Ứng dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược phát triển hiện tại. Từ đó, xây dựng được định hướng lâu dài trong tương lai. Cùng Bizfly tìm hiểu về sự ảnh hưởng của 5 mô hình áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp tại bài viết dưới đây.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (hay Porter’s Five Forces) được xây dựng bởi Michael Porter với mục đích là xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng ngành nghề. Theo Michael Porter, mỗi lĩnh vực kinh doanh có khả năng bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố và sức mạnh tổng hợp của 5 lực lượng này sẽ giúp xác định tiềm năng lợi nhuận cuối cùng của lĩnh vực kinh doanh. Thông qua đó, nhà quản trị có thể nắm được vị trí của công ty trên thị trường và xây dựng định hướng chiến lược để đạt được vị trí mong muốn trong tương lai.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?
Sau đây là những thành phần cơ bản của một mô hình 5 áp lực cạnh tranh:
Sự cạnh tranh trong ngành là những cá nhân, công ty cùng cung cấp một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cho cùng một phân khúc khách hàng mục tiêu và cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Lực lượng này chính là yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của một ngành hay một lĩnh vực.
Khi nhu cầu của thị trường tăng cao, các công ty phải cạnh tranh nhau để giành thị phần, mở rộng thị trường. Từ đó, lợi nhuận thu lại được là không cao. Ví dụ như cung cấp mức giá rẻ hơn, điều khoản tốt hơn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn.
Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng hoặc nhà phân phối, nhà mua công nghiệp. Trong trường hợp có quá nhiều nguồn cung thì khách hàng càng có sức mạnh đối với sản phẩm trên thị trường. Khi đó, họ có quyền lựa chọn từ thương hiệu này sang thương hiệu khác.
Yếu tố sức mạnh khách hàng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể, yếu tố này ảnh hưởng bởi số lượng khách hàng doanh nghiệp đang có, mức độ quan trọng của từng khách hàng và chi phí cho một khách hàng mới.
Nhà cung cấp là cá nhân, tổ chức tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Các đơn vị này có thể gây áp lực cho doanh nghiệp bằng cách tăng giá sản phẩm, giảm chất lượng hàng hoá hoặc gây chậm trễ thời gian cung cấp.
Nhà cung cấp có thể gây sức ép lên doanh nghiệp khi:
Nhà cung cấp - một trong các thành phần cơ bản của mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Bên cạnh sự cạnh tranh của ngành, mô hình 5 áp lực cạnh tranh còn cho thấy được đối thủ tiềm ẩn của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những cá nhân hay doanh nghiệp chưa phải là đối thủ cùng ngành trong hiện tại. Tuy nhiên, họ sẽ có khả năng gia nhập trong tương lai khi có cơ hội. Đây cũng là mối đe doạ rất lớn mà các doanh nghiệp cần phải cẩn trọng.
Các ngành có lợi nhuận cao và không có rào cản tham gia thì sự cạnh tranh sẽ sớm trở nên khốc liệt hơn. Đặc biệt, mối đe doạ này sẽ tăng cao hơn khi:
Để tạo được lợi thế lớn và ngăn chặn đối thủ tiềm ẩn, doanh nghiệp trong ngành thường tạo rào cản như:
Xem thêm: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là gì? Lợi ích khi phân tích hiệu quả
Bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào đều có thể thay thế bởi sản phẩm và dịch vụ khác nếu chúng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, bên cạnh việc cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ thì doanh nghiệp còn cạnh tranh nhau thông qua việc sáng tạo ra giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhận.
Việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh mang đến điều gì cho doanh nghiệp? Sau đây là những lợi ích to lớn của việc áp dụng mô hình này:
Dưới mỗi áp lực cạnh tranh, nhà quản trị có thể hình dung được áp lực nào có lợi hoặc áp lực nào sẽ đe doạ mức tăng trưởng lợi nhuận sau này. Từ đó, chỉnh sửa và đề xuất định hướng phù hợp cho tổ chức.
Việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Thị trường kinh doanh luôn cập nhật và thay đổi từng ngày với sự gia nhập của nhiều đối thủ mới, cũng như cạnh tranh từ đối thủ cũ. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan và bao quát về thị trường. Từ đó, xây dựng chiến lược cụ thể và hiệu quả hơn.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp tự nhìn nhận và đánh giá trong thời gian vừa qua. Thông qua đó, xác định được điểm yếu cần cải thiện, điểm mạnh cần phát huy để xây dựng định hướng phát triển cho tương lai. Hơn thế, củng cố vị thế của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Bạn muốn phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cơ hội kinh doanh => Xem ngay: Mô hình SWOT là gì? Tổng quan kiến thức về phân tích SWOT từ A-Z
Sau đây là những ví dụ phổ biến nhất về mô hình 5 áp lực cạnh tranh mà mọi người có thể tham khảo:
Áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh vào thương hiệu Cocacola, có thể thấy:
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Cocacola
Tương tự như Cocacola, thương hiệu Starbucks có mô hình 5 áp lực cạnh tranh như sau:
Xem thêm: Chiến lược cạnh tranh là gì? 7 chiến lược phổ biến trong Marketing
Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về tổ chức cũng như nhìn nhận được đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, đưa ra quyết định phát triển thương hiệu một cách hiệu quả hơn
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp