POP và POD trong chiến lược định vị thương hiệu: Tất tần tật về Point of Parity và Point of Difference

Thủy Nguyễn 16/05/2024

POP và POD (viết tắt của Point of Parity và Point of Difference) được sử dụng nhiều trong chiến lược định vị thương hiệu. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này và áp dụng vào chiến lược kinh doanh, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng Bizfly.

POP và POD là gì?

POP – Points of Parity

Points of Parity (POP) là những đặc điểm, tính năng hoặc lợi ích cần có để đáp ứng các mong đợi cơ bản của khách hàng trong một lĩnh vực cạnh tranh cụ thể. POP đại diện cho các yếu tố cơ bản mà một thương hiệu cần có để được thị trường chấp nhận.

Các điểm tương đồng giữa thương hiệu trong cùng một phân khúc thị trường có thể là những yếu tố chung của POP. Mặc dù POP của một thương hiệu có thể tương tự như các thương hiệu khác, nhưng nó là yếu tố cần thiết để người tiêu dùng tin rằng thương hiệu đó có thể so sánh với thương hiệu khác hay không. Nó cũng đại diện cho những điểm tương đồng giữa các thương hiệu trong cùng một phân khúc thị trường.

POP được phân loại cụ thể như sau:

  • Category Points of Parity

Category Points of Parity (CPOP) là yếu tố cần có để thương hiệu nằm trong một danh mục nhất định. Điều quan trọng là trả lời câu hỏi: "Khách hàng mong đợi gì với dòng sản phẩm trong lĩnh vực này của thương hiệu?" Ví dụ, một ngân hàng sẽ không tồn tại nếu không cung cấp dịch vụ rút tiền hoặc một quán cà phê sẽ không có nước uống để bán.

Ngoài ra, cũng có những Category Points of Parity không dễ nhận thấy, mà cần phải nghiên cứu thị trường. Ví dụ, một số nhà sản xuất ô tô Đức ban đầu không muốn thêm giá đựng cốc. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này lại là điều cần thiết đối với nhiều người khiến họ buộc phải thêm tính năng này vào.

  • Competitive Points of Parity

Competitive Points of Parity (CPOP) là những yếu tố cạnh tranh cần có để thương hiệu được coi là tương đương với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Đây là những đặc điểm, tính năng hoặc lợi ích mà khách hàng mong đợi từ tất cả các thương hiệu trong một ngành công nghiệp nhất định.

CPOP đại diện cho những yếu tố cốt lõi mà thương hiệu phải đáp ứng để không bị tụt lại so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này đảm bảo rằng thương hiệu đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản và không bị khách hàng từ chối.

Ví dụ, trong ngành công nghệ điện thoại di động, một CPOP quan trọng là có khả năng kết nối internet ổn định và tốc độ cao. Đây là yếu tố mà tất cả các thương hiệu trong ngành này cần đáp ứng để không bị khách hàng coi là kém cạnh tranh.

POP
POP là yếu tố cơ bản mà một thương hiệu cần có để được thị trường chấp nhận

POD – Point of Difference

POD (Point of Difference) là những yếu tố khác biệt mà thương hiệu cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực. Điều này tạo ra sự độc đáo cho thương hiệu, giúp thu hút sự chú ý và tạo lợi thế cạnh tranh.

POD có thể là những đặc điểm độc nhất, tính năng đặc biệt, giá trị sáng tạo hoặc lợi ích độc đáo mà chỉ riêng thương hiệu đó mang lại cho khách hàng. Đây là những điểm mạnh mà thương hiệu khác không thể sao chép.

Ví dụ, trong ngành công nghệ thông tin, một POD của một thương hiệu máy tính có thể là thiết kế độc đáo, công nghệ tiên tiến, hoặc trải nghiệm người dùng đặc biệt. 

POD cần được xác định bằng chiến lược và phù hợp với giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nó giúp thương hiệu xây dựng một vị thế trên thị trường đồng thời tạo sự ưu việt so với các đối thủ trong lòng khách hàng.

CÓ 3 loại POD phổ biến, bao gồm:

  • Vertical Differentiation – Khác biệt theo chiều dọc

Là khi khách hàng sử dụng sản phẩm dựa trên sự khác biệt có thể đo lường bằng giá cả và chất lượng.

  • Horizontal Differentiation – Khác biệt theo chiều ngang

Là khi khách hàng lựa chọn sản phẩm hoàn toàn dựa trên sở thích cá nhân. Điều này xảy đến với các sản phẩm có chất lượng và giá tương đương.

  • Mixed Differentiation – Khác biệt kết hợp

Kết hợp của cả 2 phân loại trên. Yếu tố này thường xảy ra khi sản phẩm có giá cao hoặc cấu tạo phức tạp.

Point of Difference
POD (Point of Difference) là những yếu tố khác biệt mà thương hiệu cung cấp

Vai trò của POP và POD trong chiến lược định vị thương hiệu

POP và POD giúp thương hiệu xác định vị trí cạnh tranh của mình trong thị trường. POP đảm bảo rằng thương hiệu đáp ứng các yêu cầu cơ bản so với đối thủ. POD tạo ra sự khác biệt, giúp thương hiệu nổi bật so với đối thủ. Kết hợp cả hai, thương hiệu có thể xác định một vị trí độc đáo và hấp dẫn trong tâm trí khách hàng.

Mặt khác, POD còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra giá trị khác biệt mà không có trong các sản phẩm của đối thủ. Khi thương hiệu có POD mạnh, nó có thể thu hút và giữ chân khách hàng, tạo ra một môi trường cạnh tranh có lợi cho thương hiệu.

Bên cạnh đó, POP đảm bảo rằng thương hiệu đáp ứng các yêu cầu cơ bản để khách hàng tin tưởng lựa chọn. Khi thương hiệu có thể đáp ứng cả POP và POD, nó xây dựng được lòng trung thành của khách hàng mục tiêu. Khách hàng cảm thấy thương hiệu nên được chọn lựa nó vì những giá trị vượt mong đợi mà nó mang lại.

Cách xác định POP và POD  hiệu quả cho doanh nghiệp

Để xác định POP và POD hiệu quả cho thương hiệu, cần thực hiện những bước sau:

  • Nghiên cứu thị trường và khách hàng

Thương hiệu cần tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu. Bao gồm các hoạt động như khảo sát, phỏng vấn khách hàng, nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ….

  • Xác định yếu tố cơ bản

Xác định những yếu tố cơ bản mà khách hàng mong đợi từ một sản phẩm là việc làm cần thiết với bất kì doanh nghiệp nào. Điều này liên quan đến việc định rõ các tiêu chí, tính năng, lợi ích mà khách hàng coi là tất yếu và không thể thiếu.

  • Phân tích điểm mạnh

Cần đánh giá các điểm mạnh của mình và tìm ra những khía cạnh khác biệt mà không có ở đối thủ. Doanh nghiệp cần phân tích dựa trên tính năng sản phẩm, công nghệ, trải nghiệm khách hàng, giá trị thương hiệu, vị trí trong tâm trí khách hàng.

  • Xác định POP và POD

Dựa trên các thông tin nghiên cứu và phân tích, thương hiệu cần xác định POP và POD mà nó muốn tạo ra. 

  • Xây dựng chiến lược cốt lõi cho thương hiệu

Dựa trên POP và POD, thương hiệu cần xây dựng chiến lược cốt lõi để đảm bảo sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 

  • Kiểm tra và điều chỉnh

Khảo sát khách hàng, phân tích thị trường, đo lường sự nhận diện thương hiệu… là những việc doanh nghiệp cần thực hiện. Dựa trên kết quả thu được, thương hiệu có thể điều chỉnh chiến lược để đạt được hiệu quả kinh doanh.

Cách xác định POP và POD
Tiến hành xác định POP và POD rất quan trọng

Phân biệt POP và POD

POP

POD

Là những đặc điểm tương đương giữa các thương hiệu cạnh tranh, yếu tố mà khách hàng mong đợi và coi là tất yếu.

Đáp ứng các chức năng cơ bản mà khách hàng mong đợi từ sản phẩm. 

Bao gồm những đặc điểm độc đáo và khác biệt mà chỉ có trong thương hiệu cụ thể. 

Tạo ra giá trị độc đáo và đặc biệt mà không có trong các sản phẩm của đối thủ.  

Chiến lược POP  đảm bảo thương hiệu có thể tham gia vào thị trường cạnh tranh.

Giúp thương hiệu nổi bật, tạo ra giá trị độc nhất và thu hút khách hàng.                                                              

Ổn định và ít biến đổi, là những yếu tố cơ bản không nên thay đổi quá nhiều.

Có thể thay đổi theo thời gian để duy trì sự độc đáo.

Là yếu tố cơ bản nhưng không nhất thiết quyết định quyết định mua. 

Có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua.

Đòi hỏi ít chi phí

Chi phí cao

Liên quan đến mục tiêu ngắn hạn

Được xem xét với tầm nhìn dài hạn

Liên quan chặt chẽ đến yêu cầu của thị trường tổng thể

Thường được thiết kế để thu hút một phân khúc thị trường nhất định

Yếu tố quan trọng để xây dựng sự tin cậy.

Tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng

Không gây ảnh hưởng lớn đến giá.

Có thể tăng giá trị và giá bán

Không tạo ra sự kết nối sâu sắc

Tạo ra kết nối mạnh mẽ với khách hàng

Là những yếu tố cơ bản, có thể bị thay đổi nhanh chóng bởi các đối thủ khác

Đặc tính độc đáo có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài

Đơn giản và dễ hiểu

Cần một chiến lược truyền thông mạnh mẽ để làm nổi bật

Không liên quan nhiều đến  phong cách thương hiệu

Liên quan mạnh mẽ đến  phong cách thương hiệu

Việc xác định POP và POD hiệu quả đòi hỏi thương hiệu tiến hành nghiên cứu, phân tích và xây dựng chiến lược một cách kĩ càng. Hy vọng những thông tin mà Bizfly cung cấp sẽ hỗ trợ cho quá trình lan toả thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly