10+ cách tạo động lực cho nhân viên giúp gia tăng năng suất

Thủy Nguyễn 21/11/2021

Không thể phủ nhận động lực của nhân viên chính là chìa khóa để doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn và vững bước trên thị trường. Nếu nhân viên mất đi động lực, công ty sẽ bị giảm năng suất, sản lượng suy giảm từ đó không đạt mục tiêu đề ra.

Vì vậy, bài viết hôm nay Bizfly chia sẻ đến bạn đọc 10+ cách tạo động lực cho nhân viên giúp tăng trưởng doanh số hiệu quả nhất.

Tầm quan trọng của việc tạo động lực cho nhân viên

Động lực của nhân viên chính là những yếu tố, năng lượng, động lực hay động cơ nội tại hoặc các yếu tố bên ngoài tác động thúc đẩy cho nhân viên hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả. Tạo động lực cho nhân viên mang ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lý nhân sự và kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhân viên cảm thấy hài lòng, hạnh phúc và có động lực làm việc thì chất lượng của công việc sẽ được đảm bảo ở mức tốt nhất.

Đối với doanh nghiệp, việc tạo động lực làm việc cho nhân viên sẽ mang đến các giá trị sau:

  • Tạo năng suất lao động: Nhân viên có động lực sẽ làm việc một cách chăm chỉ, nỗ lực và đạt kết quả tốt hơn. Điều này sẽ tác động làm nâng cao năng suất lao động của cả một tổ chức.
  • Giữ chân nhân viên: Khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của mình, khả năng để họ chuyển đổi công việc là rất thấp. Điều này giúp doanh nghiệp giữ chân người tài và giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới đáng kể. Với những nhân sự nòng cốt, doanh nghiệp nào cũng mong muốn giữ chân họ ở lại lâu dài hơn.
  • Nâng cao trách nhiệm và sự sáng tạo: Động lực giúp cho nhân viên cảm thấy tự tin hơn đối với các công việc được giap. Họ có xu hướng tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các phương án mới sáng tạo hơn từ đó giảm thiểu thời gian triển khai công việc.
  • Gia tăng tinh thần đồng đội: Việc tạo động lực cho nhân viên giúp cho tinh thần đồng đội giữa các bộ phận trở nên gắn kết hơn. Khi nhân viên hiểu được giá trị trong công việc của đồng nghiệp, họ có thể hợp tác và làm việc nhóm tốt hơn.
  • Nâng cao hình ảnh của tổ chức: Một doanh nghiệp có nhân viên chăm chỉ, đoàn kết và mang lại giá trị sẽ khiến cho hình ảnh của doanh nghiệp đó được nổi bật hơn trên thị trường.

Tạo động lực cho nhân viên mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Tạo động lực cho nhân viên mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên

Động lực của nhân viên không phải tự nhiên có mà nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Bao gồm các nhân tố sau đây:

Chế độ Khen thưởng

Không có gì có thể tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc của nhân viên bằng sự công nhận của lãnh đạo và đi kèm với nó là phần thưởng xứng đáng. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng và kết quả công việc của mình được công nhận, họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một tác động nào khác và sẽ cống hiến hết mình vì mục tiêu chung của tổ chức.

Môi trường làm việc

Nhân viên sẽ có động lực để phát triển công việc khi mà họ ở trong một môi trường làm việc tíc cực và phát triển. Điểm tích cực ở đây được xét đến đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, đồng nghiệp, văn hóa và chính sách của công ty...Đặc biệt với những không gian mở thì nhân viên sẽ càng có thể thoải mái sáng tạo hơn.

Các nhân viên cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường mà nó cho phép họ có thể đưa ra ý kiến, tiếp thu và phản hồi để tạo ra một môi trường chung cho cả tổ chức. Giao tiếp cởi mở và trung thực trong doanh nghiệp sẽ là nền tảng để tạo ra một môi trường làm việc mà ai cũng có thể phát triển được.

Nhà quản trị

Nhà quản trị đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thúc đẩy và phát triển công việc của nhân viên. Theo một số nghiên cứu cho thấy thì cứ 10 nhân viên có 2 người cho rằng hiệu suất của chọ được thúc đẩy mạnh mẽ bằng nhà quản lý của mình. Một nhà lãnh đạo tài giỏi sẽ có kiến thức và phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp, truyền cảm hứng để nhân viên có động lực làm việc ở mức độ cao nhất. 

Động lực làm việc của nhân viên bị ảnh hưởng bới cả yếu tố trong và ngoài

Động lực làm việc của nhân viên bị ảnh hưởng bới cả yếu tố trong và ngoài

Thời gian làm việc

Một công việc có thời gian hợp lý và giúp nhân viên có thời gian hồi phục sẽ tạo ra một động lực không hề nhỏ để tiếp sức cho nhân viên ít khi nghỉ ốm, rời khỏi tổ chức hay sẵn sàng để làm nhiều thời gian hơn. Những nhiên viên có động lực sẽ luôn hết mình vì công việc và công ty tuy nhiên nếu như họ cảm thấy cuộc sống không được cân bằng thì họ sẽ rất dễ bị mất động lực cũng như niềm đam mê trong công việc.

Cơ hội phát triển

Bên cạnh các phúc lợi khác như là tiền lương hay chế độ bảo hiểm thì một yếu tố cũng quan trọng vô cùng tác động đến động lực làm việc của nhân viên đó là cơ hội phát triển trong công việc, cuộc sống. Một doanh nghiệp có thể cho nhân viên của mình một lộ trình thăng tiến trong công việc rõ ràng sẽ có thể giữ chân họ ở lại lâu hơn với daonh nghiệp và thúc đẩy họ cống hiến hết mình với công ty.

Top 10 cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả 

Việc các đối tượng nhân viên kinh doanh mất đi động lực làm việc sẽ gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp không chỉ về thời gian mà còn cả về tiền bạc. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu và nắm rõ 10 cách tạo động lực được Bizfly chia sẻ dưới đây.

1. Giao tiếp và chia sẻ 

Để đảm bảo rằng nhân viên của doanh nghiệp đưa ra được những quyết định tốt nhất trong công việc thì bạn cũng nên chia sẻ cho họ những thông tin mới mẻ nhất có liên quan đến tổ chức của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết sắp xếp và hướng dẫn nhân viên cách nắm bắt những hoạt động mà doanh nghiệp đang thực hiện để tiến tới và đạt được mục tiêu đích cuối cùng.

Giao tiếp và chia sẻ là cách tạo động lực cho nhân viên kinh doanh

Giao tiếp và chia sẻ là cách tạo động lực cho nhân viên kinh doanh 

Bạn có thể đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên thông qua chỉ số KPI và nhận thông báo hàng tháng từ chỉ số này. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tự động hoá quy trình tương tác giữa các phòng ban, giữa các nhân viên trên cùng một nền tảng quản lý hoạt động, quản lý dữ liệu CRM.

Đọc thêm: Cách phân loại KPI và cách xây dựng chỉ số KPI hiệu quả 

Thông qua CRM, mỗi nhân viên có thể nắm bắt được công việc của mình yêu cầu gì, cần làm những gì, những nhiệm vụ nào còn tồn đọng ngay trên các log nhắc nhở công việc như dưới đây. Hệ thống này giúp giảm đến 80% tỷ lệ sai sót, nhầm lẫn, bỏ lỡ công việc của mỗi nhân viên và tăng khả năng tương tác lên gấp 3 lần khi trao đổi các thông tin, chi tiết khách hàng dễ dàng thông qua mỗi bản ghi.

2. Khuyến khích làm việc theo nhóm 

Một cách tạo động lực cho nhân viên được áp dụng hiện nay chính là khuyến khích làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng dự án mà doanh nghiệp đưa ra sẽ được khuyến khích làm việc theo nhóm chứ không phải một nhóm làm việc. Và để hoàn thành điều này một cách tốt nhất thì ngay từ đầu doanh nghiệp nên lập một cuộc họp, giới thiệu các nhân viên với nhau và cung cấp cho họ các quyền tự chủ hoạt động.

3. Đưa ra mô tả công việc và trách nhiệm rõ ràng 

Điều quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện đó là đưa ra cho nhân viên các bản mô tả công việc và trách nhiệm rõ ràng để chắc chắn hơn những kết quả mà bạn mong muốn từ họ. Nếu chỉ đưa ra trách nhiệm của từng vị trí thôi thì thực sự là chưa đủ, bạn cần chỉ rõ các nhiệm vụ và kết quả mà mình mong đợi.

4. Đãi ngộ công bằng, phù hợp với năng lực 

Đãi ngộ công bằng và phù hợp với năng lực chính là cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần trả cho nhân viên một mức lương hợp lý và trả thêm lương cho họ khi họ phải thực hiện các công việc ngoài giờ. Điều này sẽ buộc nhân viên phải nỗ lực để đạt được những yêu cầu và mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra.

Đãi ngộ công bằng, phù hợp với năng lực

Đãi ngộ công bằng, phù hợp với năng lực

5. Ghi nhận kết quả xứng đáng 

Bất kỳ nhân viên nào cũng sẽ có động lực làm việc tốt hơn và luôn nỗ lực hết mình vì công việc khi kết quả công việc mà họ thực hiện được ghi nhận một cách xứng đáng. Nếu kết quả nỗ lực hoàn thành công việc của họ không được công nhận, chắc chắn họ sẽ xuất hiện tâm lý chán nản, tiêu cực và giảm sút năng suất làm việc. Vì vậy, để có thể tránh được những sai phạm này, các nhân viên đồng cấp và người quản lý doanh nghiệp nên ghi nhận và khen thưởng thành tích xứng đáng của đồng nghiệp.

6. Quản lý, phân chia công việc hợp lý 

Để tạo động lực cho nhân viên, các doanh nghiệp nên tiến hành quản lý hiệu suất và phân chia việc làm sao cho hợp lý và tạo ra sự thoải mái cho họ khi tham gia dự án. Khi thực hiện việc quản lý, doanh nghiệp không nên đưa ra cho nhân viên những yêu cầu hoàn thành dự án mà hãy để họ tự chủ trong việc cảm nhận thành công của công việc.

7. Đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên 

Cách tốt nhất để tạo động lực làm việc hiệu quả cho các nhân viên mà các doanh nghiệp nên áp dụng đó là đào tạo và nâng cao trình độ làm việc cho họ. Với những kỹ năng tốt nhất được trang bị, họ sẽ hoàn thành công việc một cách tốt hơn và và gia tăng khả năng thu hút nhân tài ở lại với doanh nghiệp hiệu quả hơn.

8. Phân quyền cho nhân viên 

Thực hiện phân quyền cho nhân viên là cách tốt nhất giúp tạo động lực cho nhân viên hiệu quả mà bạn nên ứng dụng. Bởi khi được phân quyền, các nhân viên của doanh nghiệp sẽ có cơ hội thể hiện kỹ năng và phát huy năng lực của mình. Hơn nữa là nhìn nhận được trách nhiệm của mình đối với công việc được doanh nghiệp giao phó. Tuy nhiên, với cách này, bạn cần phải có niềm tin vào năng lực của nhân viên và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro xảy ra.

Phân quyền tự động là tính năng cơ bản của CRM nhằm giúp mỗi data đều được chăm sóc kĩ lưỡng và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng. Hoạt động phân quyền thường được hệ thống tự động chuyển đến nhân viên theo một rule nhất định: 

Một trong những cách tạo động lực cho nhân viên kinh doanh đó là Phân quyền tự động

Một trong những cách tạo động lực cho nhân viên kinh doanh đó là Phân quyền tự động

Đây là một ví dụ về một quy trình tự động để phân quyền cho nhân viên. Các dữ liệu vào từ các nguồn được ghi nhận về hệ thống và chuyển data đến các sales cụ thể, từ đó tự động gửi các email, sms, tin nhắn phù hợp cho từng khách hàng hoặc kết nối tổng đài để thực hiện các cuộc gọi. 

Tính năng phân quyền cho nhân viên giúp bảo mật dữ liệu và khuyến khích nhân viên kinh doanh tập trung vào việc của mình khi chỉ có thể xem khách hàng mình được phân công chăm sóc, tránh tình trạng nhiều người chăm sóc trùng khách hàng, để lộ data,... 

9. Xây dựng văn hóa công ty chuyên nghiệp 

Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng những quy định và văn hoá công ty khác nhau tuỳ thuộc vào trải nghiệm của các nhân viên kinh  doanh tại tổ chức. Nếu những quy định mà doanh nghiệp đưa ra quá khắt khe sẽ ảnh hưởng rất lớn tới động lực của nhân viên theo hướng tiêu cực thậm chí là khiến họ chán nản. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách sáng tạo và linh hoạt để tạo được động lực tốt nhất cho nhân viên.

Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng và các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

10. Tạo cơ hội để nhân viên phát triển bản thân 

Doanh nghiệp nên tạo ra cơ hội để nhân viên của công ty mình có thể phát triển đầy đủ các kỹ năng và chuyên môn của mình cũng như các kỹ năng mới để họ có thể tự hào về công việc của chính họ. Có rất nhiều cách để cái thiện kỹ năng của nhân viên mà doanh nghiệp có thể áp dụng như cung cấp các chương trình đào tạo,...

Chỉ khi tạo động lực cho nhân viên thì doanh nghiệp mới có thể gia tăng hiệu quả lao động và trải nghiệm của nhân viên để từ đó thúc đẩy họ làm việc hết mình vì những mục tiêu chung mà doanh nghiệp đưa ra. Hy vọng, qua bài viết Bizfly chia sẻ, bạn đã có thể nắm rõ được 10 cách tạo động lực hiệu quả và áp dụng nó một cách tốt nhất để cải thiện năng suất làm việc của nhân viên một cách tốt nhất.

Quản lý đội ngũ bán hàng - Bứt phá doanh thu cùng BizCRM
"Đo lường KPI chính xác 100% - nhanh chóng - đầy đủ - minh bạch"

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly