Những thay đổi về công nghệ và hành vi của người tiêu dùng khiến đây là thời điểm vàng cho các công ty muốn thách thức vị thế thống lĩnh thị trường của “gã khổng lồ” Google. Việc Google thua kiện chống độc quyền mới đây được cho là giáng một đòn mạnh mẽ lên ông lớn này cũng như cả thị trường công nghệ.
Xem thêm:
Việc Google thua kiện chống độc quyền liên bang mới đây nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, người dùng web, các chuyên gia quảng cáo, tiếp thị kỹ thuật số. Mặc dù là đòn đánh trực tiếp vào lợi nhuận ròng của Alphabet (công ty mẹ Google) nhưng nó lại mở ra cơ hội tìm kiếm tốt hơn cho người dùng, gia tăng hiệu quả quảng cáo, chi phí cũng sẽ được tối ưu. Mặc dù phía Google khẳng định họ sẽ kháng cáo lại phán quyết này, tuy nhiên đây là câu chuyện của tương lai.
Ông Marcel Hollerbach, giám đốc sáng tạo tại Productsub chia sẻ: “Mọi người sẽ không còn tìm kiếm dựa trên một nguồn duy nhất nữa. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của mình, bạn có thể trực tiếp đến Amazon để mua bộ sạc điện thoại vào phút chót cho chuyến đi. Hoặc đến TikTok để tìm công thức nấu ăn cho bữa tiệc sắp tới, truy cập Reddit để xin lời khuyên về kỹ thuật. Thậm chí nhờ ChatGPT để trợ giúp trong việc xin tăng lương”.
Kết hợp điều đó với các loại tìm kiếm mới hỗ trợ bởi AI bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mọi thách thức đang dồn dập tới với Google, nó khiến chiếc ghế kẻ thống trị của ông lớn này thực sự lung lay.
Amelia Waddington (Giám đốc sản phẩm của Captify) nói: “Việc Google thua kiện chống độc quyền liên bang xảy ra đúng vào thời điểm hoàn hảo cho các đối thủ cạnh tranh. Bởi ngoài Google, người dùng có thể tìm đến OpenAI, Microsoft và các tìm kiếm khác hỗ trợ bởi AI. Tôi tin rằng điều này sẽ hoàn toàn thay đổi trải nghiệm của người tiêu dùng”.
Những nỗ lực của Google với tìm kiếm tạo sinh đã cho thấy họ vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho ra mắt sản phẩm này. Cùng lúc đó, OpenAI hay Microsoft đã và đang phát triển các phiên bản. Có nhiều khả năng những đơn vị này sẽ đi trước Google một bước.
Lang Wolder (Giám đốc chiến lược và tiếp thị của Pad Squad) cũng nhận định: “Khi các công nghệ tìm kiếm hỗ trợ AI như SearchGPT ra đời, phán quyết này có thể khiến các nhà cung cấp dịch vụ này đẩy nhanh tốc độ phát triển các sản phẩm mới, vừa đảm bảo dễ sử dụng, vừa bảo vệ quyền riêng tư, cuối cùng khiến Google phải chịu lép vế. Phán quyết này cũng mở ra cơ hội cho các công cụ tìm kiếm ưu tiên quyền riêng tư như DuckDuckGo và Brave “vùng lên” để giành chỗ đứng. Thậm chí, nó có khả năng trở thành tuỳ chọn mặc định trên các thiết bị hoặc nền tảng của người dùng”.
Cần có nhiều giải pháp để tạo ra sân chơi bình đẳng nhiều hơn là chấm dứt khả năng của Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định cho Apple, Android, Firefox. Hãy nhớ rằng, trình duyệt của Chrome của Google đã chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong một thời gian dài vì thế để thay thế “một sớm một chiều” là điều gần như không thể.
Và tất nhiên, ngay cả khi có nhiều lựa chọn thay thế thói quen của người dùng cũng khó xoay chuyển 180 độ ngay tức khắc. Chính điều này giúp Google và Chrome chiếm được thị phần khổng lồ dù phán quyết trên được ban hành. Phía Google vẫn hoàn toàn có thể tính phí theo ý muốn cho quảng cáo tìm kiếm.
Một trong những lợi thế lớn nhất của Google trên thị trường AI là khả năng tích hợp công nghệ trên nhiều dịch vụ khác nhau một cách liền mạch. Điều này cũng xảy ra tương tự với Microsoft hoặc Amazon. Mọi thứ chỉ có thể thay đổi nếu một trong các bộ phận của doanh nghiệp này bị chia tách. Chỉ khi đó, những công ty AI khác mới có thể có cơ hội.
Và dù quyết định cuối cùng của toà án là gì thì nó cũng sẽ đặt ra nhiều bài toán cho các công ty trên toàn cầu. Theo Andrew Frank (Phó chủ tịch Gartner’ Marketing Practice): “Ngoài việc đa dạng hoá các chiến lược SEO và SEM, các tổ chức có thể gặp phải nhiều gián đoạn liên quan tới hiệu suất quảng cáo kỹ thuật số vì luồng dữ liệu về sở thích và hành vi của người dùng trở nên phân mảnh và bị giám sát chặt chẽ hơn’’.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại