Phương pháp quản lý tài chính cá nhân và những sai lầm hay mắc phải

Thủy Nguyễn 26/05/2022

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng được các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên khuyên là mỗi người nên tự trang bị kiến thức và kinh nghiệm. Để giúp bạn nắm vững phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, Bizfly chia sẻ bài viết sau về tầm quan trọng, quy tắc, phương pháp và một số sai lầm thường gặp mà mọi người hay mắc phải.

Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân là toàn bộ các khoản chi tiêu liên quan đến khả năng thanh khoản (mà ở đây là tiền) cho cá nhân và gia đình bao gồm các khoản thu nhập, tiết kiệm, chi tiêu hay đầu tư… Quản lý tài chính cá nhân hiểu đơn giản là việc mà con người áp dụng nguyên tắc tài chính để quản lý và sử dụng tiền của mình làm sao để đạt hiệu quả nhất tránh gặp phải tình trạng rủi ro xảy ra không đáng có trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân

Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân

Đọc thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đơn giản cho người mới bắt đầu

Các chuyên gia về kinh tế khẳng định, việc quản lý tốt tài chính của cá nhân sẽ mang đến những giá trị như sau:

  • Nắm rõ dòng tiền của mình: Khi quản lý tài chính cá nhân tốt, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ nét nhất về dòng tiền cũng như tình hình tài chính của bản thân mình.
  • Đảm bảo cân bằng tài chính: Bên cạnh các khoản thu nhập hàng tháng thì chúng ta cũng cần phải chi tiêu cho các dịp lễ, bạn bè hay người thân…Bởi vậy việc nắm bắt rõ chi tiêu sẽ giúp cân đối các khoản thu chi sao cho hợp lý.
  • Lập mục tiêu tài chính cá nhân dễ dàng: Khi đã am hiểu về cách quản lý tài chính cá nhân, chúng ta sẽ lên các kế hoạch, mục tiêu tài chính cho tương lai. Ví dụ như mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính…
  • Hạn chế các khoản nợ vay: Việc không kiểm soát các khoản nợ vay hợp lý chính là nguyên nhân chính gây ra các rủi ro về tài chính. Vì vậy, mọi người cần nắm bắt và kiểm soát kỹ khoản chi tiêu này.
  • Quản lý rủi ro: Việc thiết lập một khoản dự phòng khi quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát, chủ động trong một số trường hợp xảy ra. Ví dụ như tai nạn, người thân bị bệnh, hiếu hỷ…

Các quy tắc quản lý tài chính cá nhân

Để có thể quản lý tài chính cá nhân mà một cách hiệu quả không thể thiếu đến tính nguyên tắc. Việc sống và làm việc theo nguyên tắc sẽ giúp mọi người dễ dàng trong việc thực hiện công tác quản lý tài chính của bản thân mình. Sau đây là một số nguyên tắc mà mọi người cần nắm bắt khi quản lý tài chính cá nhân của mình.

Các quy tắc quản lý tài chính cá nhân

Các quy tắc quản lý tài chính cá nhân

Xác định nguồn thu chi

Hãy liệt kê chi tiết toàn bộ các khoản thu chi của bản thân mình theo định kỳ. Điều này giúp mọi người dễ dàng tính toán và phân chia các khoản thu chi hợp lý hơn.

Kiểm soát các loại thẻ tín dụng

Sử dụng thẻ tín dụng giúp con người dễ dàng thanh toán trong các hoạt động mua sắm mà không phải lo khi thiếu tiền mặt. Tuy nhiên nếu không kiểm soát hoạt động chi tiêu qua thẻ tín dụng, mọi người rất dễ “sa đà” vào các hoạt động mua sắm của mình.

Đầu tư với khoản tiền nhàn rỗi

Việc xây dựng khoản tiền dự phòng bên cạnh việc tiết kiệm cho các trường hợp không may xảy ra thì đây còn là cơ sở để mọi người có thể mang đi đầu tư sinh lời. Mọi người cần tìm hiểu kỹ về kiến thức tài chính và các kênh đầu tư để có phương án triển khai an toàn và phù hợp.

Tuân thủ và kiên nhẫn

Bất kỳ một phương pháp quản lý tài chính cá nhân nào nếu không có sự tuân thủ, chấp hành nghiêm túc thì không thể thực hiện thành công. Bên cạnh đó, sự kiên nhẫn cũng là cách để giúp mọi người quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp để giúp mọi người quản lý tình hình chi tiêu của mình một cách hiệu quả, Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn đọc 2 phương pháp quản lý tài chính cơ bản và phổ biến nhất được nhiều người sử dụng.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Phương pháp quản lý tài chính 50/30/20

Đây là phương pháp quản lý tài chính phân chia khoản thu nhập và chi tiêu ra thành 3 phần: 50% cho chi tiêu thiết yếu, 30% cho chi phí linh hoạt và 20% cho tiền tích lũy, trong đó:

  • 50% cho các khoản chi tiêu thiết yếu: Đây là khoản chi tiêu cho những khoản thiết yếu và cố định trong cuộc sống ví dụ như là tiền thuê nhà, tiền ăn, điện nước hàng tháng, xăng xe…
  • 30% cho các khoản chi phí linh hoạt: Đây là khoản chi phí mà mọi người sử dụng linh hoạt hàng tháng hay phát sinh ví dụ như mua sắm quần áo, đồ dùng, giải trí, hiếu hỷ…Nếu có thể hãy hạn chế khoản chi tiêu này để giảm bớt chi phí mua sắm không đáng có.
  • 20% cho tiền tích lũy, đầu tư: Đây là khoản mà bạn bỏ ra để dự phòng các trường hợp xấu xảy ra hay để dành ra đầu tư tài chính. Đầu tiên có thể cân nhắc để ra khoảng 10-15% tổng thu nhập sau đó tăng dần lên theo nhu cầu.

Phương pháp quản lý 6 cái lọ

Cũng giống như phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20, phương pháp 6 cái lọ cũng sẽ phân chia khoản thu nhập của mọi người ra thành 6 chiếc lọ chi tiêu như sau: Lọ 1 (55%) cho chi tiêu thiết yếu, lọ 2 (10%) cho khoản tiết kiệm dài hạn, lọ 3 (10%) cho các khoản giáo dục, lọ 4 (10%) cho việc hưởng thụ, Lọ 5 (10%) cho các quỹ đầu tư tài chính, lọ 6 (5%) cho các khoản từ thiện.

Sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân

Sau đây là một số sai lầm thường thấy mà rất nhiều người mắc phải trong quá trình quản lý tài chính cá nhân.

Sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân

Sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân

Không có sự theo dõi, giám sát

Việc theo dõi và giám sát tình hình thu chi diễn ra hàng ngày là vô cùng quan trọng giúp tạo nên một bức tranh toàn cảnh về tình hình thu nhập và chi tiêu. Nếu không theo dõi một cách chặt chẽ, chúng ta rất dễ bị vượt mức chi tiêu từ đó khiến cho việc quản lý tài chính gặp khó khăn hơn.

Chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất

Chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất sẽ khiến cho quá trình quản lý tài chính gặp rất nhiều rủi ro. Trong trường hợp xảy ra sự cố mà khoản thu nhập duy nhất của chúng ta lại không còn nữa thì rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, chật vật. Vì vậy mọi người cần phải tạo ra nhiều khoản thu nhập cho mình.

Chi tiêu không có kế hoạch

Rất nhiều người gặp phải trường hợp thu nhập kiếm được rất nhiều tuy nhiên lại không biết cách kiểm soát việc chi tiêu của mình dẫn đến tình trạng “tiền đi đâu không biết”. Chính vì lý do chi tiêu không có kế hoạch, kiểm soát khiến cho ngân sách chi tiêu cá nhân càng ngày càng bị thâm hụt. Để điều này không diễn ra thì mọi người cần tạo ra kế hoạch chi tiêu của mình theo tháng và hạn chế những khoản chi tiêu không cần thiết.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tầm quan trọng cũng như cách để bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để không bị rơi vào tình trạng chi tiêu vượt quá nguồn thu nhập đạt được. Với kiến thức này bạn sẽ biết cách để quản lý được tình hình chi tiêu của mình để làm sao phù hợp với mức sống và nhu cầu của mình.

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly