làm dụng từ ngữ, thần thánh hoá sản phẩm trong đoạn này.

Hy vọng với những thông tin đã được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn phần nào hiểu được tầm quan trọng của câu chuyện thương hiệu - Brand Story. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác khi ghé thăm trang web của Bizfly.

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly