Frequency là gì? Tất tần tật về Frequency các Marketer cần nắm được

Thủy Nguyễn 11/05/2024

Việc sử dụng Frequency hợp lý trong quảng cáo có thể giúp tăng nhận diện thương hiệu, tăng tỷ lệ nhấp chuột và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp. Vậy Frequency là gì? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Frequency là gì? 

Trong tiếng Anh, Frequency là trạng từ chỉ tần suất. Nó mô tả mức độ thường xuyên xảy ra của một hành động, sự việc, hiện tượng nào đó. Áp dụng vào Marketing, Frequency là  tần suất chạy quảng cáo, cụ thể nó là số lần phân phối trung bình của một quảng cáo cho một người dùng. Nôm na, đây là số lần quảng cáo hiện thị cho mỗi người dùng.

Một ví dụ để bạn dễ hiểu về Frequency, nếu tần suất của quảng cáo là 3, điều đó có nghĩa là trung bình mỗi người dùng đã thấy quảng cáo của bạn 3 lần. 

Frequency là một yếu tố quan trọng trong các chiến dịch thương hiệu, giúp đánh giá mức độ tiếp cận của quảng cáo đối với đối tượng mục tiêu và đo lường hiệu quả của chiến dịch.

Có hai chỉ số quan trọng trong tần suất quảng cáo: 

  • Impressions thể hiện số lần mà quảng cáo của bạn được hiển thị trên mạng. 
  • Reach là số lượng người dùng mà quảng cáo của bạn đã tiếp cận được, tức là số lượng cá nhân hoặc tài khoản mà quảng cáo đã đến được. Điều này giúp đo lường phạm vi và ảnh hưởng của quảng cáo trong một chiến dịch quảng cáo.
Frequency (tần suất quảng cáo) là số lần một quảng cáo được hiển thị cho một người dùng cụ thể
Frequency (tần suất quảng cáo) là số lần một quảng cáo được hiển thị cho một người dùng cụ thể

Công thức tính tần suất quảng cáo được tính như sau:

Frequency= Impressions/ Unique Users 

Trong đó: 

Frequency: Tần suất quảng cáo

Impressions: Số lần quảng cáo hiển thị

Unique Users: Số người đã tiếp cận

Công thức tính tần suất quảng cáo cho biết trung bình số lần mà quảng cáo tiếp cận một người. Trên thực tế, một người có thể tiếp cận quảng cáo nhiều lần hơn so với mức trung bình và ngược lại.

Ví dụ về Frequency
Ví dụ về Frequency

Ý nghĩa của Frequency trong marketing

Sử dụng frequency một cách hiệu quả có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. 

Đầu tiên, khi người dùng thường xuyên nhìn thấy quảng cáo của bạn, họ sẽ dễ dàng ghi nhớ thương hiệu và sản phẩm hơn.

Thứ hai, các quảng cáo xuất hiện đúng lúc và đủ số lần sẽ kích thích người dùng thực hiện hành động như truy cập trang web hoặc mua sản phẩm.

Thứ ba, việc hiển thị quảng cáo cho những người có mức độ quan tâm tới sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả tốt hơn từ chiến dịch quảng cáo.

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng nếu không điều chỉnh tần suất quảng cáo một cách hợp lý có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Khi quảng cáo hiển thị quá nhiều lần, người dùng có thể cảm thấy chán và khó chịu, dẫn đến việc bỏ qua hoặc phản ứng tiêu cực.
  • Nếu hiển thị quảng cáo cho những người không quan tâm, doanh nghiệp có thể lãng phí chi phí quảng cáo mà không đạt được kết quả mong muốn.
  • Ngoài ra, tần suất lặp lại quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả của chiến dịch. Người dùng có thể trở nên "miễn dịch" với thông điệp quảng cáo, từ đó làm giảm khả năng thu hút và chuyển đổi.
  • Tuy nhiên, nếu tần suất quảng cáo quá thấp, thương hiệu và sản phẩm của bạn có thể không gây được sự chú ý của người tiêu dùng, điều này cũng là một rủi ro mà doanh nghiệp cần tránh khi sử dụng frequency trong chiến dịch quảng cáo của mình.
Sử dụng frequency một cách hiệu quả có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Sử dụng frequency một cách hiệu quả có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Những lầm tưởng về Frequency mà các thương hiệu hay gặp phải

Frequency là một thuật ngữ không mấy xa lạ trong marketing. Tuy nhiên, có một số lầm tưởng về Frequency mà mọi người hay gặp phải:

Tạo nhiều quảng cáo trên cùng một dải tuổi khiến quảng cáo lặp lại nhiều lần

Nhiều người cho rằng, việc chạy nhiều quảng cáo với đối tượng mục tiêu có phạm vi độ tuổi trùng lặp có thể dẫn đến hiện tượng quảng cáo xuất hiện nhiều lần cho cùng một người dùng. 

Ví dụ, Facebook có thể tối ưu hóa tần suất hiển thị quảng cáo, hạn chế tối đa việc lặp lại gây khó chịu cho người dùng. Thuật toán này sẽ điều chỉnh số lần quảng cáo xuất hiện cho mỗi người dùng dựa trên nhiều yếu tố như: mức độ quan tâm, hành vi tương tác, tần suất tiếp xúc trước đó,...

Nếu Frequency không cao, điều đó có thể do:

  • Nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn hướng tới quá hẹp so với ngân sách
  • Cài đặt tần suất quảng cáo không phù hợp, có thể quá dài hoặc quá ngắn. 
  • Tối ưu quảng cáo theo CPM (số lượt hiển thị), lúc này quảng cáo sẽ được phân phối theo số lần hiển thị chứ không phải theo số người tiếp cận.

Vậy để quảng cáo hiệu quả hơn trên cùng một dải tuổi, doanh nghiệp cần:

  • Phân chia đối tượng: Hãy chia nhỏ đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên sở thích, hành vi hoặc giai đoạn trong hành trình mua sắm. 
  • Tạo nội dung quảng cáo phù hợp: Hãy tạo nội dung quảng cáo phù hợp với từng nhóm, tập trung vào những lợi ích và giải pháp mà sản phẩm mang lại cho họ.
  • Sử dụng các định dạng quảng cáo khác nhau: Kết hợp nhiều định dạng quảng cáo như hình ảnh, video, bài đăng trên mạng xã hội, quảng cáo liên kết,.. sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và tăng hiệu quả quảng cáo.
  • Theo dõi và điều chỉnh chiến dịch: Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo. Từ đó điều chỉnh chiến dịch sao cho phù hợp nhất với từng giai đoạn.
Một số lầm tưởng về Frequency mà mọi người hay gặp phải
Một số lầm tưởng về Frequency mà mọi người hay gặp phải

Nhiều quảng cáo chạy cùng một nội dung khiến dải đối tượng cũng bị lặp

Nhận định này nghe có vẻ hợp lý nhưng thực chất nó lại là một lầm tưởng về frequency. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta cùng phân tích ví dụ: 

Giả sử bạn có một tài khoản Facebook và đang chạy 10 chiến dịch quảng cáo có cùng nội dung với đối tượng tiềm năng là 30.000 người. 

Mỗi chiến dịch có ngân sách 1 triệu đồng, tổng ngân sách cho tất cả các chiến dịch là 10 triệu đồng. Nếu tăng ngân sách của mỗi chiến dịch lên 10 lần, tổng ngân sách là 100 triệu đồng, nhưng điều này không đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận được với 300.000 người.

Sở dĩ điều này xảy ra, bởi Facebook sử dụng một thuật toán để phân phối quảng cáo dựa trên nhiều yếu tố, gồm ngân sách, mức độ cạnh tranh, chất lượng quảng cáo và mức độ liên quan của quảng cáo với đối tượng mục tiêu.

Do đó, thay vì chạy quảng cáo nhiều lần trên cùng một tài khoản, bạn có thể chạy quảng cáo trên nhiều tài khoản khác nhau. Điều này sẽ tăng lượng tương tác và tối ưu chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp.

Một số thuật ngữ liên quan bạn cần biết

Giới hạn tần suất quảng cáo Facebook

Tính năng này cho phép nhà quảng cáo kiểm soát số lần hiển thị quảng cáo của họ cho mỗi người dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của việc giới hạn tần suất là để tránh xuất hiện một quảng cáo nhiều lần đối với một người dùng người dùng, dẫn đến giảm hiệu quả và gây khó chịu.

Có hai loại giới hạn tần suất quảng cáo:

  • Giới hạn tần suất tự động: Được áp dụng cho tất cả các quảng cáo. Giới hạn này có thể thay đổi tùy theo loại quảng cáo, đối tượng mục tiêu.
  • Giới hạn tần suất thủ công: Giới hạn này cho phép nhà quảng cáo tự đặt tần suất quảng cáo, kiểm soát chặt chẽ hơn số lần mà mỗi người dùng nhìn thấy quảng cáo của họ.
Một số vấn đề thường gặp liên quan đến Frequency
Một số vấn đề thường gặp liên quan đến Frequency

Phạm vi tiếp cận và tần suất mua hàng trên Facebook 

Phạm vi tiếp cận và tần suất mua hàng (Reach & Frequency - R&F) là một cách quảng cáo cho phép nhà quảng cáo kiểm soát phạm vi đối tượng tiếp cận và tần suất hiển thị thông điệp quảng cáo trước khi chiến dịch bắt đầu.

Việc sử dụng R&F giúp doanh nghiệp:

  • Tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR)
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi (CR)
  • Giảm chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC)
  • Tăng hiệu quả tổng thể của chiến dịch quảng cáo

Câu hỏi thường gặp 

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về Frequency:

Theo khảo sát, với phạm vi 10.000 tài khoản quảng cáo Facebook thì khi Frequency nằm trong khoảng từ 1,8 đến 4 thì sẽ có chi phí thấp nhất. Với chỉ số từ 4 trở lên thì chi phí quảng cáo sẽ cao dần, bởi lẽ, khi người dùng có thể tiếp cận với quảng cáo quá nhiều lần sẽ khiến họ nhàm chán dẫn đến hiệu quả hoạt động sẽ không cao.

Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, doanh nghiệp cần phản hồi và tư vấn khách hàng một cách nhanh chóng để giải đáp những thắc mắc của khách hàng, từ đó tăng khả năng mua hàng của người tiêu dùng.

Để thực hiện điều này, những phương pháp thủ công sẽ không thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm, tối ưu thời gian. Vì vậy, việc sử dụng những giải pháp quản lý đơn hàng thông minh như Bizshop sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý và phản hồi khách hàng.

Vừa rồi, Bizfly đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về Frequency và giới thiệu đến bạn công cụ quản lý bán hàng đa kênh BizShop. Hãy thường xuyên truy cập vào Bizfly để có thêm nhiều kiến thức mới và cập nhật về các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực kinh doanh

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly