Ngành truyền thông là gì? 10 công việc hot, lương cao ngành truyền thông

Thủy Nguyễn 12/04/2024

Trước thời đại internet và mạng xã hội hiện nay, ngành truyền thông được xem là một trong những ngành cực HOT với nhiều cơ hội công nghệ. Bài viết hôm nay Bizfly sẽ chia sẻ chi tiết về ngành nghề truyền thông và chia sẻ về top 10 các công việc cực hấp dẫn của ngành này, mời bạn cùng đón đọc.

Ngành truyền thông là gì? 

Ngành truyền thông là lĩnh vực chuyên về việc chuyển đạt thông tin từ một bên sang bên khác thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, Internet và điện thoại di động. 

Ngành truyền thông – lĩnh vực về truyền tải thông tin
Ngành truyền thông – lĩnh vực về truyền tải thông tin

Trong thời đại hiện nay, vai trò của ngành này ngày càng trở nên quan trọng trong việc liên kết cá nhân, tổ chức và quốc gia với nhau. Đã trở thành một ngành công nghiệp quy mô lớn và phát triển, nó bao gồm nhiều lĩnh vực như truyền thông đại chúng, quảng cáo, công nghệ truyền thông và truyền thông xã hội.

Ngành truyền thông đào tạo gì? 

Sinh viên trong ngành truyền thông sẽ tiếp cận một loạt kiến thức và kỹ năng bao gồm: 

  • Các lý thuyết cơ bản về truyền thông như: khái niệm, nguyên lý và quy trình truyền thông, các phương pháp đánh giá hiệu quả chiến lược truyền thông...
  • Kiến thức về truyền thông kỹ thuật số...
  • Kiến thức về quản trị truyền thông: quy trình quản lý truyền thông, quản lý tài nguyên và ngân sách...
  • Kỹ năng viết và biên tập các tài liệu truyền thông. 
  • Kỹ năng làm việc với công cụ truyền thông.
  • Kỹ năng quản lý dự án và làm việc nhóm. 
Đa dạng các kiến thức và kỹ năng về truyền thông đều được đào tạo
Đa dạng các kiến thức và kỹ năng về truyền thông đều được đào tạo

Những lợi ích khi làm việc trong ngành truyền thông 

Làm việc trong ngành truyền thông mang lại nhiều lợi ích đa dạng, phản ánh tính chất đa ngành và sự phát triển không ngừng của lĩnh vực này. Dưới đây là một số lợi ích khi bạn chọn làm việc trong ngành truyền thông:

  • Sự đa dạng công việc: ngành truyền thông bao gồm nhiều lĩnh vực như quảng cáo, quan hệ công chúng, báo chí, sản xuất truyền hình và phim, truyền thông kỹ thuật số, và nhiều hơn nữa. Điều này mở ra cơ hội cho bạn khám phá và tìm kiếm công việc phù hợp với sở thích và kỹ năng của mình.
  • Sự sáng tạo: làm việc trong ngành truyền thông cho phép bạn thể hiện sự sáng tạo của mình, dù là trong việc viết lách, thiết kế, sản xuất nội dung, hay xây dựng chiến lược truyền thông. Sự sáng tạo không chỉ giúp công việc của bạn trở nên thú vị hơn mà còn tạo ra giá trị cho xã hội.
  • Cơ hội học hỏi và phát triển: ngành truyền thông luôn thay đổi và phát triển, từ công nghệ mới đến cách thức tiếp cận khán giả. Làm việc trong ngành này đòi hỏi bạn phải liên tục học hỏi và thích ứng, giúp phát triển bản thân và kỹ năng chuyên môn.
  • Tác động đến xã hội: truyền thông có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức và hành vi của công chúng. Làm việc trong lĩnh vực này, bạn có cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực, nâng cao nhận thức về các vấn đề quan trọng và thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội.
  • Cơ hội du lịch và làm việc quốc tế: nhiều vị trí trong ngành truyền thông, đặc biệt là trong quảng cáo, quan hệ công chúng, và báo chí, cung cấp cơ hội cho công tác và làm việc với các đối tác quốc tế. Điều này mở ra cơ hội để khám phá văn hóa mới và mở rộng quan điểm cá nhân.
Làm việc trong ngành truyền thông có nhiều lựa chọn công việc
Làm việc trong ngành truyền thông có nhiều lựa chọn công việc

Tố chất cần có khi làm trong ngành truyền thông 

Để thành công trong ngành truyền thông, bạn cần những tố chất sau: 

  • Nghiêm túc và tập trung để truyền tải thông điệp một cách chính xác. 
  • Thấu hiểu khách hàng để tạo ra nội dung phù hợp và hấp dẫn. 
  • Sáng tạo và nhạy bén để tạo ra các ý tưởng thu hút và "viral". 
  • Khả năng quản lý công việc để tổ chức chiến dịch truyền thông một cách hiệu quả. 
  • Kỹ năng viết lách chuyên nghiệp để sản xuất nội dung chất lượng. 
  • Nền tảng kiến thức chuyên môn về PR, quảng cáo và truyền thông đa phương tiện. 
  • Kỹ năng đa nhiệm và làm việc nhóm để tương tác một cách hiệu quả trong môi trường làm việc đa dạng của ngành này.
Làm việc trong ngành nghề truyền thông cần có những tố chất nhất định
Làm việc trong ngành nghề truyền thông cần có những tố chất nhất định

Những công việc hot, lương cao ngành truyền thông

Một câu hỏi được đặt ra rất nhiều trước khi quyết định theo học ngành học truyền thông chính là có thể làm công việc gì sau khi tốt nghiệp. Dưới đây top 10 các công việc HOT nhất trong ngành truyền thông bạn có thể tham khảo:

Phóng viên

Với công việc này, bạn sẽ làm phóng viên, thực hiện phỏng vấn, viết bài, chụp ảnh và làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau để thu thập thông tin. Để trở thành phóng viên, bạn cần kiến thức vững chắc về truyền thông và phải cập nhật thông tin đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, bạn cần có khả năng viết lách nhanh và tư duy nhạy bén khi tiếp xúc với các vấn đề.    

Phóng viên – công việc cực HOT của ngành nghề truyền thông
Phóng viên – công việc cực HOT của ngành nghề truyền thông

Biên tập

Biên tập viên có quan hệ mật thiết với phóng viên và thường làm việc tại tòa soạn hoặc đài truyền hình. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng họ chỉ chịu trách nhiệm chỉnh sửa và biên tập nội dung, nhưng thực tế, họ còn phải kiểm tra nguồn thông tin, đề xuất ý tưởng và hợp tác với phóng viên.

Dẫn chương trình

MC là người dẫn dắt chương trình và tạo sự cuốn hút cho khán giả tham gia. Họ kết nối khán giả với các hoạt động và sự kiện trong chương trình. Công việc này đang rất hot trong lĩnh vực ngành truyền thông và sự kiện, với mức thu nhập hấp dẫn, có thể làm tại các đài truyền hình, tổ chức hoặc tự do.

Xuất bản phim

Tên tiếp theo trong danh sách top 10 công việc HOT nhất trong ngành truyền thông là nhà sản xuất phim. Trong vai trò này, bạn sẽ thực hiện TVC quảng cáo, đồ họa Infographic, MV quảng cáo, phim tài liệu... để quảng bá cho cá nhân và tổ chức. Đây là công việc phù hợp với những người hiểu biết về truyền thông và có kỹ năng quay, dựng phim ảnh.

Công việc xuất bản phim
Công việc xuất bản phim

Chuyên viên PR

Chuyên viên PR đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và báo chí, truyền thông. Họ xây dựng thương hiệu, cải thiện quan hệ với khách hàng thông qua giao tiếp trực tiếp với báo chí và truyền thông. Công việc này có thể làm ở các tổ chức của chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. 

Yêu cầu của công việc này bao gồm kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống linh hoạt, kiến thức về truyền thông, viết lách, quản lý thời gian và làm việc nhóm.

Chuyên viên Marketing

Với bằng cấp ngành truyền thông, bạn có thể chuyển sang lĩnh vực Marketing. Bằng việc hiểu rõ về truyền thông, bạn có nền tảng để làm quen với công việc mới. Trong Marketing, bạn sẽ nghiên cứu thị trường và đối thủ để đề xuất chiến lược tiếp thị và truyền thông cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Để thành công, cần tư duy logic, sáng tạo và hiểu rõ tâm lý khách hàng.

Tư vấn truyền thông

Tư vấn truyền thông là công việc dành cho những người đam mê nghiên cứu và hiểu biết về xã hội và truyền thông. Công việc này chính là tư vấn cho doanh nghiệp về cách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả nhất. Để thành công, cần phải có kỹ năng thu thập và phân tích thông tin đa dạng, cùng khả năng trình bày rõ ràng để giải thích kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp.

Làm tư vấn về truyền thông
Làm tư vấn về truyền thông

Chuyên viên PR Planer

Công việc này chính là nghiên cứu thị trường và đối thủ để lập kế hoạch truyền thông cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Có thể làm việc tại phòng marketing hoặc PR của doanh nghiệp hoặc trong các Agency quảng cáo. Để thành công, cần kiến thức về truyền thông và kinh nghiệm lên kế hoạch truyền thông. Đồng thời, cần phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc dưới áp lực.

Chuyên viên về tổ chức các sự kiện

Nếu bạn thích công việc sôi động và di chuyển thường xuyên, thì đây là lựa chọn phù hợp. Bạn sẽ lập kế hoạch, dự kiến ngân sách và nhân sự, giám sát việc tổ chức sự kiện. Để thành công trong công việc ngành truyền thông này, bạn cần có kiến thức về truyền thông và kỹ năng quản lý ngân sách, rủi ro và xử lý tình huống linh hoạt. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và sáng tạo cũng rất quan trọng.

Giảng viên truyền thông

Công việc này phù hợp với những người đam mê nghiên cứu và muốn hiểu sâu về truyền thông. Bạn cũng sẽ có cơ hội giảng dạy cho sinh viên ở các trường đào tạo. Để trở thành giảng viên truyền thông, cần kiến thức sâu rộng và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Cần cập nhật kiến thức và xu hướng mới để mang lại những bài học hữu ích nhất cho sinh viên.

Giảng viên đại học về lĩnh vực truyền thông
Giảng viên đại học về lĩnh vực truyền thông

Có thể thấy, ngành truyền thông có rất nhiều công việc cực hot đáp ứng mọi sở thích. Để có thể nâng cao những cơ hội việc làm, việc học và tiếp thu kiến thức, kỹ năng là điều không thể thiếu. Hy vọng với những chia sẻ của Bizfly bạn sẽ hiểu hơn về ngành này cũng như có dự định tốt hơn cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly