Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm là gì? 4 chiến lược hiệu quả và cách đo lường

Thủy Nguyễn 11/04/2024

Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm đang được áp dụng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh bởi hiệu quả kích thích tăng trưởng doanh thu, nâng cao độ nhận diện thương hiệu. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về chiến lược kinh doanh này thì theo dõi bài viết dưới đây của Bizfly nhé. 

Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm là gì?

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm được hiểu đơn giản là sáng tạo, mang tới sự khác biệt về sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ khác so cùng lĩnh vực. Chiến lược này sẽ mang tới cho khách hàng sự mới mẻ, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Dưới đây là một số ví dụ liên quan đến chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thực tế đã được nhiều doanh nghiệp, công ty, thương hiệu áp dụng. Bạn hãy tham khảo để có cái nhìn rõ hơn về chiến lược này: 

  • Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ khác nhau với mức giá đa dạng để tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng hơn. 
  • Tiến hành phát triển nhiều dòng sản phẩm thuộc các thương hiệu khác nhau để thu hút khách hàng và bảo vệ thị phần của mình. 
  • Chú tâm vào phát triển, ra mắt những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, chưa từng có trên thị trường để tăng lợi thế cạnh tranh.
Đa dạng hoá sản phẩm là chiến lược tăng doanh thu, cải thiện vị thế doanh nghiệp
Đa dạng hoá sản phẩm là chiến lược tăng doanh thu, cải thiện vị thế doanh nghiệp

Tầm quan trọng của chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 

Đa dạng hóa sản phẩm chính là chiến lược được doanh nghiệp áp dụng để tăng khả năng bán hàng, kiếm thêm lợi nhuận và tăng độ nhận diện thương hiệu. Hơn nữa, chiến lược này còn mang lại nhiều lợi ích nổi bật như sau: 

Giảm thiểu rủi ro

Việc doanh nghiệp triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro về tài chính khi kinh doanh. Ví dụ điển hình cho lợi ích này đó là trường hợp của Amazon. 

Thời điểm mới kinh doanh, sàn thương mại điện tử Amazon chỉ bán một thứ, đó là sách. Sau một thời gian, Jeff Bezos đã quyết định áp dụng chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm và đưa Amazon phát triển vượt bậc, dù thời điểm đó việc mua bán trên internet vẫn còn khá mơ hồ. 

Khẳng định vị thế

Đa dạng hóa sản phẩm còn mang lại lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh, củng cố vị thế trên thương trường đang cạnh tranh đầy gắt gao. Người tiêu dùng sẽ ghi nhớ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bởi vì độ phủ sóng của nhiều mặt hàng, dịch vụ… Khi doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng, lúc này lợi nhuận sẽ tăng, thương hiệu cũng thu được nhóm khách hàng trung thành. 

Duy trì ổn định

Chiến lược đa dạng hóa còn được doanh nghiệp triển khai như cách phòng thủ, ngăn đối thủ cạnh tranh thực hiện những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vì trên thị trường kinh doanh vẫn có nhiều đối thủ lợi dụng cách “sao chép” để chiếm khách hàng. 

Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm sẽ duy trì ổn định cho công ty
Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm sẽ duy trì ổn định cho công ty

Cải thiện doanh thu

Lợi ích tăng trưởng doanh thu chính là ưu điểm nổi bật nhất khiến phần lớn doanh nghiệp sử dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. Thông qua chiến lược này, thương hiệu có thể tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, đồng thời còn:

  • Phát triển thêm nguồn lực mới.
  • Có thêm sức mạnh để cạnh tranh với đối thủ khác. 
  • Khách hài lòng, đánh giá cao sản phẩm/dịch vụ chất lượng, giá tốt của bạn. 
  • Tỷ lệ mua hàng tăng cũng đảm bảo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 

Các yếu tố cần quan tâm khi xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm

Để đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố cụ thể để tăng xác suất thành công của chiến lược này khi ứng dụng thực tiễn. Cụ thể: 

Xác định loại sản phẩm

Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ những sản phẩm quan trọng nhất của mình. Sau đó tiến hành xác định sản phẩm đó phù hợp thị trường nào. Nếu rõ thị trường phù hợp với sản phẩm của mình, doanh nghiệp sẽ biết mình phát triển và sản xuất sản phẩm nào. Cuối cùng là tính toán mình cần đầu tư bao nhiêu tiền để phát triển và sản xuất sản phẩm mới. 

Lòng trung thành của khách với doanh nghiệp

Yếu tố cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đó là lòng trung thành của khách hàng. Bởi vì khi khách yêu thích và trung thành mua, sử dụng một sản phẩm, họ sẽ ít chuyển sang sản phẩm khác hơn. 

Yếu tố cần quan tâm khi xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm là lòng trung thành của khách 
Yếu tố cần quan tâm khi xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm là lòng trung thành của khách 

Cơ hội thị trường

Doanh nghiệp nếu đa dạng hóa sản phẩm thì hãy xét tới cơ hội của thị trường. Nếu một thị trường phát triển nhanh chóng thì khả năng cao là những công ty khác cũng sẽ sản xuất, cung cấp các sản phẩm tương tự. Khi thị trường đang suy giảm thì việc doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm khác nhau sẽ dễ giành được thị phần hơn.

Chi phí phát triển, sản xuất

Một yếu tố doanh nghiệp nên lưu ý đến khi triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đó là chi phí phát triển và sản xuất từng sản phẩm. Bởi vì doanh nghiệp không nên đầu tư vào sản phẩm có thể gây khó khăn cho công ty sau khi đầu tư. 

Phương án an toàn hơn mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lúc này đó là chọn ra một sản phẩm khách rất yêu thích của mình. Sau đó sản xuất nhiều phiên bản để giảm thiểu chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo được xác suất thành công cao.

Các chiến lược đa dạng hoá sản phẩm phổ biến

Trên thị trường kinh doanh hiện nay có đến 04 phương pháp đa dạng hóa sản phẩm đang được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến nhất. Mỗi một phương pháp sẽ có đặc điểm và lợi thế riêng, cụ thể: 

  • Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: Giải pháp này sẽ tăng doanh thu thông qua việc doanh nghiệp thực hiện những kế hoạch mới (hoạt động sản xuất hoặc Marketing,...). Doanh nghiệp nên tận dụng một trong những lợi thế sẵn có của mình để cải tiến hiệu quả. 
  • Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang: Phương pháp này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bổ sung sản phẩm mới vào dây chuyền sản xuất. Khi tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới thành công, doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng tiềm năng. 
  • Chiến lược đa dạng hóa theo chiều dọc: Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống liên kết bên trong doanh nghiệp. Có thể là bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới, ví dụ như đa dạng hóa các sản phẩm phụ hoặc đa dạng hóa liên kết. 
  • Chiến lược đa dạng hóa tập đoàn: Hình thức này yêu cầu doanh nghiệp phải đẩy mạnh sức cạnh tranh trên thị trưởng nhằm chiếm lĩnh được thị phần kinh doanh. 
Doanh nghiệp nên xem xét, áp dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với mình 
Doanh nghiệp nên xem xét, áp dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với mình 

Đo lường thành công của chiến lược đa dạng hoá sản phẩm

Sau khi áp dụng phương pháp đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp cần đo lường tính hiệu quả để có sự điều chỉnh hợp lý. Vậy đo lường như thế nào? Cụ thể: 

Xem doanh thu sản phẩm

Trước tiên doanh nghiệp cần tính toán doanh thu sau khi đa dạng hóa sản phẩm có tăng khả quan không? Nếu doanh thu tăng cao như dự đoán thì chiến lược bạn áp dụng đã thành công. 

Lượng khách hàng

Một cách để đo lường sự thành công của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đó là xem xem công ty có bao nhiêu khách hàng. Số liệu này thể hiện chính xác xác suất và cơ hội tăng trưởng doanh thu của thương hiệu. 

Thị phần 

Doanh nghiệp nên đo lường độ hiệu quả sau khi đa dạng hóa sản phẩm bằng cách tính toán mỗi sản phẩm có bao nhiêu thị phần. Chỉ số này rất hữu ích với công ty đang muốn tập trung xây dựng thị phần thay vì tạo ra doanh thu.

Đo lường thành công của phương pháp đa dạng hoá sản phẩm bằng cách xem thị phần
Đo lường thành công của phương pháp đa dạng hoá sản phẩm bằng cách xem thị phần

Sai lầm cần tránh khi xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm

Doanh nghiệp không muốn nhận “quả đắng” khi áp dụng phương pháp đa dạng hoá sản phẩm hãy nên nhớ rõ những điều sau: 

  • Đánh giá danh mục đầu tư hiện tại của doanh nghiệp trước khi đa dạng hoá sản phẩm để tránh lãng phí nguồn lực.
  • Không đưa ra quyết định vội vàng về việc đa dạng hoá sản phẩm. 
  • Doanh nghiệp không nên áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nếu chưa hiểu rõ bối cảnh cạnh tranh trên thị trường. 
  • Công ty nên thường xuyên đánh giá lại danh mục sản phẩm nhằm tùy chỉnh phương án cho hiệu quả. 
Khi xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, doanh nghiệp nên tránh một số vấn đề
Khi xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, doanh nghiệp nên tránh một số vấn đề

Sau khi đọc bài viết của Bizfly, chắc hẳn bạn đọc cũng hiểu được chiến lược đa dạng hoá sản phẩm là phương pháp kinh doanh rất hiệu quả với doanh nghiệp. Hy vọng sau khi xem bài viết bạn sẽ biết cách áp dụng chiến lược này thành công!

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly