Thuật ngữ quản lý kinh doanh chắc hẳn không còn xa lạ đối với các bạn sinh viên cũng như dân văn phòng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ yêu cầu và công việc cụ thể của vị trí này. Trong bài viết sau, Bizfly sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn những yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm công việc quản lý.
Quản lý kinh doanh là gì?
Quản lý kinh doanh là vị trí then chốt có nhiệm vụ giám sát toàn bộ nhân viên kinh doanh và hoạt động kinh doanh trong công ty. Họ là người có khả năng làm việc trong mọi lĩnh vực như: sản xuất, phân phối hoặc quản lý tại cửa hàng. Cụ thể, người quản lý sẽ chỉ đạo và hướng dẫn đội ngũ nhân viên làm việc để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và doanh số cho toàn thể công ty. Trong một số công ty, quản lý chính là người quyết định chỉ tiêu doanh thu cho từng bộ phận hoặc nhân viên theo tháng, quý, năm.
Người quản lý có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh trong công ty
Sự khác nhau giữa quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh
Dưới đây, Bizfly sẽ chỉ ra những điểm khác biệt giữa 2 thuật ngữ quản lý và quản trị kinh doanh để mọi người đưa ra được định hướng nghề nghiệp sáng suốt nhất:
- Quản trị kinh doanh là người quản lý tất cả các hoạt động trong tổ chức; còn người quản lý chỉ quản lý đội nhóm hoặc phòng kinh doanh.
- Chương trình đào tạo quản lý thường hướng đến kiến thức và bức tranh kinh tế lớn; còn quản trị kinh doanh lại đào tạo hầu hết các kiến thức của đa mảng như: tài chính, kế toán, quản trị nhân lực, thống kê, marketing,...
- Công việc của quản trị là đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn còn quản lý kinh doanh hướng đến tầm nhìn, lập kế hoạch doanh số và giao tiếp với khách hàng.
- Hướng đào tạo quản trị có thể tập trung vào một lĩnh vực hoặc ngành nghề riêng biệt; còn quản lý thường được đào tạo để người học nắm rõ tổng quan về thị trường kinh doanh mà không cần tập trung vào chi tiết cụ thể.
- Vị trí quản lý cần có kỹ năng lãnh đạo và nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu của đội nhóm để thúc đẩy kinh doanh. Còn quản trị kinh doanh thường hướng đến hoạt động, mục tiêu chiến lược dài hạn và các khía cạnh kỹ thuật như: lập kế hoạch hay thực hiện.
Quản trị là người dẫn dắt doanh nghiệp vận hành trơn tru còn quản lý là người hoạch định chiến lược về doanh số
Công việc của một nhà quản lý kinh doanh
Một nhà quản lý cần tham gia và thực hiện những công việc kinh doanh nào của doanh nghiệp?
- Xác định mục tiêu và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp
- Nghiên cứu thị trường và xác định những cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp hoặc đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
- Quản lý tiến độ nhiệm vụ và doanh thu của nhân viên hoặc phòng kinh doanh
- Quản lý kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo để nâng cao kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Từ đó, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trở nên trơn tru hơn
- Làm việc với lãnh đạo để xác định hướng phát triển sản phẩm
- Bồi dưỡng, đề xuất khen thưởng, kỷ luật hoặc chế độ cho nhân viên cấp dưới.
- Lập kế hoạch và triển khai các cuộc họp để phân bổ nhiệm công việc cho nhân viên của mình.
- Vị trí quản lý kinh doanh còn có quyền hạn yêu cầu bộ phận khác hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ và hiệu suất công việc khi cần.
- Lập báo cáo kinh doanh theo tuần, tháng hoặc quý và gửi lên cấp trên nhằm đánh giá hiệu quả doanh số để có những điều chỉnh kịp thời.
- An ủi, giúp đỡ và động viên nhân viên cấp dưới để họ điều chỉnh tinh thần, vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Đề xuất thay đổi hoặc điều chỉnh các chiến lược và dự án trong phạm vi cần thiết.
- Người quản lý sẽ chịu trách nhiệm làm rõ và xử lý các sự cố phát sinh về sản phẩm hoặc chính sách khách hàng
- Hoàn thành một số công việc khác dưới sự phân công của lãnh đạo cấp cao.
Nhà quản lý có nhiệm vụ hoạch định chỉ tiêu và hướng dẫn cấp dưới thực hiện
Những yêu cầu để trở thành nhà quản lý kinh doanh
Để trở thành một nhà quản lý tài ba, mỗi người cần chuẩn bị cho bản thân những yếu tố dưới đây:
- Bằng cấp: Bằng tốt nghiệp ngành bán hàng, marketing, quản trị kinh doanh,... và một số ngành khác.
- Kinh nghiệm: Phần đa các doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải có ít nhất từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
- Ngoại ngữ: Thành thạo ngôn ngữ Anh và khả năng nghe - nói - đọc - viết cần ở trình độ B trở lên.
- Tin học văn phòng: Ứng viên cần sử dụng thành thạo các thao tác và ứng dụng tin học văn phòng như: Word, Excel, Powerpoint,...
- Kỹ năng: Một số kỹ năng mà các nhà quản lý kinh doanh tương lai cần chuẩn bị bao gồm: Kỹ năng giao tiếp (giao tiếp và ứng xử khéo léo khi gặp gỡ khách hàng, lãnh đạo để tạo sự uy tín); khả năng lãnh đạo (nhằm định hướng và thúc đẩy tập thể xây dựng khối lao động đoàn kết vì mục tiêu chung); kỹ năng đàm phán (thuyết phục và đàm phán khéo léo để bán được hàng hoặc ký được hợp đồng); hoạch định chiến lược (xây dựng chiến lược bán hàng & marketing, dự đoán xu hướng kinh doanh để đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp nhất); kỹ năng quản lý chung (nhà quản lý giỏi cần quản lý tốt tài chính, nhân lực và công nghệ - kỹ thuật để nâng cao lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh).
- Ngoài ra, còn một vài kỹ năng khác mà vị trí quản lý kinh doanh cần phải có như: truyền đạt tốt, lên thời gian biểu công việc logic, kỹ năng phân tích vấn đề và quyết định dứt khoát, kỹ năng văn phòng,... Một số doanh nghiệp cũng yêu cầu ứng viên phải hiểu biết về thị trường, sản phẩm và dịch vụ của họ.
Hy vọng, những thông tin và kiến thức về quản lý kinh doanh mà Bizfly chia sẻ ở phía trên sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn về công việc của bộ phận này. Hãy trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức để trở thành lựa chọn lý tưởng của các công ty, doanh nghiệp trong tương lai.